tiêu chuẩn lụa chon vđv chạy ngắn-trung bình - dài

5 743 2
tiêu chuẩn lụa chon vđv chạy ngắn-trung bình - dài

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiêu chuẩn lựa chọn vận động viên ở nội dung ngắn – trung bình – dài I. Chỉ tiêu tuyển chọn: 1.Hình thái: Chiều cao đứng, chỉ số Quetelete ( cân nặng/ chiều cao đứng x 1.000), dài chân A/ chiều cao đứng x100, (dài chân B- dài cẳng chân A)/ dài cẳng chân A x100, dài chân C x dài chân H x100 ( chỉ tiêu kiểm tra VĐV chạy ngắn ), vòng cổ chân/ chiều dài gân A.sin x 100; 2. Chức năng : Điện tim å T/R, dung tích sống/ cân nặng, hemoglobin VO 2 max ( lượng hấp thụ oxy tối đa)/ cân nặng ( chỉ tiêu kiểm tra VĐV trung bình, dài); Testosteron. 3.Tố chất: Chạy 60m tần số bước chạy, tung tạ qua đầu ra phía sau, bật xa 3 bước tại chỗ, bật xa 10 bước không đà. 4. Tâm lý: thời gian phản xạ âm thanh. 5. Đánh giá của huấn luyện viên: Mềm dẻo, nhịp điệu, độ linh hoạt, khả năng tiếp thu; kỹ thuật chạy hợp lý, tự nhiên thả lỏng, ý chí phẩm chất, tác phong trong thi đấu và tập luyện. II. Ýnghĩa và tác dụng của chỉ tiêu: 1. Hình thái: Yêu cầu về hình thái VĐV chạy ngắn, trung bình và dài của thế giới và nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Đặc điểm hình thái rõ rệt nhất của các VĐV ưu tú trong các cự ly này là hình thái cơ thể cân đối, chân hơi dài, đùi hơi ngắn hơn cẳng chân, trục tung của xương chậu hơi ngắn. 1.1 Chiều cao đứng : Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát dục trưởng thành của con người, chân của người cao tương đối dài. Chân tương đối dài có lợi khi tăng biên độ bước chạy, do đó khi tuyển chọn nên suy nghĩ tới chỉ tiêu chiều cao đứng. 1.2 Chỉ số Quetelete * Cân nặng/ chiều cao đứng x 1.000: Cân nặng/ chiều cao đứng x 1.000, chỉ số này là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ cân xứng sự phát dục trưởng thành của con người. Vận động viên chạy ngắn đòi hỏi cơ thể cân xứng, rắn chắc, cơ bắp có tính đàn hồi cao, trọng lượng gầy tương đối lớn; môn chạy cự ly trung bình dài đòi hỏi cơ thể VĐV tương đối nhẹ, cơ bắp nhỏ mà dài, trục ngang cơ thể tương đối hẹp. * Dài chân A/ chiều cao đứng x 100: Dài chân A/ chiều cao đứng x 100 là chỉ tiêu quan trọng trong phản ánh độ dài chân của con người. Người có chân dài biên độ bước chạy khá tương đối lớn, có lợi phát huy tốc độ. Tỷ lệ chân của VĐV ưu tú tương đối dài. *( Dài chân B – dài cẳng chân A)/ dài căng chân A x 100): Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ của chiều dài cẳng chân con người, là chỉ tiêu hình thái quan trọng nhất của VĐV chạy ngắn, trung bình và dài. Từ góc độ động lực học, đùi tương đối ngắn, bán kính đá lăng tương đối bé thì tốc độ đá lăng tương đối nhanh, tần số bước nhanh. Cẳng chân tương đối dài, khi đá lăng ra phía trước thì biên độ bước tương đối lớn. Từ góc độ hình tháI, đây chính là kết cấu lớn nhất về mặt lực học. * Vòng cổ chân / dài gân A.sin x100: Chỉ số này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa vòng cổ chân và chiều dài gân A.sin và hình thái cẳng chân. Vòng cổ chân lớn nhỏ phản ánh khớp cổ chân to hay bé. Gân A.sin dài hay ngắn phản ánh hình thái cơ cẳng chân. Vòng cổ chân tương đối nhỏ, gân A.sin tương đối dài, lực tác dụng khi co rút tập trung, có lợi cho sự đạp duỗi của khớp cổ chân. Sức mạnh đạp duỗi khớp cổ chân và tốc độ ảnh hưởng trực tiếp tới lực bộc phát khi chạy. Do đó, tuyển chọn VĐV có vòng chân nhỏ, gân A.sin dài là tương đối tốt. * Dài căng chân C/ dài chân H x 100( dùng cho VĐV chạy ngắn) Chỉ số này có thể phản ánh hình trạng xương chân, hình trạng và vị trí cơ mông lớn. Dài chân C cách điểm dài chân H chứng tỏ ngấn mông cao, mông vểnh lên, mông dày, trục tung của xương chậu ngắn, khi cơ dùng sức thì phát lực tập trung. 2. Chức năng: 2.1 Điện tim å T/ R: Sóng T của tim phản ánh sự thay đổi điện thế của quá trình tái cực của tâm thất. Những nhân tố có liên quan mật thiết với sự co bóp của cơ tim ở những mức độ khác nhau đều ảnh hưởng tới quá trình tái cực của tế bào cơ tim. Vận động có thể làm thay đổi độ cao và hình thái của sóng T.å T/R là tổng hòa chuyển đạo II. III. Av F. V5 tương đối ổn định lấy sóng R làm chính. å T/R có sự khác biệt cá thể tương đối lớn. Giá trị này lớn hay nhỏ chịu ảnh hưởng của những nhân tố như lượng vận động, tình trạng sức khỏe của VĐV và chức năng cơ thể. VĐV có å T/R cao, khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện lớn. Trong tuyển chọn nên chú ý thích đáng vấn đề này. 2.2 Hemoglobin (Hb): Là chất Protit có chứa sắt trong hồng cầu, chức năng chủ yếu là vận chuyển oxy. Hàm lượng protit trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp khả năng trao đổi chất ưu khí, là một trong các nhân tố quyết định mức độ sức bền của VĐV. Hàm lượng protit cũng phản ánh tình trạng dinh dưỡng và chức năng của VĐV. Sự biến đổi của mức độ Hemoglobin còn phản ánh tình hình thích nghi của cơ thể đối với huấn luyện. Hàm lượng Hemoglobin chịu ảnh hưởng của các nhân tố như lứa tuổi, giới tính, dinh dưỡng, sức khỏe, huấn luyện, di truyền…trong đó di truyền là nhân tố chủ yếu quyết định tiềm lực hợp thành và khả năng đạt tới giá trị cao nhất của Hemoglobin. Trong tuyển chọn cần hết sức coi trọng vấn đề này. 2.3 Dung tích sống/ cân nặng: Chỉ số dung tích sống/ cân nặng phản ánh dung tích sống trên 1 kg trọng lượng cơ thể, phản ánh gián tiếp chức năng của phổi. VĐV cần chức năng hô hấp tương đối tốt và lượng thông khí phổi tương đối lớn. Điều này có quan hệ trực tiếp với dung tích sống. 2.4 Hấp thụ oxy tối đa(VO 2 max)/ cân nặng: Chỉ số VO 2 max/ cân nặng là chỉ tiêu chức năng quan trọng đối với chạy cự ly trung bình và dài. Nó có thể đánh giá mức độ cao thấp của mức độ hấp thụ oxy. Giá trị chỉ số này của VĐV chạy cự ly trung bình dài ưu tú cao hơn rất nhiều so với các VĐV các môn khác. 2.5 Mức độ testosteron: Mức độ testosteron phản ánh mức độ cao thấp của nội tiết tố nam tính. Có thể có mức độ testosteron cao, sự hợp thành của protit trong cơ thể nhanh, chất lượng cơ bắp tốt, khả năng chịu đựng lượng vận động cao, quá trình hồi phục nhanh. 3. Về tố chất thể lực: 3.1 Chạy 60m: Chạy 60m là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tốc độ chạy. Nó không những có thể phản ánh khả năng gia tốc khi bắt đầu chạy, mà còn phản ánh khả năng duy trì tốc độ cao. 3.2 Tần số bước: Tần số bước là nhân tố quan trọng tạo thành tốc độ. Tần số bước chịu ảnh hưởng độ di truyền khá lớn. Tần số bước có thể dùng để phản ánh tiềm lực tốc độ bẩm sinh của thanh thiếu niên. 3.3 Bật xa tại chỗ 3 bước và 10 bước không đà: Bật xa tại chỗ 3 bước và 10 bước không đà bao hàm nhân tố bật nhiều bước, nó thể hiện sự dùng lực nhịp nhàng trong quá trình vận động của các khớp hông, gối, cổ chân và sức mạnh bộc phát khi đạp duỗi liên tục. 3.4 Tung tạ qua đầu về phía sau: Mức độ tung tạ về phía sau phản ánh mức độ phát triển sức mạnh toàn thân của VĐV và kỹ thuật dùng sức nhịp nhàng, có thể phản ánh sức mạnh bộc phát tốt hay kém. 4. Về tâm lý: Phẩm chất tâm lý của VĐV tốt hay kém là một nhân tố quan trọng để thành tài. Thời gian phản xạ âm thanh là thời gian phản ứng của con người từ khi âm thanh phát ra cho tới lúc vận động. Thời gian này càng ngắn, chứng tỏ phản ứng càng nhanh. Phản ứng của VĐV chạy ngắn nhanh hay chậm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ khi xuất phát. Hiện nay trong các cuộc thi đấu quốc tế ở trình độ cao, sự thắng bại của các VĐV ưu tú chỉ một phần trăm giây. Do đó, thời gian phản xạ âm thanh rất quan trọng. Ngoài ra, qua phản ứng âm thanh- vận động cũng có thể phản ánh gián tiếp loại hình thần kinh của VĐV và khả năng phản ưng khi tiếp thu sự kích thích. 5. Đánh giá của huấn luyện viên: 5.1 Độ mềm dẻo, tính điệu và tính linh hoạt: Độ mềm dẻo, tính điệu và tính linh hoạt phản ánh khả năng nhịp nhàng, khả năng tuỳ cơ ứng biến về tình hình học tập và nắm vững kỹ thuật mới. Các VĐV ưu tú nói chung là tương đối linh hoạt. 5.2 Khả năng tiếp thu: Huấn luyện thể thao đòi hỏi VĐV có thể lĩnh hội kịp thời, chính xác ý đồ, mục đích của HLV và thực hiện chính xác không sai xót để đạt hiệu quả cao trong huấn luyện. Những thay đổi xảy ra ngay trong thi đấu cũng yêu cầu VĐV phảI có khả năng suy nghĩ, phân tích nhất định, có phán đoán chính xác, phát huy tối đa trình độ của bản thân. 5.3 Tính hợp lý của kỹ thuật chạy: Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kỹ thuật thể thao chính là tính hợp lý của kỹ thuật. Kỹ thuật của VĐV cần phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của từng môn thể thao, đồng thời có đặc điểm cá nhân phù hợp với mức độ tố chất thể lực của cá nhân, chạy tự nhiên thoải mái… 5.4 Phẩm chất ý chí, tác phong thi đấu và tập luyện : VĐV có hay không phẩm chất ý chí kiên cường như gian khổ tập luyện, dám tiến thủ, trong thi đấu không sợ đối thủ mạnh, khi gặp khó khăn không cúi đầu, đây chính là nhân tố quan trọng (then chốt) đánh giá một VĐV có thành tài hay không. VĐV có phẩm chất, ý chí ngoan cường mới có thể tập luyện một cách tự giác gian khổ. III. Tiêu chuẩn đánh giá 1.Bảng tiêu chuẩn này dùng cho các VĐV thiếu niên nhi đồng chạy ngắn, trung bình và dài có tuổi xương từ 12 đến 17 tuổi. 2. Khi cho điểm các chỉ tiêu cần phải thống nhất căn cứ vào tuổi sinh học được xác định qua tuổi xương mới nhất (gần nhất), tra theo đẳng cấp tương ứng. 3. Bảng tiêu chuẩn này đánh giá theo 5 cấp, điểm của mỗi cấp như sau: 4. Điểm cơ sở Điểm cơ sở = Tổng điểm các cấp các chỉ tiêu/Tổng chỉ tiêu 5. Cách đánh giá: Cách 1: Tổng điểm = điểm cơ sở hình thái x 40% +điểm cơ sở chức năng x 40% + điểm cơ sở tâm lý x 20% Cách 2: Tổng điểm = điểm cơ sở hình thái x 20% + điểm cơ sở chức năng x 20% + điểm cơ sở tâm lý x 10% +điểm tố chất x 25% +đánh giá của HLV x 25% 6. Đánh giá chung: : trên 80 điểm : trên 75 điểm - Trung bình : trên 70 điểm - Bình thường : trên 60 điểm - Không đạt yêu cầu : dưới 60 điểm . A/ chiều cao đứng x100, (dài chân B- dài cẳng chân A)/ dài cẳng chân A x100, dài chân C x dài chân H x100 ( chỉ tiêu kiểm tra VĐV chạy ngắn ), vòng cổ chân/ chiều dài gân A.sin x 100; 2. Chức. môn chạy cự ly trung bình dài đòi hỏi cơ thể VĐV tương đối nhẹ, cơ bắp nhỏ mà dài, trục ngang cơ thể tương đối hẹp. * Dài chân A/ chiều cao đứng x 100: Dài chân A/ chiều cao đứng x 100 là chỉ tiêu. ánh độ dài chân của con người. Người có chân dài biên độ bước chạy khá tương đối lớn, có lợi phát huy tốc độ. Tỷ lệ chân của VĐV ưu tú tương đối dài. *( Dài chân B – dài cẳng chân A)/ dài căng

Ngày đăng: 07/05/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiêu chuẩn lựa chọn vận động viên ở nội dung ngắn – trung bình – dài

  • III. Tiêu chuẩn đánh giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan