Đề tài NCKH- Sinh học 7

81 152 0
Đề tài NCKH- Sinh học 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP LÊ HOÀNG ÂN TRẦN THỊ NGỌC HÂN ĐÀO MỘNG NGỜ SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ DẠY MÔN SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học Trình độ đào tạo: Đại học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỒNG THÁP, NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP LÊ HOÀNG ÂN TRẦN THỊ NGỌC HÂN ĐÀO MỘNG NGỜ SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ DẠY MÔN SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học Trình độ đào tạo: Đại học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM ĐÌNH VĂN ĐỒNG THÁP, NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài nghiên cứu là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả khóa luận Lê Hoàng Ân Trần Thị Ngọc Hân Đào Mộng Ngờ LỜI CẢM ƠN!  Hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô khoa Sinh học trường ĐH Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – ThS. Phạm Đình Văn đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Cảm ơn các Thầy Cô cùng các em học sinh ở các trường THCS đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra và thực nghiệm của tôi. Sóc Trăng, Tháng 10 năm 2010 Lê Hoàng Ân Trần Thị Ngọc Hân Đào Mộng Ngờ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt 3 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Giả thuyết khoa học 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp mới của đề tài 8 8. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8 9. Phạm vi và giới hạn của đề tài 9 10. Cấu trúc khoá luận 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 10 1.1.1. Khái niệm tư liệu 10 1.1.2. Phân loại tư liệu 10 1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tư liệu 10 1.1.4. Tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học 12 1.1.5. Khái niệm tích cực hóa 12 1.1.6. Tích cực hóa học sinh trong dạy học là gì? 12 1.1.7. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu 13 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 1.2.1. Thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu của giáo viên trong dạy học Sinh học 7 16 1.2.2.Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học 20 1.2.3. Kết luận chung 23 Chương 2 SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 7 24 2.1.1. Khó khăn đối với việc khai thác tư liệu 25 2.1.2. Thuận lợi đối với việc khai thác tư liệu 26 2.2. Hệ thống tư liệu cần sưu tầm 25 2.3. Tiến hành sưu tầm tư liệu 36 2.4. Xử lí tư liệu 39 2.5. Xây dựng kho tư liệu dạng cây thư mục 42 2.6. Sử dụng tư liệu 47 2.7. Thiết kế bài soạn giáo án Sinh học 7 có sử dụng tư liệu 50 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 54 3.2. Nội dung thực nghiệm 54 3.3. Đối tượng thực nghiệm 54 3.4. Phương pháp thực nghiệm 54 3.5. Kết quả thực nghiệm 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 57 2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 60 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Đọc là ĐM PPDH Đổi mới phương pháp dạy học GV Giáo viên SV Sinh viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông MT Mục tiêu ND Nội dung PP Phương pháp KN Khái niệm ĐMPP Đổi mới phương pháp ĐV Động vật MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con người. Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học thống nhất theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên: HS tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng đã thu nhận được. Đổi mới phương pháp dạy học cũng là thay đổi vai trò của người GV. Nếu như trước đây, GV có vai trò truyền thụ kiến thức cho HS và HS chỉ việc ghi chép và tiếp thu kiến thức một cách máy móc không cần phải tư duy thì theo phương pháp hiện nay HS sẽ giữ vai trò trọng tâm, chủ động phát hiện kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV. - Định hướng ĐMPPDH đã được thực hiện trong chương trình thay đổi SGK. SGK các môn học nói chung và môn Sinh học 7 nói riêng đã được cung cấp khá phong phú các tư liệu như:Tranh ảnh, sơ đồ minh họa, thông tin, …Nhằm tăng cường tính tích cực chủ động của HS theo hướng “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Tuy nhiên tư liệu trong SGK chỉ mang tính chất cơ bản, do đó bản thân GV cần phải biết sưu tầm thêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài giảng của mình từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn tư liệu từ Internet nhằm làm cho quá trình dạy học trở nên sinh động hấp dẫn và hiệu quả hơn nhằm kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá ở HS. - Thực tế hiện nay việc ứng dụng CNTT để tìm kiếm và khai thác nguồn tư liệu vào dạy học môn Sinh học 7 của GV ở trường THCS còn rất hạn chế.Vì vậy, việc sưu tầm, xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS là việc làm hết sức cần thiết và hữu ích. - Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Sưu tầm và xây dụng kho tư liệu để dạy học môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của HS” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho GV dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực của HS. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sưu tầm và xây dựng được kho tư liệu phong phú để giảng dạy môn Sinh học 7 thì sẽ giúp GV tổ chức tốt quá trình dạy – học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Sinh học 7. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 7 ở trường THCS. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của Học sinh. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Điều tra thực trạng: + Việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy SH 7 của GV. + Mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học. - Xây dựng hệ thống tư liệu cần sưu tầm. - Tiến hành sưu tầm tư liệu. - Tổng hợp, phân loại tư liêu. - Xây dựng kho tư liêu. - Xây dựng bài tập, giáo án có sử dụng tư liệu. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án có liên quan. 6.2. Phương pháp điều tra - Điều tra thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 của GV. - Điều tra thực trạng về mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Tìm đọc tài liệu có liên quan. - Tham khảo ý kiến chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, và các thầy cô chuyên môn khác. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của việc sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. Đặc biệt sử dụng phương pháp mô hình hoá bằng biểu đồ hình trụ, hình khối và biểu đồ gấp khúc để so sánh kết quả thực nghiệm. 6.5.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra - Các bài kiểm tra ở các nhóm lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) đều chấm cùng một biểu điểm theo thang điểm 10. - Các kết quả thu được chúng tôi xử lý bằng thống kê toán học để nhằm tăng độ chính xác của các kết luận. 6.5.1.1. Lập bảng thống kê và vẽ đồ thị - Lập các bảng phân phối tần suất (%). Lớp Tổng số HS % số HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN Lớp ĐC - Lập các bảng phân phối tần suất lũy tích. Lớp Tổng số HS % số HS đạt điểm Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN Lớp ĐC Xi: Dãy điểm tương ứng từ 1 đến 10 - Biểu diễn bằng đồ thị: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và biểu đồ đường gấp khúc.[10] 6.5.1.2. Tính các tham số đặc trưng: [10] - Điểm trung bình ( X ): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức sau: xn i i i n X ∑ = = 10 1 1 . cầu cần tư liệu của giáo viên trong dạy học Sinh học 7 16 1.2.2.Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học 20 1.2.3. Kết luận chung 23 Chương 2 SƯU. dạy học Sinh học 7. - Xây dựng hệ thống các tư liệu cần sưu tầm để phục vụ cho quá trình giảng dạy Sinh học 7. 7. 2. Về mặt thực tiễn Xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy Sinh. việc xây dựng hệ thống tư liệu dạy học môn Sinh học lớp 7 – THCS, vì vậy đề tài của tôi là có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 9. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 9.1. Giới hạn 1. Giới hạn kho

Ngày đăng: 08/05/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Trang

    • 3.5.1. Về mặt định tính

    • 3.5.2.Về mặt định lượng

    • 3.5.2.1. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan