danh lam th¾ng c¶nh I, Sa Pa 1, Truy tìm nguồn gốc bãi đá cổ Sapa Những bí ẩn về bãi đá cổ nổi tiếng ở Sapa đang có cơ hội hé mở khi lần đầu tiên, toàn bộ hoa văn của hơn 200 viên đá đã được in dập lại và được nghiên cứu theo công nghệ hiện đại. Nhà khoa học người Pháp Phillipe Le Failler và các cộng sự Việt Nam đang gấp rút thực hiện công việc này, trước tình trạng bãi đá cổ Sapa có thể bị biến dạng bởi tác động của thiên nhiên và con người. Tại thung lũng Mường Hoa, với diện tích khoảng 8 km 2 , nơi đây có những bãi đá cổ vốn rất nổi tiếng. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu nét hoa văn đặc biệt trên các viên đá cổ. Phillipe Le Failler - chuyên gia hàng đầu của Viện Viễn đông Bác Cổ, cùng một số cộng sự người Việt Nam đang dập để lấy mẫu hoa văn trên các tảng đá. Dụng cụ là chuối quả, giấy bản, mực in và máy định vị. Viên đá có tên HT4, còn gọi là Hòn đá Bố, nằm trên địa phận xã Hầu Thào, huyện Sapa, là một trong những viên đá cuối cùng Phillipe dập lấy mẫu. Sau 7 tháng làm việc, tính đến nay, nhóm nghiên cứu của Phillipe đã dập được toàn bộ gần 200 viên đá, với tổng cộng 3000 bản dập. Tất cả những bản dập này cũng như những dữ liệu định vị của các viên đá sẽ được nhập vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa văn, làm cơ sở để giải mã về các hoa văn, hình vẽ bí ẩn. Theo Phillipe Le Failler, Viện Viễn đông Bác Cổ: "Công việc nghiên cứu cho những kết luận ban đầu, có thể là một bản đồ, một bài cúng, " Bí ẩn của những hoa văn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Ngay từ năm 1925, giáo sư Pháp Victor Goloubev đã đưa ra những giả thuyết giải thích về các hoa văn này. Những hoa văn lạ, đẹp và nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết và nhiều hình bí ẩn khác. Thế nhưng, bãi đá cổ đang có nguy cơ bị biến dạng. Một số họa tiết bị mờ vì mưa nắng bào mòn. Một số bị biến dạng do chính những hình khắc mới. Mới đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn (Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang), cùng với những hoa văn và cách bài trí bí ẩn. Phillipe Le Failler dự định sẽ tiến hành dập lấy mẫu tiếp những bãi đá này. Và khi công việc hoàn thành, ông sẽ có trong tay hệ thống toàn bộ các mẫu hoa văn của các bãi đá cổ được phát hiện tại Việt Nam. Cùng với việc cập nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, Phillipe tin rằng bí ẩn mà người xưa gửi gắm trên những viên đá này chắc chắn sẽ được giải mã trong tương lai không xa. Tìm hiểu về 12 con Giáp http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/05/3B9E973D/ (VTV.vn) Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật? Người xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi). Thời xa xưa lấy mặt trời làm gốc. "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Gặp hôm trời u ám không thấy mặt trời, thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian. Thập can và Thập nhi chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Ngyên). Lịch can chỉ ở 3 đời Hạ, Thương, Chu (bên Trung Quốc) không giống nhau. Hiện nay dùng lịch pháp đời Hạ, tức lấy tháng Dần làm khởi đầu của năm. Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật. Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày. Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất. Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng. Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực. Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người. Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao. Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại. Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú. Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng. (geocities) Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà. Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất. 2, Tết nhảy - nét sinh hoạt độc đáo của người Dao đỏ Khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, lễ hội Tết nhảy - một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ - sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao đỏ ở Tà Phìn lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân. Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ. Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt, thể hiện đậm nét văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt Kết thúc là điệu nhảy múa cờ. Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tà Phìn diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu (khoảng 5 tiếng đồng hồ) và mang tính tổng hợp khá đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian khác của dân tộc Dao đỏ, như nghệ thuật nhảy múa, âm nhạc, ngôn ngữ Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn 3, Tận hưởng Valentine tại 'Thung lũng hoa hồng' Nằm trong khu du lịch Sa Pa, được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan Xi Păng, Khu du lịch ATI được mệnh danh là “Thung lũng hoa hồng” đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước. Với diện tích khoảng 22 ha, khu du lịch sinh thái này được đầu tư suốt 3 năm qua, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Mỹ, hạnh nhân Đài Loan Một cảnh của Sa Pa. . các con vật. Tý (2 3-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu ( 1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày. Dần ( 3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất. Mão ( 5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng. những hoa văn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Ngay từ năm 1925, giáo sư Pháp Victor Goloubev đã đưa ra những giả thuyết giải thích về các hoa văn này. Những hoa văn lạ, đẹp và. nghiên cứu nét hoa văn đặc biệt trên các viên đá cổ. Phillipe Le Failler - chuyên gia hàng đầu của Viện Viễn đông Bác Cổ, cùng một số cộng sự người Việt Nam đang dập để lấy mẫu hoa văn trên các tảng