1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cha mẹ và con cái - Phần 8 ppsx

5 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,82 KB

Nội dung

Nhìn qua bên nhà hàng xóm Sẽ có những lúc buổi cơm, ngồi lại với nhau chẳng biết nói gì. Thế là mượn đề tài “nhà hàng xóm” vốn phong phú dự trữ, nói mãi không hết, để nói chuyện nhà mình. Vốn tính hay so sánh, nên nói tới nhà hàng xóm, vợ lại xuýt xoa, cho anh chồng nhà bên X kia kiếm khối tiền, biết “ga-lăng” vợ từ chuyện dắt xe lên chung cư mỗi khi vợ đi làm về, biết đưa vợ con đi ăn tiệc nhà hàng ngày cuối tuần, biết nói năng nhỏ nhẹ với vợ. Làm chồng thế mới đúng điệu. Ai đời như nhà mình… vợ lại bỏ dở câu nói. Chồng mới phụ họa, bảo rằng, anh Y nhà hàng xóm thiệt là sướng. Vì anh ta có cô vợ xinh như mộng, biết sống đơn sơ, không đòi hỏi quá đáng, không chưng diện, lại ăn nói nhỏ nhẹ với chồng. Thật là, làm chồng như vậy mới xứng đáng. Chồng chép môi… Bữa cơm là câu chuyện nhà hàng xóm. Không ai tranh cãi. Nhưng ăn xong, ai cũng mặt sưng mày sỉa. Vì họ đều đứng núi này trông núi nọ. Đứa con lớn lên. Nó đi nhà trẻ. Rồi về bảo với bố mẹ rằng ở trường có cô giáo tốt. Cô hiền lành và ít la mắng con. Mẹ nó bảo, vì cô giáo có một người chồng tốt, luôn làm vui lòng cô giáo. Chồng im lặng. Hôm sau, nó lại đi quanh quẩn hàng xóm chơi, về lại bảo, chú X thương con không hay đánh đập con như ba. Ba nó bảo, vì chú ấy có một người vợ tốt không bao giờ gây gổ làm cho chú ấy phát bực. Giận cá chém thớt. Thằng nhỏ lớn lên trong chịu đựng những cơn hằn học của người lớn. Rồi thì nó mặc cảm với bạn bè mỗi khi kể về gia đình mình. Nó phải ngồi chung mâm cơm với ba mẹ và quen với những câu chuyện so sánh nhà hàng xóm. Nó thấy dường như ba mẹ nó đang sống bằng một hình dung khác, một mẫu hình mái ấm khác. Câu chuyện tưởng chừng không có hồi kết. Mãi cho đến khi đứa nhỏ lớn lên, nó biết nói câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” với ba mẹ mình để làm dịu những phút vợ chồng mặt sưng mày sỉa sau những phép so sánh với nhà hàng xóm. Lúc ấy, người lớn lại quay sang bảo nó, thôi rồi, đến thằng bé bây giờ con nhà mình không ngoan như con nhà hàng xóm. Con cái gì mà dám can thiệp vào chuyện ba mẹ. Thằng bé lại bảo, nhưng vì ba mẹ trước, ba mẹ không như ba mẹ bạn bè con. Ba mẹ bạn bè con không hay gây gổ đem nhà hàng xóm ra để hành hạ nhau bao giờ! Vợ chồng đều giật mình. Lâu nay, mái ấm chia hai cực giờ đã phân ra ba thái cực. Chỉ bởi cái sự so sánh với nhà anh X, chị Y nào đó hàng xóm. Những bắt chước tai hại Hai vợ chồng anh Lâm sững sờ và ngượng ngùng khi nghe Sơn, con trai anh chị nói với bác tổ trưởng đang vận động bà con khu phố quyên góp giúp đỡ nạn nhân vụ sóng thần vừa qua: - Đóng tiền gì đóng hoài! Hết “nhà tình nghĩa” đến “nhà tình thương”, hết “nỗi đau da cam” đến “sóng thần”. Lúc nào cũng có lý do quyên góp. Ở trường cháu đóng rồi, cha mẹ cháu cũng đóng rồi. Vậy bây giờ có phải bắt buộc đóng nữa không? Sau khi nghe bác tổ trưởng giải thích mục đích và tùy lòng hảo tâm mà đóng góp chứ không bắt buộc, Sơn vẫn tỏ vẻ không hiểu. Sau khi ủng hộ tiền và tiễn bác tổ trưởng về, anh Lâm la ầm lên: - Con ăn nói gì lạ vậy? Làm mất mặt cha mẹ! Sống như kiểu con, người ta gọi là ích kỷ, là không biết chia sẻ trước nỗi đau người khác, nghe không? Sơn cúi mặt, không nói gì. Nó ngạc nhiên sao cha mẹ lại nổi nóng và giận dữ đến thế. Tối cơm nước xong, chị Lâm mới nhỏ nhẹ nhắc chồng: - Anh đừng trút giận lên thằng Sơn. Nó ăn nói như vậy cũng có phần lỗi ở mình. Rồi chị nhắc cho anh nhớ cách hành xử của anh với mọi người… đã tác động đến lối sống, cách suy nghĩ của thằng Sơn thế nào. Nghe vợ nhắc, anh giật mình. Có lẽ thế thật! Mỗi lần đóng góp tiền gì, từ thiện, theo thói quen, anh vừa đưa tiền vừa than thở: “Đóng gì đóng hoài!” Ra đường thấy người ăn xin, cơ nhỡ dù là lớn tuổi, hay trẻ nhỏ thậm chí những người khuyết tật anh cũng không bao giờ “chia sẻ” lấy một đồng. Đã vậy lắm lúc anh còn cau có: “Ăn xin mà mỗi ngày kiếm cả trăm ngàn tính ra còn hơn cả lương của tui nữa”… Có lần, lúc thằng bé học lớp 3, nó hỏi: “Sao ba không cho họ tiền? Cô con nói thấy người khó khăn phải giúp đỡ!” Anh bĩu môi: "Người nghèo khổ trong xã hội này nhiều lắm, mình giúp không nổi đâu. Đó là trách nhiệm của nhà nước." Cơ quan anh Lâm tổ chức hiến máu nhân đạo. Anh mới gần 40, sức khỏe còn tốt, không bệnh tật gì nhưng lại không tham gia. Anh phân trần: “Ngu gì mà tham gia! Cho một lần rồi mai mốt vận động nữa, làm sao từ chối? Nói đại đang bị huyết áp là xong”. Còn chị, hội phụ nữ có vận động chị em trong khu phố đi thăm mấy em bé mồ côi, anh bảo chị từ chối vì “Nghe nói ở đó có nuôi mấy đứa bị sida. Thôi, ở nhà cho chắc ăn. Cho tụi nó vài chục ngàn là xong!” Ban đầu nghe chồng “giảng dạy” con như thế chị không biết con có hiểu nổi khái niệm “trách nhiệm” với “nhà nước” không, nhưng chị không hài lòng lắm về kiểu dạy con như vậy của chồng. Góp ý anh bảo chị khéo vẽ vời, lo xa. Dần rồi chị thấy điều đó trở nên bình thường. Và từ đó về sau, thằng bé không bao giờ hỏi nữa. Mùa hè vừa rồi đứa con gái lớn đang học năm thứ nhất đại học xin tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”, anh và cả chị đều dứt khoát từ chối. Lấy lý do “Xuống dưới quê đi làm đầy tớ quét rác, móc cống, làm cầu đường… cực như vậy mà tụi bây ham đi cái gì. Hè ở nhà nghỉ ngơi, ba má cho đi Mũi Né hay Đà Lạt chơi, sướng hơn không?”… Hôm nay, việc Sơn đã “phát ngôn” như vậy anh mới giật mình. Quả thật đó không là lỗi của nó mà chính là ở anh. Thì ra bấy lâu nay những điều anh làm, anh nói trước mặt con, theo anh chẳng có gì quan trọng lại thấm dần vào nếp nghĩ của Sơn. Và đến hôm nay là dịp “trả bài”. Trong thâm tâm anh đâu bao giờ muốn con trở thành người vô tình vô nghĩa với cuộc sống, với cộng đồng xã hội. Chẳng qua là anh chủ quan trong việc dạy con. . mình không ngoan như con nhà hàng xóm. Con cái gì mà dám can thiệp vào chuyện ba mẹ. Thằng bé lại bảo, nhưng vì ba mẹ trước, ba mẹ không như ba mẹ bạn bè con. Ba mẹ bạn bè con không hay gây gổ. Sơn vẫn tỏ vẻ không hiểu. Sau khi ủng hộ tiền và tiễn bác tổ trưởng về, anh Lâm la ầm lên: - Con ăn nói gì lạ vậy? Làm mất mặt cha mẹ! Sống như kiểu con, người ta gọi là ích kỷ, là không biết. họ đều đứng núi này trông núi nọ. Đứa con lớn lên. Nó đi nhà trẻ. Rồi về bảo với bố mẹ rằng ở trường có cô giáo tốt. Cô hiền lành và ít la mắng con. Mẹ nó bảo, vì cô giáo có một người chồng

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w