1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái

12 865 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 68 KB

Nội dung

luận văn về Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” (Ca dao Việt Nam) Nếu trước đây, câu ca ấy chỉ là lời hát ru của bà, củ mẹ để đưa tôi chìm sâu vào trong những giấc mơ của tuổi thần tiên ngọt ngào, thì giờ đây, ngay lúc này, tôi lại thấy thâm thía biết bao nhiêu ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp trong từng câu chữ của bài ca dao ấy! Công cha, nghĩa mẹ, đạo hiếu làm con - những điều ấy tưởng chừng như bị quên lãng bởi nhịp sống hối hả của thời hiện đại. Nhưng không! xã hội chúng ta vẫn đòi hỏi những chuẩn mực sống truyền thống, có đạo đức “uống nước nhớ nguồn” và ngay bản thân chúng ta cũng luôn trỗi dậy nhân cách sống có tình người. Trong cương thường tổng quát của Nho gia, ngoài để cao tình vua - tôi, thầy - trò, vợ - chồng, anh em. Thì tình cảm huyết thống giữa cha mẹcon cái cũng được giáo dục, được đưa ra bàn luận qua rất nhiều thế hệ đểtrở thành đạo lí ứng xử chung trong xã hội! Ngẫm thấy, con người luôn bị xoay quanh và bị chi phối bởi những luân thường ấy! Có lẽ, trong giới sinh quan này, chỉ có con người mới ý thức được những quan hệ hết sức tự nhiên, hết sức tất yếu đó mà thôi!. Bình minh của loài người, tạo hóa đã cho họ được những gì? Xã hội mông muội, không văn hóa, không giai cấp, không gia đình… Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng cũng được chăm sóc, bảo vệ, được nuôi dưỡng bằng bầu sữa ấm nong của người đã sinh thành ra chúng, và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài học đầu đời trước cuộc sống hoang dã thời nguyên thủy. Trải qua rất nhiều thế kỷ, đến xã hội chúng ta ngày nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người tụ tập theo huyết thống tạo thành những gia đình… Nhưng rồi khi có một đứa trẻ được sinh ra, chúng cũng được dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người thân xung quanh chúng, và được lớn lên cũng bằng bầu sữa ấm nóng ngọt ngào ấy! Những tiếng bập bẹ đầu đời, chúng luôn gọi tên những người gần gũi với chúng. Đó là bà, là mẹ, là ba… Điều mà tôi muốn nói ở đây, là tình cảm, là mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹcon cái, không chỉ tồn tại ở một vài xã hội nhất định mà nó bắt đầu ngay từ khi tạo hóa sinh ra loài người trên trái đất này! Nói như Giáo sư Trần Quốc Vượng thì là một trong ba nguyên lí cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành một sinh vật của xã hội đó là nguyên lý “cùng cội nguồn”. Nguyên lí cùng dòng máu, quan hệ “máu mủ ruột rà” là “cương lĩnh tự nhiên” của loài người, đó là nguyên lí “tiên nghiệm” (Apriori) xuất hiện ngay từ buổi đầu của lịch sử loài người và cho dù sau này, nó có phải nhường quyền ưu tiên cho nguyên lí “cùng chỗ” (Co-Residence) rồi với diễn trình lịch sử của các cuộc cách mạng Nhà nước, cách mạng chữ viết, cách mạng đô thị, rồi cách mạng công nghiệp…, cho nguyên lí “cùng lợi ích” (Co-intérêt) thì nó vẫn còn ở đó cho đến ngày hôm nay “phơi gan cùng tuế nguyệt”, khi lỏng bỏ, khi chặt chịa, nhưng chưa bao giờ đứt đoạn… có thể gọi nguyên lí cùng dòng máu trong lịch sử loài người là một nguyên lí “liên đại” (Panchromique) hay đó là hằng số (constance) của văn hóa nhân dân, mong chờ một giá trị nhân văn phổ quát toàn nhân loại (Universel)… Chính vì thế, tình cảm giữa cha - mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với mẹ cha là quan hệ “máu mủ ruột rà” có ý nghĩa thiêng liêng gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta!. Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại ở xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là ở toàn thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm nay! Và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao, tôn vinh, tôn thờ như thế! 2 Theo quan niệm Macxit thì con người cũng là sản phẩm của tự nhiên. Cho nên, con người có đầy đủ những gì thuộc về tự nhiên. Nhưng, có điều, ở con người chúng ta, biên độ tình cảm mạnh và phong phú hơn những loài khác trong tự nhiên. Đặc biệt là tư duy. Tình cảm gắn kết nhất phải nói đến tình mẫu tử. Nó được ví với những cái vô cùng, vô tận của tự nhiên: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Với xã hội Việt Nam, kể cả xã hội phong kiến cho đến ngày nay, người phụ nữ tuy không phải là trụ cột chính trong gia đình, đôi khi còn bị tước bỏ quyền lợi (xã hội phong kiến) nhưng lại giữ một chức trách vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Đó là làm mẹ!. Một người mẹ - “Một nhân vật tự nhiên vô điều kiện” để sinh ra một đứa con, đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách. “Chín tháng mười ngày” nuôi dưỡng, bảo vệ, gìn giữ bào thai rồi lại một mình “vượt cạn”. Đau đẻ , ngứa ghẻ, đòn ghen” đó là những điều khổ sở, khó chịu nhất mà ông cha ta đã đúc kết ra. Trong đó, “đau đẻ” được đứng đầu tiên cho sự aaysQ cho dù ngày nay, được sự giúp đỡ của khoa học tiến bộ, việc sinh đẻ của con người phụ nữ dễ dàng hơn rất nhiều, khỏe mạnh và an toàn cả mẹ, cả con, nhưng vẫn còn đó ở người mẹ sự lo lắng, hồi hộp để chào đón một sinh linh bé bỏng, máu mủ gắn kết với chính mình. Và chính sự đau đớn ấy, mẹ mới càng thương con hơn, con càng mang ơn mẹ nhiều hơn! Thật lạ kỳ! Một thứ tình cảm cao đẹp thánh thiện, gắn kết chặt chẽ lại nảy sinh từ nỗi đớn đau hết sức tự nhiên ấy! Một nỗi đớn dâu mà bất kỳ người con gái, bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn có. Đó là món quà quí giá nhất mà tạo hóa đã ban cho họ quyền làm mẹ! Chẳng thế mà có người cho rằng phụ nữ là mẹ của nhân loại. Không có mẹ sẽ không có những Giáo sự, bác sỹ, không có những thiên tài, những thần đồng cho nhân loại. Không có mẹ sẽ không có những công trình đi vào lịch sử, và những công trình xuyên thế kỷ như hôm nay. Mẹ - tiếng ấy vang lên trong mỗi chúng ta thật ngọt ngào đằm thắm. Nó chứa đựng một ý nghĩa sâu sa cho tình yêu nhân loại ! Trong tiếng Anh, Mẹ là ngôn từ đẹp nhất trong 3 tốp 5 ngôn từ được bầu chọn là ngôn từ đẹp nhất tại 102 quốc gia. Đó là Motherr (mẹ) Passion (niềm đam mê) Smile (mẹ cười) Love (tình yêu), Elorrnity (Sự bất diệt). Nó không những đẹpcòn có một ý nghĩa cao cả, vượt lên trên cả cái đẹp của ngôn từ. Nó làm cho chúng ta cảm thấh bình yệ, ấm cáp hơn, ngọt ngào và hiền dịu hơn bao giờ hết! Tiếng khóc chào đời của trẻ là niềm vui sướng, hạnh phúc của mẹ. Nó xóa tan đi nỗi cực khổ mệt nhọc trước đó. Và như một sứ mệnh thiêng liêng, người mẹ lại tiếp tục cuộc hành trình của mình: Nuôi, dạy, bảo vệ cho con khôn lớn trưởng thành. Thấm nhuần đạo lí Nho gia, người phụ nữ Việt Nam rất hiểu cách giáo dưỡng con cái: “Dạy con từ thuở còn thơ” hay “bé không vin, cả gãy cành”… Những đạo lí cơ bản để thành người là điều người mẹ nào cũng dạy cho con mình đều mong cho con mình lĩnh hội những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Tất cả tâm huyết tấm lòng của mẹ lúc nào cũng bao la, rộng lớn, lúc nào cũng hướng về con, che chở cho “công trình sáng tạo” của mình. Một người mẹ hiền dịu, nhân hậu, đảm đang, có tình nghĩa… hẳn sẽ sinh ra những đứa con như thế. Bởi lẽ, phần lớn, trong quá trình hình thành nhân cách, trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của người mẹ. Phải chăng vì thế mà ông cha ta vẫn luôn quan niệm rằng “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Điều đó có đúng không? Thiên chức của mẹ là nuôi dạy con trở thành một người hiếu thuận với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thành đạt trong cuộc sống, và là một người công dân có ích cho xã hội. Vì lẽ đó, mà công đầu thuộc về mẹ khi có một đứa con như thế. Và hẳn rồi, người mẹ sẽ là người “đứng mũi chịu sào” cho tất cả những gì con làm, khi con không ngoan!. Thật khó để nói hết những hi sinh, mất mát, những nỗi cực khổ của mẹ! Ta sẽ rất dễ dàng bắt gặp trong những áng văn chương, những câu thơ, lời hát, những tượng tạc mà ở đó, hình ảnh người mẹ đã hiện lên như một pháp đài kỳ vĩ. Mẹ đã hiện ra với tất cả những phẩm chất của mình, chỉ cốt sao: “Nuôi con cho được vuông tròn. 4 Mẹ, thấy dầu dãi gối mòn lưng cong” (Ca dao Việt Nam) Biết bao nỗi cực nhọc đồn lên đôi vai gầy của mẹ, Hình ảnh người mẹ với dáng “cò” “lặn lội” “quanh năm buôn bán ở mon sông” để “nuôi đủ năm con” của Tú Xương cũng làm cho ta thán phục và ngậm ngùi thương cảm, và càng thêm trân trọng những người phụ nữ lam lũ, những người mẹ giàu đức hi sinh cho gia đình, cho con cái ! vất vả là vậy, cực nhọc là thế nhưng chẳng bao giờ người mẹ ấy than vãn cho số phận, trách giận cho con cái. “Chim trời ai dễ đếm lông Nôi con ai dễ kể công tháng ngày” (Ca dao Việt Nam) Mà luôn coi đó như sứ mệnh thiêng liêng cao cả, đầy ý nghĩa của tạo hóa. Và mẹ còn la ai nữa! “…Là người sinh ra những đứa con. Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng ta biết yêu biết hát Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân cát. Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương. Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng. Là bác học hay là ai đi nữa. Vẫn là con của một người phụ nữ. Một người đàn bà bình thường không biết tuổi tên”. (Xuân Quỳnh) Là thế đấy! Bình dị nhưng cao quí biết bao nhiêu! Mẹ đã sinh ra cho đất nước những người anh hùng, những nhân tài tuấn kiệt nhưng cũng là người thầm lặng, đứng sau thành công của các con. Sự hi sinh ấy mấy người làm được! Rồi cả khi đất nước có binh đao lửa đạn, mẹ lại sẵn sàng hi sinh một lần nữa, nén nỗi đau thương, dành tặng những giọt máu của mình cho Tổ quốc! Mất mát đấy nhưng rất đỗi tự hào vì trên mảnh đất quê hương mình, những đứa con của mẹ đã chiến đấu, đã anh dũng hi sinh chứ 5 không hèn nhát khuất phục kẻ thù. Rất có thể, những người con ấy trở về quê hương, về với mẹ cùng nhiều vết thương, mảnh dạn, cùng những hình thù kì quái, cùng những bệnh của nắng mưa, lúc quên, lúc nhớ… nhưng trong lòng mẹ, những con người ấy, lúc nào cũng là mầm chồi non mới nhú, cần phải được bảo vệ, chăm sóc, cần phải được che chở, yêu thương! Còn gì cao quý hơn thế nữa chăng? Bất kỳ một người mẹ nào cũng vậy! Sẵn sàng cho đi những cái ý nghĩa nhất đời mình mà không hề đòi hỏi riêng cho bản thân mình. Đó là bản chất tự nhiên của những người làm mẹ, luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con mình. Bản chất tự nhiên ấy qua thời gian, qua những quan điểm khắt khe của Nho giáo đã trở thành quy luật, là chuẩn mực đạo đức chung trong thế ứng xử của văn hóa, của thẩm mỹ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong thực tế cuộc sống. Với bản tính nhân hậu hiền lành, vừa thánh thiện vừa giản đơn, chất phác. Tất yếu những người phụ nữ, những người phụ nữ ấy sẽ luôn dành tình yêu thương, những bài học nhân cách đạo đức cho con. Chẳng thế mà, ông cha thường nói “Phúc đức tại mẫu”. Quan niệm này không chỉ khẳng định lại vị trí mà còn nâng tầm quan trọng của thiên chức làm mẹ lên cao hơn vốn dĩ. Nhưng cũng đè nặng thêm trách nhiệm của mẹ - làm sao nuôi dạy con cái khôn ngoan, trưởng thành. Cũng như tình mẹ, công cha lớn lao và thiêng liêng vô cùng! Mặc dù “Cha sinh không tày mẹ dưỡng” nhưng bao giờ trong tâm hồn, trong suy nghĩa của con, người cha giống như một tấm gương lớn để con soi mình, để con học tập. Tình cảm của mẹ được thể hiện một cách rõ ràng, chúng ta rất dễ nhìn thấy. Nhưng tình thương của cha thì luôn chìm lắng, lặng thầm. Có người cha chẳng bao giờ dành những lời ngọt ngào cho con nhưng trong sâu thẳm lòng chatình yêu thương vô bờ bến. Cha đã dạy cho con nhiều điềubổ ích, dạy những quy luật tất yếu trong cuộc sống. Có thể thời gian dành cho con không nhiều, nhưng những gì cha làm cho con là vô tân. Trong xã hội phong kiến xưa, người cha có một vị trí quan trọng đối với gia đình. Sẽ chẳng có bất cứ lí do gì khiến những người vợ, những 6 người con không nghe lời của cha - người đàn ông trụ cột trong gia đình. Người cha giống như người dẫn đường cho con bước đi, là người hướng cho con ánh sáng trong đời!. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái. Vì thế, vai trò trách nhiệm lại càng được đặt cao hơn nữa! có nuôi dạy được con ngoan giỏi thì xã hội mới có những công dân tốt, những công dân có ích để xây dựng đất nước phồn vinh, tươi đẹp. Tuy nhiên, với cuộc sống công nghiệp như ngày nay, rất ít cha mẹ có thời gian cho con cái. Nhiều đứa trẻ phải sống cuộc sống thiếu tình cảm. Tự mình phải lo từng bữa ăn, từng cái mặc trong khi cha mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc. Và dường như họ phó thác con cái cho người giúp việc, cho nhà trường, coi đó là đủ để con mình trưởng thành, đủ để con mình bằng bạn bằng bè. Nhưng không ! Đã có rất nhiều đứa trẻ thừa vật chất, thiếu tình cảm, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ đã lao vào con đường lầm lỗi. Đến lúc đó, sự tình ngộ muộn màng của cha mẹ được đền đáp bằng tình thương yêu cho con. “Con dại cái mang” nhưng cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ của bậc làm cha làm mẹ. Và sẽ chẳng có một thứ tình cảm nào thiêng liêng hơn để thay thế tình mẫu tử, phụ tử. Bình yên, ấm áp, ngọt ngào đó là nhwgnx gì con cần ở cha mẹ. Bởi lẽ đó, để làm tròn trách nhiệm của mình không phải cha mẹ nào cũng làm được!. Lai nói đến Nho giáo! Nho giáo luôn bận tâm đến điều mjoons ai cũng đều trọng lễ (tức tôn trọng trật tự xã hội, đẳng cấp). Với những đạo giáo khắt khe nhưng vô cùng thâm thúy, thì chẳng khó hiểu khi nhà nho quan niệm “Lấy nhà làm gốc trong nhà con cái lấy chữ hiếu làm gốc đối với cha mẹ” Chữ hiếu được đặt ra trong mọi xã hội từ phong kiến đến xã hội ngày nay. Ông cha ta đã khuyên dạy con cháu mọi thế hệ phải biết đến công nghĩa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” không bao giờ cũ nhất là trong xã hội chúng ta ngày nay - khi mà những lo toan cuộc sống dường như khiến bậc con cáitình quên đi đạo hiếu của mình. Có cần gì nhiều đâu, chỉ đôi lời hỏi thăm sức khoẻ, chỉ đôi 7 phút hàn huyên tâm sự cũng phần nào làm ấm lòng cha mẹ. Đối với con, cha mẹ là người dẫn đường chỉ lối, là người nâng bước con đến những thành công trong cuộc sống. Như đã nói ở trên, tình mẫu tử làtình cảm gắn kết nhất trong mối quan hệ giữa con người vơi con người. Bầu sữa ấm nóng của mẹ vừa nuôi dưỡng con khôn lớn, vừa là sợi dây tình cảm nối giữa mẹ và con. Thật bất hạnh cho những đứa trẻ sinh ra mà không có mẹ, không có bàn tay mẹ bồng bế, chở che. Những đứa trẻ ấy sẽ lớn lên với một tâm hồn thiếu khuyết mà khó có gì bù đắp được! Ta cũng thật cảm thương và xót thương cho nhân vật Cáitrong tác phẩm “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố khi phải bán mình đi ở chỉ lấy đồng bạc để nộp thuế cho cha, đứa trẻ 7 tuổi ấy, biết đâu là đạo hiếu, chỉ biết rằng nếu có tiền thì Thầy nó không bị trói đánh ở ngoài đình và mẹ nó không khổ nữa . đấy cũng là hiếu chứ còn gì ! hay có những người con bất lực trước trách nhiệm của mình: “Con hèn qua không giúp gì được mẹ Phơi thân gầy bán sổ số ven đường Mẹ sinh con mong về già nương tựa Tóc điểm sương rồi nhìn mẹ mà thương. “Mẹ - Thế Hùng” Biết là thương nhiều lắm, nhưng đứa con ấy không giúp gì được cho mẹ và thẹn với chính bản thân mình. Điều đó với một người con biết nghĩ thì là nỗi ám ảnh trong long, nỗi ám ảnh hổ thẹn dâng cao đến nỗi: “Chẳng dám đi qua sợ nhìn mẹ mà đau Mà sót xa mẹ ơi con thương mẹ Nắng sế chiều rồi con đâu còn bé. Sợ một ngày kia ân hận quá muộn rồi. Rõ ràng người con đã có ý thức được trách nhiệm của minh. “Nhìn mẹ mà đau” mà xót xa, mà ân hận, trạng thái âm lý ấy chứng minh được 8 tình cảm sâu đậm con giành cho mẹ, tình cảm đó đã hằn sâu in đậm vào trong lòng con vào tâm trí con không thể nào xoá được. Nhưng đôi khi, với con mẹ còn là một cái gì đó rất đơn giản, bình dị nhưng ý nghĩa vô cùng. “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm vào sống lưng cho, mới thấy được người mẹ có một êm dịu vô cùng”.(trích trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). Hay chỉ là nỗi nhớ: “Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước dậu phơi Hình dáng me tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra. Nét cười đen nhánh sau tay áo. Trong ánh trưa hè trước dậu thưa”. (Nắng mới - Lưu Trọng Lư) Tình cảm của tác giả dành cho mẹ thật đẹp. Đứa con xa mẹ, đã nhớ đến mẹ lúc người còn sống, nhớ từ hình dáng, từ chiếc áo đỏ đến nét cười đen nhánh ., phải chăng đó cũng là một nỗi ám ảnh, một nỗi ám ảnh không thể dứt khỏi tâm trí được. Những điều tưởng chừng như hết sức bình thường, hết sức tự nhiên vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, xảy ra trong mối quan hệ huyết thống “máu mủ ruột già” mà chúng ta đang nói đến ở đây đôi khi no là một cái đẹp, một lối ứng xử sẽ được truyền nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong văn hoá ứng xử phương Đông, rất coi trọng chữ hiếu. Một người con bất hiếu sẽ bị lên an, bị nguyền rủa. Vì thế trong ứng xử người con phải làm tròn trách phận của mình: “Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” (Ca dao Việt Nam) 9 Khổng tử cho rằng: “bất hiếu cha mẹ thờ kính vô ích” và còn rất nhiều điều mà con cái cần phải làm. Phụng dưỡng cha mẹ về già là trách nhiệm, là bổn phận của đạo làm con. Thương cha, thương mẹ cố gắng vươn lên trưởng thành báo đáp công ợn sinh thành của cha mẹ - người con nào cũng mong làm được điều đó: “Cha ơi! Cha cũng như cây héo gầy tám mươi năm rễ siêng nặng nhọc nhằn nuôi con khôn lớn. Con như chiếc lá đầu cành xanh biếc cả trời xanh Nhìn chiếc lá cuối cùng lắt lay trong gió. Con rùng mình sẽ có ngày mất cha”. (Nghĩ về cha mùa đông 2001-Thế Hùng) Người con ấy hẳn sẽ rất tự hào về cha mình. Câu thơ và giọng thơ rất đỗi chân thành, chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu thương dành cho người cha đã cống hiến, đã hy sinh cuộc đời mình cho con cái. Và còn đượm cả một nỗi buồn khi trong ý nghĩ con sẽ có một ngày mất cha. Kinh Phật dạy rằng “tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”. Thực tế cuộc sống chúng ta đây, đã có biết bao nhiêu người mắc vào tội lỗi lớn nhất này?! Nhiều lắm! Có những đứa con giàu có nhưng chẳng mảy may bận tâm đến cha mẹ già, có những bố mẹ đến năm bảy đứa con mà vẫn phải sống cô đơn không nơi nương tựa hay phải sống trong những trại giáo dưỡng, thậm chí phải đi ăn xin từng bữa . những cảnh thương tâm ấy vẫn xảy ra đấy thô! Đó là tội lỗi chẳng thể nào tha thứ được - tội bất hiếu! Chính vì thế Hoà thượng Kim Cương Tử đã viết lời kinh sau đây để dăn dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mong không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn 10 [...]... nhân ái, độ lượng, thương yêu, chia xẻ, cảm thông Với chữ “Nhẫn” đó là nhẫn nhịn, nhường nhịn nhận phần thiệt về mình Tất cả những đạo lý ấy đều có trong mối quan hệ tình cảm huyết thống thiêng liêng này! Đó cũng là cái đẹp trong vô vàn cái đẹp khác mà con người có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong xã hội chũng ta Một cái đẹp vượt lên trên cả cái đẹp Và trở thành cái trác tuyệt (Sublime) - một thứ trác...Mang cả tấm thân gầy cha mẹ chở đời con Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không” Nếu nói đến chủ nghĩa nhân văn (Humanism) hay nói theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì là: “Quan cảm nhân tình (Humansense) là giá trị hàng đầu của con người nói chungcon người thế kỷ 21 nói riêng” thì tình cảm huyết thống giữa cha mẹ - con cái và ngược lại cũng mang chở một giá... chung một tình cảm, tình yêu thương, chia xẻ, đồng cảm với nhau Và nói theo quan niệm về mỹ học cái đẹp do con người tạo ra” “bắt nguồn từ những quan niệm chính trị, đặc điểm truyền thống, lối sống Đó chính là văn hoá ứng xử” (Mỹ học đại cương - Thế Hùng) thì mối quan hệ này lại có giá trị thẩm mỹ xã hội rộng lớn, mang đậm bản chất văn hoá ứng xử Bởi lẽ, nó có cả chữ “tâm” và chữ “nhẫn” với chữ “tâm”... Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc bộ qua một số ca dao - tục ngữ - Nxb ĐHQGHN 2 Thế Hùng - Mỹ học đại cương - Nxb Văn hoá Thông tin 3 Thế Hùng - Phụ nữ - Nghệ thuật làm vợ - làm mẹ - Nxb Văn hoá thông tin 4 Thế hùng - Tập thơ Rômance - Nxb Văn hoá Thông tin 5 Một số tài liệu tham khảo khác 12 . 0918.775.368 Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha. thế, tình cảm giữa cha - mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với mẹ cha là quan hệ “máu mủ ruột rà” có ý nghĩa thiêng liêng gắn bó nhất của con

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w