luận văn về TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC H’MÔNG TẠI THỊ TRẤN MỘC CHÂU-HUYỆN MỘC CÂU - SƠN LA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-BÁO CÁO THỰC TẾ
TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC H’MÔNG TẠI THỊ TRẤN MỘC CHÂU-HUYỆN MỘC CÂU - SƠN LA
Giáo viên hướng dẫn : Học viên :
Hà Nội
Trang 2-Với đầu đề sinh viên lớp Ngôn ngữ K47 thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đi học tập nghiên cứu thực tế về lễ hội người H’mông để tìm hiểu thêm về lối sống, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số phía Tây Thủ đô Hà Nội
Vào hồi 6h15’ ngày 1 tháng 8 năm 2006 lớp Ngôn ngữ K47 được phép của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được sự đồng ý của Khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Lớp K47 Ngôn ngữ được Phó Giáo sư T.S Nguyễn Hữu Đạt hướng dẫn Hành trình của đoàn xuất phát từ Bến xe Sơn La vào hồi 6h15’ ngày 1/8/2006,nơi đó cách trung tâm thành phố không xa Sau hơn một giờ xe chuyển bánh người phụ xe kiêm hướng dẫn viên du lịch thông báo đoàn
xe đã tiếp cận chân dốc Cun, cũng là danh giới cuối cùng của đất Hoà Bình
Đoàn xe bắt đầu leo dốc, càng lên cao không khí càng thoáng mát
bỏ lại đằng sau cái nóng hầm hập của đời sống đô thị ôn ào
Từ dốc Cun đi ngược về phía Tây nơi cách thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu khoảng 137 km con đường trải nhựa hẹp hơn, hai bên là những vách núi dựng đứng, đoàn xe chậm rãi leo lên vượt qua các điểm thông báo độ cao 100 - 2000 - 300 - 500 - 600 - 700 càng lên cao quang cảnh núi rừng càng trùng điệp, xa xa là những đỉnh núi cao ngất phủ làn mây trắng dày đặc bao phủ, thấp thoáng có những ngôi nhà sàn nhỏ, trông xa chỉ như một cái nấm, một bàn tay Càng lên cao quang cảnh núi rừng càng trùng điệp, ở đó rất ít tiếng chim hót, bù lại là tiếng vi vu của gió lành lạnh tựa như tiếng sáo diều xa xa
Từ độ cao 1000 m đoàn xe bắt đầu xuống dộc, xe lao xuống liên tục
và xe bắt đầu leo lên dốc khi cách trung tâm thị trấn Mộc Châu Lúc 10h30’ xe chỉ còn cách thị trấn Mộc Châu khoảng 20 km, con đường rộng dần, nếp sống đô thị có phần ồn ào hiện ra Mọi người được đánh thức bởi tấm biển thông báo với hàng chữ lớn, thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu kính cháo quí khách
Trang 3Càng tiến sâu vàng thị trấn Mộc Châu hai bên đường là những đồi chè trải dài tít tắp trông đẹp như những bức tranh khổng lồ, cách thị trấn Mộc Châu khoảng 5 km trên những con đường lớn chăng qua đường là những băng rôn khẩu hiệu ‘Nhiệt liệt chào mừng ngày hội của 16 tỉnh dân tộc H’mông” Thị trấn Mộc Châu đang hồ hởi chuẩn bị tổ chức Hội văn hoá 16 tỉnh dân tộc H’Mông
Đoàn xe vào giữ trung tâm thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, mọi người không còn cái cảm giác núi rừng mà bao chùm là cảm giác của một thành phố thu nhỏ
Đoàn được đồng chí Nguyễn Hoàng Vinh VPCT UBND Phó bí thư thường trực huyện Uỷ huyện Mộc Châu đóng tiếp rất niềm nở
Sau khi sắp xếp cho các sinh viên lớp Ngôn ngữ K47 có nơi ăn chốn
ở chu đáo, đồng chí giới thiệu cho chúng tôi tình hình dân số và tình hình các dân tộc đang sinh sống tại huyện Mộc Châu như sau:
Tổng số dân toàn huyện có 173 hộ người H’mông, toàn huyện có
1019 hộ có nhà xây dựng kiên cố
2.101 học sinh, sinh viên là người dân tộc H’mông hiện đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nội trú
82 phòng lớp được xây dựng
Các xã đều có trạm y tế với đội ngũ cán bộ y tế là người H’mông 14/44 thôn bản có trạm y tế
14/44 thôn bản có hệ thống bể nước sinh hoạch
14/44 thôn bản có hệ thống điện lưới quốc gia
Đường ô tô rải nhựa đến các trung tâm xã Phù Nhi, Trung Lí, Kén Tắm, Na Mèo, có đường dô tô rải cấp phối đi về các xã khác có người H’mông sinh sống
Có các cầu bê tông, cầu bắc qua sông suối vào các bản làng phục vụ cho việc đi lại thuận tiện
- Ở các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các trạm Bưu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại, phòng đọc sách báo
Trang 49/44 nhà văn hoá thôn bản được xây dựng, có 3 trạm phát hình ở các
xã Một số bản người H’mông được công nhận là Bản văn hoá
- Các phong trào văn hoá văn nghệ , thể dục - thể thao, phát thành tiếng văn hoá dân tộc được quan tâm nghiên cứu và nâng cao
*Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống như:
+ Dân tộc H’mông
+ Dân tộc Thái
+ Dân tộc Giao
+ Dân tộc Mường
+ Dân tộc Thổ
+ Dân tộc Tày
+ Dân tộc Nùng
+ Dân tộc Kinh
Ở giữa trung tâm thị trấn Mộc Châu có một hang động thiên nhiên tạo ra độc nhất vô nhị, gọi là động Hang Giơi đã được nhà nước xếp hàng
là Di tích lịch sử Theo người hướng dẫn viên du lịch và thực tế chứng kiến hiện nay trong lòng hang rộng lớn vẫn còn rất nhiều đàn giơi sinh sống, nó bay ra hàng đàn mỗi khi có ánh đèn pin chiếu vào nơi ẩn nấp
Cách thị trấn Mộc Châu về phí Tây khoảng 7 km nơi có một thác nước chảy quanh năm gọi là thác Giai Yến, du khách đứng ở độ cao 100m nhìn dòng thác chảy trông như làn tóc của một làng tiên ở trên đỉnh thác là cả một vùng đất rộng lớn khoảng 10ha, ở đó hiện do một Công ty TNHH quản lí sử dụng trong xản xuất hay trăm loài hoa lan hoà lung linh
đủ loại Đây là một trung tâm có tiềm năng rất lớn trong tương lai cung cấp các loại hoa lan và hoa Tuyníp cho Thủ đô Hà Nội
Đều đặc biệt ở đây thời tiết khi hậu có phần giống như khí hậu ở Đà Lạt, loại cây công nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể để sản xuất nước giải khát
Trang 5Theo lời đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Nguyễn Hồng Vinh trong thời gian tới huyện Mộc Châu sẽ được triển khai trồng hoa Lan trên diện rộng
Sở dĩ khẳng định như vậy vì nhiều giống lan quý hàng vài chục loại lan quý trước đây chỉ có thể trồng và sản xuất hàng loạt trên đất Đà Lạt, nay hiện đang được trồng trên diện tích hàng vài ngàn mét vuông Sản phẩm đã được bán ra thị trường và được thị trường Thủ đô Hà Nội chấp nhận Một điều đáng mừng tại vùng Suối Yến một loại cây trước đầy chỉ
có thể trồng trên đất Đà Lạt nay đang sống mơn mởn trên đất thuộc thị trấn Mộc Châu
Đặc biệt của Lễ hội năm nay là được sự quan tâm của Trung ương
và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, Huyện uỷ, UBND huyện Mộc Châu về chính sách bảo tồn tạo cơ hội giao lưu văn hoá giữa các dân tộc của 16 tỉnh, từ Lạng Sơn - Lao Cai - Yên Bái ở phía Bắc, ở phía Nam từ Nghệ An
- Thanh Hoá - Hoà Bình, ở phía Tây: Điện biên - Sơn La
Tất cả 16 dân tộc đều lấy điểm đến là thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu Lễ hội được diễn ra trong hai ngày từ ngày 31/8 đến hết ngày 1/9/2006 Sang ngày 2/9/2006 là ngày hội của người Thái
Lễ hội người H’mông của 16 tỉnh thực chất là lễ hội của người Mèo theo lệ thường cứ vào ngày 30-8 “nếu tháng đó là 30 ngày và 31 tháng 8 nếu tháng đó là 31 ngày Ở thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu nhân dân các dân tộc H’mông từ khắp các tỉnh phía Bắc kéo nhau về hội tụ tại thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu để dự ngày hội mừng ngày độc lập 2/9
Lễ hội người H’mông kết thúc vào lúc 0h00 ngày 1/9
Theo những người già người H’mông kể lại, sở dĩ có ngày hội này, nguyên do là từ cái thời đã lâu lắm rồi có một vị tộc trưởng người H’mông không quản gian nan vất vả lặn lộn, lên tận Mộc Châu nay là thị trấn Mộc Châu tìm đất để khai hoang kiếm kế sinh nhai, cứu sống dân tộc H’mông Do đường xá xa sôi, rừng núi heo hút, rừng thiêng nước độc mà người tộc trưởng này đã vĩnh nằm lại trên mảnh đất Mộc Châu nay là
Trang 6huyện Mộc Châu, nhân dân các dân tộc người H’mông hàng năm cứ tưởng nhớ ngày mất của người tộc trưởng này mà về nơi đây tụ hội
Thị trấn Mộc Châu quả là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía tây thành phố Hà Nội nơi cách biên giới Việt - Lào khoảng 30km
Thị trấn Mộc Châu nối với Thủ đô Hà Nội bằng con đường độc nhất
vô nhị dài hơn 230km
Quay lại trung tâm thị trấn Mộc Châu nơi đang diễn ra lễ hội người H’mông, năm nay có cái khác của nhiều năm trước kia, ở lễ hội được các đồng chí lãnh đạo Trung ương của Bộ Văn hoá thông tin của nhiều Toà báo lớn như Báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng, Báo Hà Nội Mới cùng rất nhiều báo khác tham dự để phục vụ công tác tuyên truyền
Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng ta về vấn đề các dtvùng cao và tôn trọng bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam nơi trung tâm văn hoá người H’mông nổi tiếng
Qua tìm hiểu giới trẻ người H’mông là lễ hội đa số họ đến lễ hội theo truyền thống của các tầng lớp trước truyền lại, họ thích vui chơi, thích văn nghệ và các trò chơi truyền thống của họ như hát bè, hát đúm, ném còn, chơi thả quay, chơi ấp trứng v.v…
Các trò hát bè hát đúm, ném còn xin được trình bày ở phần sau Ngày hội của người H’mông là ngày hội văn hoá các dân tộc H’mông của16 tỉnh phía Bắc từ Lạng Sơn, Lào Cai, Sa Pa, Yên Bái, Phú Thọ…
Ở phía nam từ Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà bình…
Ở phía Tây từ Điện Biên, Sơn La… Tất cả đều đến tập trung một điểm duy nhất là thị trấn Mộc Châu dài 3 km Ngày hội người H’mông chỉ kéo dài từ ngày 30-31 đến hết ngày 1/9 vào đêm 1/9 đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, cả thị trấn Mộc Châu dài 3km không còn bóng dáng một người H’mông nào
Cách ăn mặc của người H’mông cũng rất đa dạng và phong phú: Người H’mông đen nam giới mặc áo dệt vải thổ cẩm dài tay nhiều mầu
Trang 7sắc nhưng mầu đen nhiều hơn, cổ tròn không có ve áo khuy cài tết vải theo hình hạt na, mặc quần dài đen thường bó chặt ở mắt cá chân, rộng thu hình ở phía trên, người nữ giới mặc áo cũng na ná như người nam giới, nhưng màu sắc của áo có nhiều nét sáng hơn Họ mặc váy xanh nhiều lớp (có thể 3 lớp, có thể 5 lớp) rất dầy, đầu quấn bện tóc giả như một cái rế của người kinh thường dùng
Người H’mông trắng (H’mông hoa)
Cách ăn mặc có nét khác đó là cách ăn mặc của người phụ nữ họ không mặc váy nhiều lớp mà họ mặc quần dài
Người H’mông đỏ mặc áo cổ lọ, không có ve áo, áo nhiều màu sắc nhưng lấp lánh mầu đỏ nhiều hơn người đàn ông, đeo nhiều đồng bạc xoè lủng lẳng lấp lánh khắp người “Nếu cứ nhìn đồng bạc đeo thì thể hiện sự giàu có” Người phụ nữ cổ đeo nhiều vòng bạc “từ 5vòng, 7 vòng, 9 vòng” mặc váy nhiều lớp nhiều màu sắc xanh, đỏ, đen, vàng…
Khắp thắt lưng đeo nhiều đồng bạc xoè, đầu họ chít khăn mỏ quạ nhiều màu sắc sặc sỡ, không như người phụ nữ H’mông đen và trắng đầu
họ tết tóc giả quấn to và rất dầy
Lễ hội người H’mông chính hội vào ngày 1/9 hàng năm, sau lễ hội được khai mạc vào ngày 30/8, sáng ngày 1/9 vào lúc 2h chiều, người ta tổ chức một món ăn dân tộc truyền thống, món ăn có tên gọi rất lạ “món thắng cố” thịt ngựa Món ăn này là cũng đặc biệt và tổ chức ăn cũng rất đặc biệt
Sau khi giết ngựa làm lông sạch cho thui vàng, pha thịt ra, lọc xương ra, xương được chặt nhỏ, thịt thái vuông quân cờ, lòng, gan ruột, phổi cũng được thái nhỏ, trộn đều đổ tất cả vào 2 chảo lớn, cho gia vị và các chế phẩm, đun khoảng 7h từ 8 h sáng đến 14h chiều mới được múc ra bát hoặc đổ ra lá chuối cùng bạn bè đi lễ hội uống rượu trông thật ngon lành
Sau khi ăn uống no say họ hoà vào vòng các trò chơi của lễ hội như trò chơi ấp trứng và cướp trứng Người trưởng trò vẽ một cái vòng lớn
Trang 8khoảng 1,2m để vào đó một ổ trứng, bố trí một người thanh niên vạm vỡ giả người ấp trứng, đóng vai trò như một chị gà mái khó tính không muốn cho ai động vào ổ trứng của mình Người ấp trứng chống hai tay rạng hai chân như đang ấp trứng, phía bên ngoài cò 5 người sau tiếng hô của người trưởng trò lao vào cướp trứng, người cướp trứng được tính điểm nếu cứơp được trứng mà không bị chạm vào người ấp trứng Còn nếu trong khi lao vào cướp trứng mà bị chạm vào người ấp trứng sẽ bị loại, cứ như vậy cả năm người cướp trứng đều bị chạm vào người ấp trứng thì người ấp trứng thắng tuyệt đối Nếu 3 trong 5 người cướp được trứng mà không bị chạm vào người ấp trứng thì số phần thưởng được chia làm bốn
Cũng trong khoảng sâu rộng cách nơi tổ chức trò chơi ấp trứng không xa là trò chơi thả quay, người trưởng trò cũng vẽ nhiều cái vòng tròn môi vòng tròn có đường kính khoảng 1m 1,2m vòng tròn nọ cách vòng tròng kia 3m, vòng thứ nhất cách vị trí người đánh quay 3m, vòng thứ 2 cách vị trí người ném quay 6m, vòng thứ ba cách 9m, vòng thứ 4 cách 12m v.v…
Người chủ trò tuyên bố thể lệ thắng thua như sau: người đánh quay sau khi phát hiện hai người thả 2 con quay đang quay tít trong vòng tròn thứ nhất thì lập tức vung lén quay của mình cũng quay tít nhưng phải chạm vào 1 trong 2 con quay vừa thả mà quay mình vẫn quay tít thì người chơi mới được thắng cuộc
Mức thưởng sẽ được tăng lên nếu người đánh quay thắng ở tất cả các khoảng cách, còn nếu thắng ở khoảng cách nào tuỳ theo xa hoặc gần thì vẫn được thưởng nhưng mức thưởng ở dạng khuyến khích Trò chơi này thu hút rất nhiều người tham gia
Tập tục hát bè hát đối, ném còn cũng diễn ra rất tự nhiên và mầu sắc cũng rất tự nhiên đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hoá vùng cao
Qua các trò trên các đội trai gái có thời gian ngắn nhìn nhau, họ ngầm trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, trao cho nhau lời ca tiếng hát câu ví
Trang 9họ tỏ tình với nhau Họ hỏi nhau về gia đình, bạn bè, người thân về công việc làm nương, làm rẫy có nhiều không có rộng không, có nhiều trâu, bò, ngựa, lợn, gà không v.v…
Cũng qua lời hát câu ví, tung còn trao duyên người đàn ông, người H’mông tỏ tình với người con gái mình yêu, nếu được người con gái ngầm đồng ý thì hai người tình tứ tách dần ra khỏi nhóm, lúc này người đàn ông tỏ ra mạnh dạn hơn hình thức tỏ tình theo chiều hướng gần gũi mang tính lãng mạn tình tứ yêu thương, người đàn ông chủ động tuếo câbh cần tay, bá vai thủ thì bên tai người con gái nội dung thật giản dị mộc mạc;
“Tao đã quen mày từ mấy vụ rẫy trước rồi, mày có đôi mắt đẹp lắm, đôi mong mỏng hồng như trái mận, kuôn mặt mày tươi như trái đào non
Lấy tao đi nhà tao lương ngô rộng, nhiều trâu, nhiều bò, ngựa, lợn,
gà v.v… lấy tao mày làm quanh năm không lo hết việc đến hội chứng mình thoả mái đi chơi hội v.v…”
Cả một vùng lòng chảo quanh thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu hàng trăm đôi trai gái tay cầm tay, vai kề vai, họ ngầm hẹn ước với nhau
để đến đêm khuya vào lúc gần sáng tục cướp vợ của người H’mông diễn
ra rất sôi động
Người đàn ông có thể vác người yêu của mình để lên lưng ngựa để dắt về, có thể tập trung bạn bè quay tròn người yêu mình lại dồn về phía nơi tụ tập của họ hàng nhà mình Người con gái sẽ được đưa về nhà trai khoảng 3 ngày 3 đêm nếu người con gái thuận tình thì nhà trai tổ chức họ hàng mang lễ vật sang nhà gái xin cưới hỏi người con gái về làm vợ Còn người con gái không thuận thì sẽ được tha về nhà mình
Tục cướp vợ diễn ra rất phong phú:
- Sau khi đôi trai gái gặp gỡ nhau qua ánh mắt, cử chi, thường chủ động là người bạn trai tiếp cận người con gái với cử chỉ rất tự nhiên như cầm tay, kéo tay, bá vai theo phản xạ người con gái giãn ra, lùi ra , người con trai tiến tới nắm chặt tay người con gái, nếu người con gái ứng bụng
Trang 10thì không gỡ tay vùng chạy, nếu không đồng ý thì cương quyết gỡ tay vùng chạy
Với lời nói thường cũng là người đàn ông chủ động: “Mày khoẻ không, trông mày tao ưng cái bụng lắm, tạo với mày đã quen nhau từ cái tết độc lập năm ngoái, bố mẹ mày có khoẻ không, mày có nhiều anh em không, nhà mày nhêìu trâu bò, lợn, gà, nương rẫy, nhà mày rộng không, một con giao quăng hay hai con dao quăng v.v…
Mày ưng tao, tao sai bạn bè bắt mày về sau ba ngày nếu mày thấy gạo, ngô, sắn, thịt cá nhà tạo ngon thì bố mẹ họ hàng nhà tao xin với già bản trưởng làng tổ chức xính lễ sang nhà mày xin cưới hỏi mày về, sống mày làm vợ hầu hạ bố mẹ tao chết mày làm ma nhà tao…
Nếu sau ba ngày mày thấy cơm nhà tao không ngon, nương nhà tao đắng, chê thịt nhà tao ôi thì tao sẽ trả mày về”
Qua đi sâu tìm hiểu nhiều cặp vợ chồng người H’mông thì họ thường lấy nhau từ rất sớm và có con từ rất sớm, lại đẻ rất dầy như qua tìm hiểu vợ chồng chị Vàng Thị Lái, chị sinh năm 1987, chồng sinh năm
1986 anh chị có 2 con trại, một sinh 2004, đứa thứ 2 sinh năm 2005 Người thứ hai chị Mùi Thị Kia, sinh năm 1990 lấy chồng bằng thổi sinh con gái năm 2006