1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cha mẹ và con cái - Phần 9 ppsx

5 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,33 KB

Nội dung

Những biểu hiện bất thường Phụ huynh cần thường xuyên quan tâm và kịp thời giúp đỡ các em khi rơi vào một trong các biểu hiện bất thường như chán nản, hung hăng, thờ ơ, bị thần tượng ám ảnh Chán nản Trong một xã hội mà trẻ em bị ràng buộc vào quá nhiều hành động, sự chán nản là một phản ứng lành mạnh đối với quá nhiều các kích thích. Trong trường hợp này, chỉ cần được nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần là sẽ nhanh chóng hồi phục. Đôi khi trẻ dùng sự chán nản để che giấu sự bồn chồn lo lắng, sự sợ hãi do không hiểu biết hay trầm uất. Do đó cha mẹ cần tinh ý một chút để phát hiện và can thiệp kịp thời. Hung hăng Người ta có thể thấy đứa trẻ 5 hay 6 tuổi thường có khuynh hướng khoe sức khỏe và muốn trở thành người đứng đầu trong sân chơi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu đòi hỏi được khẳng định ''cái tôi'', một cách tự khẳng định lành mạnh cũng không có gì đáng ngại. Nhưng nếu hành vi của trẻ chuyển thành sự gây gổ, thường xuyên cắn bạn bè, người thân, đánh nhau trong sân chơi thì bạn cần đưa ra một biện pháp giáo dục thích hợp. Thờ ơ Trẻ em có tính khí rất khác nhau - một số tỏ ra tình cảm, một số khác lại hay ngượng ngùng, hay thậm chí có vẻ xa cách. Phần lớn có cảm xúc thay đổi từ mức vui vẻ quá mức cho đến hoàn toàn bình thường. Bạn phải cẩn thận nếu thấy trẻ rụt rè, thu mình lại trong suốt thời gian dài, hay hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng nào. Vì đó có thể là một tình trạng bệnh lý chứ không đơn giản chỉ là giai đoạn biến đổi tâm lý trong quá trình phát triển. Bị thần tượng ám ảnh Đứa trẻ lo tuổi của bạn dành phần lớn thì giờ để nghe nhạc một ca sĩ nào đó hay đứng trước gương hàng tiếng đồng hồ để bắt chước điệu bộ của ca sĩ. Chớ lo lắng: Đó chỉ là sự cuốn hút tạm thời bình thường, đây là một giai đoạn nhất thời, không phải là một sự ám ảnh. Nhưng nếu hiện tượng đó mà kéo dài từ 6 tháng trở lên hay có ảnh hưởng theo cách lặp đi lặp lại mà máy móc thì trẻ đã bị ám ảnh thực sự, cần có biện pháp giải tỏa tâm lý cho trẻ. Nguồn: NTNN Những biểu hiện lạ (-N) Bạn có bao giờ giật mình vì đột nhiên con bạn có những thay đổi hoàn toàn về mặt tâm lý? Có thể do bạn quá bận rộn với công việc mà sao nhãng việc chăm sóc đứa con bé nhỏ. Đứa bé bỗng trở nên ngỗ nghịch, hư đốn hoặc lầm lì khác thường. Vì sao bé trầm uất, lầm lì? Nếu thấy con bạn có những biểu hiện, hành động khác lạ sau đây, bạn nên kiểm tra lại xem tâm lý của bé co gì bất ổn không? - Mặt lầm lì, quàu quạu, chẳng nói chẳng cười. Bé cũng chẳng nhõng nhẽo. Không nói chuyện với bố mẹ như thường ngày. - Ở trường học, bé không chơi đùa với các bạn mà hay ngồi lì một chỗ, không phát biểu ý kiến, không hứng thú trong giờ học. - Ở nhà, bé chỉ làm mỗi một việc như xem ti vi cả tối. Hoặc có bé ngồi vào bàn học miệt mài suốt buổi mà không chú ý đến cha mẹ, anh chị em. Giải pháp tạm thời: Đó là hiện tượng trầm uất ở trẻ em. Trong trường hợp này, bạn nên tạo tâm lý thoải mái cho bé bằng những biện pháp gợi ý như sau: - Cha mẹ nên gần gũi, vỗ về bé. Những cử chỉ nhẹ nhàng, dịu dàng, thái độ ân cần, âu yếm sẽ làm dịu bớt những tổn thương trong lòng của bé. - Đưa bé hòa nhập trở lại với bạn bè bằng cách đơn giản như: rủ bạn đến nhà học nhóm, ôn bài. Bố mẹ cùng tham gia các trò chơi với bé như chơi nhà chòi, bán đồ hàng, chơi búp bê với bé gái. Chơi đánh trận, tập đánh cờ tướng với bé trai. Ban đầu, có thể bé sẽ không mấy hưởng ứng, nhưng bạn cần hết sức kiên nhẫn để khuyên nhủ, chăm sóc bé. Vì sao bé lại ngỗ nghịch và nổi loạn? - Trái với trường hợp trên, bé lại tỏ ra rất cứng đầu. Nó cương quyết không vâng lời cha mẹ. Đòn roi chỉ làm nó thêm xa lánh, và càng “đối đầu” với bạn hơn. - Đôi khi, bé còn tỏ ý từ chối quyết liệt sự chăm sóc của bạn. Nó tự làm tất cả mọi việc, dù bạn tỏ ý muốn giúp nó. - Làm ngược lại những điều cha mẹ khuyên bảo. Giải pháp tạm thời: Trước tiên, bạn phải chiều theo ý con trẻ. Không dùng roi vọt, la mắng bé nữa. Đáp ứng những “yêu sách” nhỏ để tìm xem bé nổi loạn vì lý do nào. Nên đưa bé đi làm trắc nghiệm: Nếu tất cả phương pháp trên đều không có kết quả, bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ cho bé làm những ca trắc nghiệm nhỏ. Từ đó, bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc của mình. Bé có thể được trắc nghiệm bằng một trong các thể loại như: trí tuệ, rối nhiễu tâm tính, tổng quát, hướng nghiệp. Làm việc với các chuyên gia, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Chuyên gia sẽ đưa ra những nhận xét, hướng dẫn giúp bố mẹ hiểu con mình hơn. Từ đấy, bố mẹ sẽ bớt lo lắng bởi những biểu hiện khác thường của con. Bố mẹ sẽ yên tâm tìm ra phương pháp dạy con phù hợp nhất. Bạn thấy đấy, con trẻ thật đáng yêu nhưng mỗi đứa trẻ là cả một thế giới bí ẩn mà người lớn không dễ gì khám phá. Cuộc sống quá bận rộn, bố mẹ khó chăm sóc con cái chu đáo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên đích danh đưa đón con đi học. Dù bố mẹ vất vả hơn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho trẻ, vừa tạo tình thân đặc biệt giữa bố mẹ và con cái. . dẫn giúp bố mẹ hiểu con mình hơn. Từ đấy, bố mẹ sẽ bớt lo lắng bởi những biểu hiện khác thường của con. Bố mẹ sẽ yên tâm tìm ra phương pháp dạy con phù hợp nhất. Bạn thấy đấy, con trẻ thật. ngỗ nghịch và nổi loạn? - Trái với trường hợp trên, bé lại tỏ ra rất cứng đầu. Nó cương quyết không vâng lời cha mẹ. Đòn roi chỉ làm nó thêm xa lánh, và càng “đối đầu” với bạn hơn. - Đôi khi,. gì khám phá. Cuộc sống quá bận rộn, bố mẹ khó chăm sóc con cái chu đáo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên đích danh đưa đón con đi học. Dù bố mẹ vất vả hơn nhưng vẫn đảm bảo được an

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN