Trường THPT Bình Mỹ Tổ chuyên môn: Sinh – KTNN Họ và tên GVHD: Lê Phước Dững Họ và tên SV: Lê Tấn Đạt MSSV: DSB071093 Ngày soạn: 02/11/09 Ngày dạy: 03/11/09 GIÁO ÁN BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: − Học sinh phân biệt được động năng và thế năng. Cho ví dụ minh họa − Biết được cấu trúc và chức năng của ATP. Hiểu được tại sao người ta gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. − Biết được thế nào là chuyển hóa vật chất 2. Hành vi thái độ: − Vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tiển đời sống. − Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng thiên nhiên liên quan đến bài mình đã học. Từ đó kích thích thái độ học tập tích cực ở các em. 3. Kỹ năng: − Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp và suy luận hợp logic. − Kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: − Sơ đồ hình 13.1a và hình 13.2 phóng to − Sách giáo khoa − Sơ đồ về chuyển hóa vật chất. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: − Vấn đáp. − Thuyết trình tái hiện thông báo IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Do tiết trước thực hành, hôm nay thầy không trả bài! 3. Bài mới: − Vào bài: bất kì sinh vật nào muốn sinh trưởng, vận động và phát triển đều cần rất nhiều năng lượng. Ngay trong bản thân chúng ta muốn tồn tại thì cũng cần có năng lượng. Vậy các em hiểu gì về năng lượng? Để giải đáp 1 câu hỏi vừa nêu thầy mời các em vào bài mới, bài 13: “Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. 1. Khái niệm về năng lượng: - Năng lượng là gì? Cho ví dụ về sử dụng năng lượng trong tự nhiên mà em biết? GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. GV: Mở rộng thêm: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác .Thế năng → động năng. 2. Các dạng năng lượng trong tế bào - Trong cơ thể (TB) năng lượng ở dạng nào? GV: Bổ sung kiến thức. + Năng lượng tiềm ẩn trong tế bào dưới dạng các liên kết hóa học trong các phân tủ hữu cơ như cacbohiđrat, lipíp + Năng lượng này thô giống như than đá, dầu mở vì không trực tiếp sinh ra công mà phải qua các hệ thống chuyển hóa năng lượng + Dạng năng lượng tế bào dùng được phải là ATP -HS nghiên cứu SGK và trả lời HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. 1. Khái niệm về năng lượng: - Năng lượng là đặc trưng cho khả năng sinh công. - Trạng thái của năng lượng. +Động năng: Là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. + Thế năng: Là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. 2. Các dạng năng lượng trong tế bào - Năng lượng trong tế bào tồn tại ở dạng hóa năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng. + Nhiệt năng: Giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể, tế bào, không có khả năng sinh công. + Hóa năng: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học, đặc biệt là ATP. 2 3. ATP đồng tiền của năng lượng. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 13.1 SGK trả lời câu hỏi: -ATP Là gì? - Trình bày cấu tạo của ATP? -Tại sao ATP được coi là đồng tiền của năng lượng? GV nhận xét -Năng lượng ATP được sử dụng trong tế bào như thế nào? Cho ví dụ minh họa? GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. Liên hệ: Khi lao động năng, lao động trí óc đòi hỏi tốn nhiều năng lượng ATP. GV nhận xét II. Chuyển hóa vật chất GV: Cho HS nghiên cứu thông tin SGK / Trang 55 trả lời câu hỏi sau. - Thế nào là chuyển hóa vật chất? - Bản chất của quá trình chuyển hóa vật chất? - Vai trò của chuyển hóa vật chất là gì? HS: Nghiên cứu SGK, và hình 13.1 SGK / trang 54 để trả lời câu hỏi + Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình câu trả lời + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - HS trả lời - HS khác góp ý kiến bổ sung -HS: Nghiên cứu SGK / trang 55 và hình 13.2 SGK và kết hợp với nội dung trả lời . -Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung thêm kiến thức. 3. ATP: Đồng tiền của năng lượng : a - Cấu tạo: - ATP là hợp chất cao năng gồm 3 thành phần: + Bazơ nitơ Ađênin + Đường ribôzơ + 3 nhóm phốt phát - Liên kết giữa 2 nhóm phốt phát cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. - Vì ATP là một loại năng lượng được tế bào sinh ra để dùng cho mọi phản ứng của tế bào. b - Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào. + Tổng hợp nên chất hóa học cần thiết cho tế bào. + Vận chuyển các chất qua màng, đặc biệt là vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. + Sinh công cơ học đặc biệt co cơ, hoạt động lao động. II. Chuyển hóa vật chất + Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. + Bản chất chuyển hóa vật chất: * Đồng hóa: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản. * Dị hóa: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản → Dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và 3 Liên hệ: Sự chuyển hóa vật chất lipíp, gluxit, prôtêin, sinh ra năng lượng Nếu ăn thức ăn giàu năng lượng mà không được cơ thể sử dụng dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường Cách ăn uống hợp lí, kết hợp các loại thức ăn GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức. các hoạt động sống khác của tế bào. * Vai trò: - Giúp cho tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. 4. Củng cố: − Trình bày khái niệm năng lượng? cho ví dụ minh họa? − Trình bày cấu tạo và chức năng của ATP? Vì sao người ta gọi”ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào”? − Chuyển hóa vật chất là gì? Chuyển hóa vật chất bao gồm các mặt nào? Trình bày các mặt đó? 5. Dặn dò: − Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK? − Nghiên cứu trước bài 14: “ Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa các chất” 4 . thông báo IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Do tiết trước thực hành, hôm nay thầy không trả bài! 3. Bài mới: − Vào bài: bất kì sinh vật nào muốn sinh trưởng, vận động và. lượng: - Năng lượng là đặc trưng cho khả năng sinh công. - Trạng thái của năng lượng. +Động năng: Là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. + Thế năng: Là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh. HS quan sát hình 13.1 SGK trả lời câu hỏi: -ATP Là gì? - Trình bày cấu tạo của ATP? -Tại sao ATP được coi là đồng tiền của năng lượng? GV nhận xét -Năng lượng ATP được sử dụng trong tế bào