Nhữngsailầmtrầmtrọng của chamẹvới
con cái
Các bậc chamẹ thường tự hứa với bản thân rằng sẽ không bao giờ
để cho con mình phải đối mặt vớinhững khó khăn như mình ở độ
tuổi ấu thơ. Tuy nhiên hầu hết trong số họ không bao giờ thực hiện
được lời hứa của mình.
Đôi khi cảm xúc, tình yêu thương và trách nhiệm lại chính là cản trở để
các bậc phụ huynh đưa ra được quyết định đúng đắn và đúng thời điểm.
Dưới đây là 7 sailầm cơ bản mà chamẹ thường mắc phải trong quá trình
nuôi dạy con cái. Nếu bạn đã và đang áp dụng một trong số những "quá
trình" dạy dỗ dưới đây thì hãy nhanh chóng dừng lại và cùng tìm hiểu
những phương pháp nuôi dạy con. Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi có những
điều vô cùng đơn hiản nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối
quan hệ giữa bạn vớicon cái.
1. Quá bao bọc, nuông chiều con
Vì cho rằng concủa mình quá bé bỏng, cần được bao bọc hoặc quá
nuông chiều concái nên các bậc chamẹ thường có xu hướng làm hộ
con tất cả mọi việc, không để trẻ "nhúng" tay hoặc chịu phân công công
việc cho trẻ để trẻ biết chịu trách nhiệm trước phần việc được giao. Kết
quả là, sự bao bọc và nuông chiều đó khiến những đứa trẻ không có ý
thức tự thân vận động, ỷ lại và lười biếng, lúc nào cũng cần đến sự giúp
đỡ.
Sai lầmcủa các bậc chamẹ là không nhận ra rằng, chính những điều đó
sẽ khiến concủa họ mai này trở nên không biết gì về ngày mai. Họ quên
rằng con mình là một cá nhân độc lập, không phải là một người phụ thuộc.
Do đó chamẹ hãy tập cho con thói quen tiếp xúc với công việc phù hợp
với lứa tuổi và để con tự chịu trách nhiệm với phần việc đó, đừng nuông
chiều con, vì concủa bạn sẽ không sẵn sàng để đối mặt với thế giới bên
ngoài.
2. Không thích ứng được với thời gian biểu củacon
Các bậc chamẹ đã bao giờ nhớ việc mình đã làm gì khi chamẹcủa mình
không hiểu suy nghĩ và hành động của mình khi còn trẻ con? Và hiện tại
chính các bậc chamẹ cũng đang đi vào lối mòn củachamẹ mình, các bậc
cha mẹ không hiểu biết nhiều về thế hệ củacon mình, ngăn cấm và không
thể thích ứng với thời gian biểu của con. Chính điều này đã làm cho cuộc
sống của trẻ thêm khó khăn, chúng sẽ sống đối phó vớicha mẹ. Do vậy
nếu chamẹ không chủ động tham gia tìm hiểu các nhóm, xu hướng, diễn
biến, và quan trọng hơn là học cách suy nghĩ như một thiếu niên, chamẹ
sẽ không thể biết được những gì con mình đang suy nghĩ hoặc cảm thấy.
3. Quá bận rộn
Gửi con đến trường học, phó mặc cho người giúp việc chăm sóc, cho con
tham gia các lớp học năng khiếu Các bậc chamẹ có thể đủ khả năng để
cho con mình học trường tốt nhất, giáo viên giỏi nhất, cuộc sống đầy đủ
vật chất nhất nhưng không có gì có thể thay thế được sự hiện diện của
mình trong cuộc sống của con. Cuộc sống quá bận rộn củachamẹ sẽ tạo
thành khoảng cách lớn trong mối quan hệ vớiconcái và nó tạo thành ấn
tượng không tốt, lâu dài trongcon trẻ. Do vậy hãy dành nhiều thời gian ở
bên con. Nói chuyện, chơi, đi nghỉ mát, vui chơi với con!
4. Thường xuyên trừng phạt concái
Thông thường các bậc chamẹ đều cho rằng đó là biện pháp có giá trị
mang tính răn đe nhất để nuôi dạy con nên người. Và trừng phạt để con
ghi nhớ nếu phá vỡ bất cứ quy tắc nào sẽ có hậu quả nghiêm trọng.
Chẳng hạn nếu bố mẹ đã nói vớicon là không được chơi bóng trong nhà
vì nó sẽ làm vỡ các cửa sổ, và khi các con vi phạm, bố mẹ thường đánh
đòn con hoặc buông những lời nhiếc mắng nặng nề Tất cả những việc
làm bạo lực đối vớiconcái không những không mang lại bất cứ giá trị tốt
đẹp nào cả mà nó còn để lại ấn tượng đen tối trong suy nghĩ của con. Do
đó hãy định hướng để con học cách chủ động tuân thủ các quy định, như
vậy con sẽ ý thức được và làm theo.
5. Trút sự giận dữ lên con
Một tuần 7 ngày không tránh khỏi có những ngày mệt mỏi và căng thẳng.
Nhiều bậc chamẹ thực tế chỉ cần một cái cớ nhỏ đã trút sự bực dọc,
muộn phiền của mình lên con cái. Các bậc chamẹ hãy nhớ rằng tuyệt đối
không lôi kéo chuyện gia đình vào công việc. Hãy tách bạch giữa công
việc và gia đình. Trút sự giận dữ của mình lên concái sẽ khiến con trẻ tổn
thương lâu dài. Do đó cách dễ dàng để chamẹ tránh điều này là hãy hít
thở thật sâu và tự nói với mình rằng: "Con mình không đáng phải chịu điều
đó"
6. Quyết định tất cả mọi thứ thay con
Hãy concủa bạn tự chịu trách nhiệm về những hậu quả mà mình gây ra.
Nếu các bậc chamẹ liên tục đưa ra những quyết định thay con, chamẹ sẽ
khiến năng lực thực sự củacon giảm đi một nửa. Đành rằng không phải
lúc nào quyết định củacon cũng là đúng đắn nhưng việc để con đưa ra
quyết định của mình là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp trẻ hiểu được tầm
quan trọngcủa tính quyết đoán, quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm
trong cuộc sống. Chỉ có như vậy trẻ mới sống tốt hơn ở cả hiện tại và
tương lai.
7. Đặt kỳ vọng quá cao vào con
Nhận ra ưu điểm củacon sẽ giúp các bậc chamẹ định hướng đúng đắn
con đường mà trẻ cần đi theo. Tuy nhiên có nhiều bậc chamẹ vì quá coi
trọng thành tích và muốn được "nở mày, nở mặt" với đồng nghiệp, họ
hàng đã không quan tâm đến việc điều quan trọng là giáo dục kỹ năng
sống cho con chứ không phải là chạy theo thành tích. Giáo dục rất quan
trọng và nó tạo ra nền tảng tuyệt vời cho cuộc sống của con. Nhưng các
bậc chamẹ phải chắc chắn rằng đó là những điều gắn liền với khả năng
và cuộc sống thực tế của con. Đừng buộc trẻ làmnhững gì quá sức hoặc
quá giới hạn của trẻ.
. Những sai lầm trầm trọng của cha mẹ với con cái Các bậc cha mẹ thường tự hứa với bản thân rằng sẽ không bao giờ để cho con mình phải đối mặt với những khó khăn như mình. chiều con, vì con của bạn sẽ không sẵn sàng để đối mặt với thế giới bên ngoài. 2. Không thích ứng được với thời gian biểu của con Các bậc cha mẹ đã bao giờ nhớ việc mình đã làm gì khi cha mẹ của. thứ thay con Hãy con của bạn tự chịu trách nhiệm về những hậu quả mà mình gây ra. Nếu các bậc cha mẹ liên tục đưa ra những quyết định thay con, cha mẹ sẽ khiến năng lực thực sự của con giảm