Khung khổ pháp luật cho hoạt đông M&A tại Việt Nam
CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP tại Việt Nam Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam Lời giới thiệu Chương 1: Tổng quan về hoạt động M&A Khái niệm Mua bán - Sáp nhập (M&A) Các hình thức M&A Động cơ thúc đẩy các hoạt động M&A Phân loại M&A Tình hình M&A trên thế giới và trong nước Chương 2: Khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A Các hình thức M&A phổ biến tại Việt Nam Các thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A Một số lưu ý về pháp lý khi tiến hành M&A Chương 3: Chuẩn bị cho một thương vụ M&A Trên phương diện Bên Bán Những lỗi thường gặp trong quá trình chuẩn bị Trên phương diện Bên Mua Chương 4: Rà soát và thẩm định doanh nghiệp Due Diligence (DD) là gì và Tại sao cần thực hiện DD? Các nội dung rà soát, thẩm định Một số sai lầm thường gặp của bên mua trong quá trình DD Mục lục 1 4 5 7 11 14 15 23 24 26 43 49 53 54 63 66 74 75 78 86 Mục lục Chương 5: Định giá doanh nghiệp Khái niệm quan trọng về giá trị và định giá Tác động của môi trường kinh doanh tới giá trị doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính: đầu vào của định giá doanh nghiệp Giới thiệu các phương pháp định giá phổ biến Một số vấn đề khi tiến hành định giá trong M&A Chương 6: Một số kinh nghiệm trong đàm phán M&A Kỹ năng đàm phán trong M&A Một số nguyên tắc dẫn đến thành công trong đàm phán Những điều cần tránh để đàm phán không thất bại Yếu tố văn hóa và lưu ý khi đàm phán với đối tác nước ngoài Chương 7: Thách thức hậu M&A Những thách thức hậu M&A Các vấn đề khác hậu M&A Chương 8: Kinh nghiệm quốc tế về những rủi ro trong M&A Nhận diện rủi ro trong M&A Cộng hưởng để giảm thiểu rủi ro Giảm thiểu rủi ro trong M&A Sự khác biệt văn hóa trong M&A Chương 9: Điển cứu - M&A trong lĩnh vực ngân hàng Tổng quan về M&A trong lĩnh vực ngân hàng Những kịch bản M&A ngân hàng Kinh nghiệm Hoa Kỳ về M&A ngân hàng Kinh nghiệm Hàn Quốc về M&A ngân hàng Bài học kinh nghiệm cho M&A ngân hàng tại Việt Nam Chương 10: M&A - Không phải lựa chọn duy nhất cho chiến lược tăng trưởng Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Liên doanh Nhượng quyền thương mại (Franchising) Cấp phép chuyển giao công nghệ Giới thiệu Vietnam M&A Network 88 89 91 94 103 120 129 130 133 136 137 143 144 148 151 152 157 159 169 174 175 185 190 193 199 201 202 205 209 213 216 M & A (Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp) là thuật ngữ không xa lạ với giới tài chính, đầu tư và cộng đồng kinh doanh nói chung trên thế giới. Tại Việt Nam, thuật ngữ này được biết đến nhiều hơn khi có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 2006. Tuy nhiên, khi nhóm tác giả của Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam (Vietnam M&A Network) tìm kiếm tài liệu về lĩnh vực này trên những hiệu sách trong nước và internet thì kết quả tìm kiếm chỉ là những thông tin rời rạc, nhiều bản tin về những thương vụ cụ thể, một số bài biết và nhận định ở một vài khía cạnh trong hoạt động M&A. Điều này cũng dễ hiểu bởi M&A còn khá mới mẻ ở Việt Nam và khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang được các cơ quan nhà nước soạn thảo. Đó chính là khởi điểm cho một ý tưởng của nhóm tác giả về việc biên soạn, tập hợp, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến chủ đề này và xuất bản một tài liệu giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về M&A tại Việt Nam, với hy vọng mang đến cho người đọc bức tranh tổng quan về M&A, những vấn đề kỹ thuật trong M&A và một số kinh nghiệm quốc tế từ những thương vụ M&A. Lịch sử cho thấy, M&A là một xu hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế. Từ Bill Gates, ông vua phần mềm đã mua lại DOS và phát triển để tạo nên đế chế Microsoft; Carlos Slim - tỷ phú người Mexico - đã có lúc đứng đầu danh sách những người giầu nhất thế giới, đã dùng chiến lược thâu tóm Telmex để biến nó thành hãng viễn thông lớn nhất quốc gia Nam Mỹ; Warren Buffet thâu tóm Birkshire Hathaway và hàng loạt công ty để biến chúng thành những “cỗ máy in tiền” cho đến những tỷ phú lừng danh người Nga như Roman Abramovich đã mua lại Sibneft ngay sau khi Liên Xô tan rã để đưa nó thành công ty dầu khí hàng thứ tư trên thế giới, cho thấy M&A là một công cụ nếu biết tận dụng sẽ mang lại những thời cơ to lớn. 1 Lời giới thiệu Sự phát triển của thị trường chứng khoán đang góp phần kiến tạo một thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để gia tăng giá trị doanh nghiệp là điều mà bất cứ cổ đông hay nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, đi cùng với những thành công từ M&A, cũng có không ít bài học thất bại nếu chiến lược này không được thực thi một cách bài bản và kỹ lưỡng. Hy vọng với những nội dung cơ bản giới thiệu trong tập tài liệu này, bạn đọc sẽ có những khái niệm sơ đẳng nhất về M&A cũng như có cái nhìn khách quan về một chiến lược kinh doanh mà xu hướng của nó đang được dần khẳng định tại Việt Nam. Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam xin trân trọng cảm ơn nhóm tác giả và cộng tác viên đã tham gia quá trình biên soạn: Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô - Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương; Thạc sỹ Lưu Minh Đức, Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương; Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Bà Trần Thị Thanh Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam; Bà Vũ Thị Toản, Cục Thuế Hà Nội; Thạc sỹ Harry Hoan Tran, Chủ tịch hãng truyền thông tài chính StoxPlus, Giám đốc Nexus Consulting; nhóm tác giả đến từ Tập đoàn Gia Phát, gồm Ông Trần Đình Lâm, Thạc sỹ Nguyễn Trí Thanh, Bà Nguyễn Thị Thu Hương và Luật sư Nguyễn Thị Minh Thu, đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia biên soạn, phản biện hoặc góp ý để hoàn thành cuốn cẩm nang. Nhóm biên soạn cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo của chính những tác giả nêu trên đã được công bố trước đó hoặc từ những tác giả khác để trích dẫn minh họa cho nội dung đề cập trong cuốn cẩm nang. Bên cạnh đó, khá nhiều nội dung từ internet được tập hợp, sử dụng và trích dẫn để làm phong phú hơn cho cuốn cẩm nang. Với những nỗ lực hết mình của nhóm tác giả nhưng chắc chắn cuốn tài liệu này không tránh được những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi của bạn đọc để chúng tôi có những lần hiệu chỉnh tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6/2009 Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam Lời giới thiệu 2 4 Tổng quan về hoạt động M&A CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày tổng quan về những hoạt động M&A, gồm những nội dung chính sau: • Khái niệm về M&A và phân biệt các thương vụ phi M&A • Các hình thức tiến hành thương vụ M&A • Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A của bên mua và bên bán • Loại hình và các phương thức thực hiện M&A • Hoạt động M&A trên thế giới và tại Việt Nam CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM 5 Khái niệm Mua bán - Sáp nhập (M&A) M &A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Mergers and Acquisitions” có nghĩa là Mua bán và Sáp nhập) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới cho cổ đông. Như vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị/điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thỏa thuận của các bên khi tiến hành thương vụ M&A. Hộp 1.1. Những tình huống không được coi là M&A Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng không tham gia hoạt động quản trị/điều hành, chỉ thuần túy nhận cổ tức hoặc kỳ vọng nhận thặng dư khi bán lại cổ phần cho nhà đầu tư khác; Một quỹ đầu tư chứng khoán mua cổ phiếu (niêm yết hoặc OTC) của một doanh nghiệp đại chúng trên thị trường chứng khoán và cũng không tham gia quản trị/điều hành tại doanh nghiệp đó. Một quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) khi đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào các doanh nghiệp và cử đại diện phần vốn góp tại Hội đồng quản trị nhưng vai trò của các thành viên này chủ yếu chỉ mang tính tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này với kỳ vọng khi doanh nghiệp phát triển sẽ có thể thoái vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Trường hợp doanh nghiệp do quỹ đầu tư vào không thành công thì khoản đầu tư trên có thể mất theo đúng tính chất “mạo hiểm” của quỹ. • • • Chương 1: Tổng quan về M&A 6 Một số tình huống ví dụ về mức độ thay đổi quản trị Khá nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã tìm kiếm đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài (ví dụ, Techcombank với HSBC, ACB với Standard Chartered Bank hay Sacombank với ANZ v.v.) tuy nhiên hiện nay theo quy định hiện hành thì mức độ tham gia của ngân hàng nước ngoài không vượt quá 20% vốn điều lệ các ngân hàng “nội”. Với tỷ lệ này, việc ngân hàng nước ngoài có thay đổi được vấn đề quản trị của ngân hàng trong nước hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như Điều lệ và thỏa thuận giữa các bên khi ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Trường hợp Kinh Đô mua lại Nhà máy kem Wall’s của Unilever là tình huống mua lại tài sản, bao gồm trang thiết bị, đội ngũ nhân sự, hệ thống phân phối và cả thương hiệu Wall’s trong một thời gian xác định. Như vậy, Kinh Đô không sở hữu cổ phần của Unilever mà chỉ làm thay đổi sở hữu và quản trị đối với nhà máy kem. Phương thức thay đổi này được thực hiện theo các quy định của pháp luật: tách nhà máy kem ra khỏi Unilever và hợp nhất với một pháp nhân trực thuộc Kinh Đô là Kem Kido’s. Ngoài ra, sự thay đổi này còn dựa trên thỏa thuận giữa hai bên về sự tồn tại của thương hiệu Wall’s trên thị trường Việt Nam sau khi thương vụ hoàn thành. Trường hợp giữa Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn STT (STT) sáp nhập với Mazars & Guérard Vietnam, một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của tập đoàn Mazars tại Việt Nam, để trở thành công ty Mazars STT Vietnam cuối năm 2008 là một trường hợp thay đổi hoàn toàn sở hữu. STT chấm dứt sự tồn tại và toàn bộ tài sản được chuyển giao cho Mazars để quản lý hoạt động theo định hướng mới nhằm tạo ra giá trị mới cho các cổ đông của cả hai bên. Thông qua các ví dụ trên, có thể hai khái niệm mua bán và sáp nhập có những tương đồng về mặt ngữ nghĩa và việc phân biệt chúng đôi khi còn phụ thuộc vào mục tiêu truyền thông của các bên liên quan. Chẳng hạn, một công ty mua lại (ac- quisition) một công ty khác, giành quyền kiểm soát toàn bộ và xóa sổ công ty bị thâu tóm nhưng vẫn có thể được thông tin ra bên ngoài là sự sáp nhập (merger). Do vậy, việc sử dụng khái niệm này mang tính tương đối và điều quan trọng là chúng ta cần hiểu bản chất của hoạt động M&A - có sự thay đổi cơ bản về sở hữu và quản trị. • • • CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM 7 Các hình thức M&A Các quan hệ trong M&A có thể được mô tả trong các quan hệ dưới đây: Công ty A và Công ty B sáp nhập với nhau thành Công ty C. Hiện tượng này được coi là hình thức hợp nhất doanh nghiệp. Trong hình thức này sự ra đời của C đồng thời làm chấm dứt sự tồn tại của A & B trên thị trường. Về bản chất đây là hoạt động sáp nhập (merger) nhưng theo pháp luật Việt Nam, hiện tượng này được gọi là “hợp nhất doanh nghiệp” để phân biệt với tình huống khác dưới đây. Trong trường hợp Công ty B sáp nhập vào Công ty A nhưng không tạo ra một pháp nhân mới, B chuyển toàn quyền và nghĩa vụ sang A và chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập, thì được Luật Doanh nghiệp Việt Nam định nghĩa là “sáp nhập”. Rõ ràng, sự phân biệt hai khái niệm trên mang tính tương đối vì trên thực tế, các hiện tượng trên vẫn có thể được hiểu như sau: Công ty A “mua lại” hay “thâu tóm” Công ty B. Sau khi mua được, Công ty A quyết định sự tồn tại của Công ty B và của chính mình: Công ty B “bị thâu tóm” đương nhiên chấm dứt sự tồn tại còn A có hai sự lựa chọn, hoặc giải thể chính mình và thành lập pháp nhân mới (Công ty C) hoặc giữ nguyên pháp nhân A. Thực chất, đây chỉ là sự lựa chọn về hình thức và thủ tục pháp lý. Hai hiện tượng trên diễn ra khi các chủ thể tiến hành M&A đối với toàn bộ doanh nghiệp. Trên thực tế, các hoạt động M&A có thể diễn ra đối với một phần hoặc một bộ phận doanh nghiệp, theo các hình thức dưới đây: Tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia định đoạt quyền sở hữu và quản trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua. Rất nhiều tỷ phú Nga đã thành công từ chiến lược này khi Nga tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước vào đầu thập niên 90. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng thành công nhờ chiến lược này ở giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Mua gom cổ phiếu để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Tại Việt Nam, nửa cuối năm 2008, • • • • [...]... Minh Đức) M&A tại Việt Nam Đầu những năm 90, khi bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn 19 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM Unilever đã chọn một chiến lược khôn ngoan là mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm P/S (thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM) với giá 5 triệu USD Đây có thể được coi là thương vụ M&A đầu tiên tại Việt Nam và rất thành công với Unilever Tại thời điểm... 21 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM Tiềm năng và Cơ hội cho hoạt động M&A tại Việt Nam Hoạt động M&A về dài hạn được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra hết sức sôi động tại Việt Nam dựa trên những cơ sở như: • Sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn 1990-2007 đã “sản sinh” ra quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành dẫn đến tính cạnh tranh rất cao Doanh nghiệp Việt. .. ty xi măng mua lại nhà máy sản xuất vỏ bao Sáp nhập dọc được 15 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM chia thành hai phân nhóm: (a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của mình, công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bánlẻ quần áo là một ví dụ; (b) sáp nhập lùi (backward) khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công... thống kê M&A tại Việt Nam 20032008).Có thể kể đến một số vụ M&A điển hình đã diễn ra tại Việt Nam như Swiss Reinsurance Co mua 25% cổ phần của VINARE (Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam) với giá 81,9 triệu đô la Mỹ; Công ty Công nghiệp ô tô than Việt Nam (VMIC) nhượng 12,5% cổ phần cho KAMAZ Inc; VinaCapital mua lại một phần hoặc toàn bộ một số khách sạn ở TPHCM, Hà Nội; Morgan Stanley mua 49% cổ... có thể mua dần trên thị trường giao dịch hoặc qua giao dịch thỏa thuận (đây là cách phổ biến tại Việt Nam) ; công khai chào thầu; lôi kéo cổ đông bất mãn (proxy fights); thương lượng tự nguyện với Ban điều hành (hầu như chưa diễn ra tại Việt Nam tính đến thời điểm cuốn Cẩm nang này ra đời) Xem Hộp 1.2 về các hình thức mua gom Hộp 1.2 Các hình thức mua gom cổ phiếu • Chào thầu: doanh nghiệp đi mua công... doanh 13 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ luôn tìm cách theo đuổi M&A như một phương tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này; • Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường: chắc chắn số lượng “người chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng... vừa có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập Hộp 1.4 Ví dụ điển hình: Doanh nghiệp FDI tiến hành M&A Ngày 6/5/2008, tại TPHCM, tập đoàn Computer Sciences Coporation (CSC) của Mỹ đã công bố mua lại Công ty Tư vấn và Phát triển phần mềm Việt Nam (FCG Việt Nam) sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập và mua lại công ty mẹ FCG tại Mỹ vào đầu tháng 1-2008 Theo đó, CSC đã chi khoảng 365 triệu đô la Mỹ để mua lại FCG, bao... hàng Công ty FCG Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện những chiến lược về dịch vụ tư vấn và phát triển phần mềm tại Việt Nam Hiện tại, trung tâm này có 600 nhân viên ngành CNTT và CSC có kế hoạch tăng nguồn nhân lực lên đến 1.000 người Sau khi sáp nhập, CSC sẽ đưa khách hàng của CSC đến Việt Nam, phát triển thị trường nội địa và mở rộng hoạt động sang dịch vụ mới trong ngành CNTT Tại Việt Nam, CSC sẽ phát... nước này một kết cục tồi tệ hơn Cũng chính vì lý do khủng hoảng nên tình hình M&A tại những nước phát triển như Mỹ giảm vì các động cơ để tiến hành M&A không đạt được cho các bên Tuy nhiên, chính cuộc khủng hoảng lại là thời cơ cho nhiều doanh nghiệp muốn thâu tóm để bành trướng 17 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM Điển hình nhất là ngành ô tô Trong lúc nhiều “đại gia” ô tô của Mỹ đang hấp hối... tính mang tính thù địch” Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và 9 CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM thua lỗ, luôn có một bộ phận cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) để . CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP tại Việt Nam Mạng Mua bán Sáp nhập Việt Nam Lời giới thiệu Chương 1: Tổng quan về hoạt động M&A Khái niệm Mua. măng mua lại nhà máy sản xuất vỏ bao. Sáp nhập dọc được • • CẨM NANG MUA BÁN - SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM chia thành hai phân nhóm: (a) sáp nhập