Đề Bồi dưỡng HSG có đáp án

2 282 0
Đề Bồi dưỡng HSG có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ BỒI DƯỠNG HS GIỎI 1. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: a/ Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra. b/ Mùa xuân, một thế giới ban trắng trời, trắng núi. Trả lời: a/ Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong /đã hiện ra. CN VN b/ Mùa xuân, một thế giới ban/ trắng trời/, trắng núi. CN VN1 VN2 2. Cho các từ sau: nhà cửa, đẹp, núi đồi, thành phố, chen chúc, suy nghĩ, học bài, ngọt, thông minh, làng mạc, vườn. Dựa vào từ loại, hãy sắp xếp các từ trên thành 3 nhóm( danh từ, động từ, tính từ) Trả lời: - Danh từ: nhà cửa, núi đồi, thành phố, làng mạc, vườn. - Động từ: chen chúc, suy nghĩ, học bài. - Tính từ: đẹp, thông minh, ngọt. 3. Xếp các từ : mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng vào 2 cột là từ ghép và từ láy . Trả lời: Từ ghép Từ láy Xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng 4. Thêm từ ngữ chỉ tình huống cho các câu sau theo gợi ý ở trong ngoặc: - ………, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. (từ ngữ chỉ thời gian) - ………, bạn Hoà đã có tiến bộ nhiều trong học tập. (từ ngữ chỉ phương tiện, cách thức) Trả lời: - Năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. - Bằng nghị lực của bản thân, bạn Hoà đã có tiến bộ nhiều trong học tập. 5. Trong bài Ngày hôm qua đâu rồi, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết: Em cầm tờ lịch cũ: - Ngày hôm qua đâu rồi? Ra ngoài sân hởi bố Xoa đầu em bố cười - Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày qua vẫn còn. Em hiểu câu trả lời của bố đối với con qua những câu thơ trên ý nói gì? Trả lời: Lời của người bố nói với thật nhiều ngụ ý: Thời gian đã trôi đi là thời gian đã mất. Nhưng người bố vẫn nói với con: - Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con. Bởi vì “Con học hành chăm chỉ” thì trong cuốn vở hồng của con thì sẽ được cô giáo ghi điểm tốt, cuốn vở sẽ ghi lại kết quả học hành chăm chỉ của con. Như vậy, mỗi ngày mở vở ra, nhìn thấy kết quả học hành chăm chỉ, con có thể cảm thấy ngày hôm qua như vẫn còn in dấu trên trang vở hồng đẹp đẽ. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà ngời bố muốn nói với con trong đoạn thơ trên. 6. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó. Bài mẫu: Thanh Hoá, ngày 17 tháng 01 năm 2011. Bà kính yêu! Đã lâu lắm rồi, cháu không được về quê thăm bà. Dạo này bà khoẻ chứ ạ? Mọi người ở quê ra sao rồi hở bà? Gia đình cháu ngoài này vẫn ổn cả. Bài kiểm tra học kì 1, cháu được 9, 10 điểm đấy bà ạ!. Bà ơi, bà có nhớ hôm nay là ngày gì không ạ? Là ngày sinh nhật của bà đó! Vậy là bà đã 80 tuổi rồi. Thời gian trôi qua nhanh quá, bà nhỉ! Cháu xin chúc mừng sinh nhật bà. Chúc bà khoẻ, sống lâu. Hôm nay, do có việc bận đột xuất nên bố mẹ không đưa cháu tới chúc mừng sinh nhật của bà được, bà đừng buồn bà nhé!. Thôi, thư chưa dài nhưng cháu xin dừng bút ở đây. Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, ngoan để bà khỏi phiền lòng. Bà hãy cố gắng giữ gìn sức khoẻ và cháu gửi lời hỏi thăm tới mọi người ở quê bà nhé! Cháu yêu của bà! Nguyễn Mai An . ĐỀ BỒI DƯỠNG HS GIỎI 1. Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: a/ Đằng xa, trong mưa. Hoà đã có tiến bộ nhiều trong học tập. (từ ngữ chỉ phương tiện, cách thức) Trả lời: - Năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. - Bằng nghị lực của bản thân, bạn Hoà đã có tiến. Hoà đã có tiến bộ nhiều trong học tập. 5. Trong bài Ngày hôm qua đâu rồi, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết: Em cầm tờ lịch cũ: - Ngày hôm qua đâu rồi? Ra ngoài sân hởi bố Xoa đầu em bố cười -

Ngày đăng: 08/05/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan