1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu về công nghệ MTOUCH, ứng dụng và hướng phát triển

11 940 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 546,55 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ MTOUCH , ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Giới thiệu: - Mtouch là công nghệ thuộc quyền sở và được phát triển bởi công ty MicroChip (www.microchip.com ). - Điểm nổi bật của công nghệ n ày là : người sử dụng chỉ cần chạm nhẹ v ào các phím cần điều khiển , thay vì là phải ấn xuống các phím nhấn theo kiểu thông th ường. Và công nghệ Mtouch sẽ giải quyết được vấn đề nhiều phím đ ược nhấn cùng lúc (Multi – Touch) - Ngoài ra , các sản phẩm sử dụng công nghệ Mtouch sẽ có độ bền cao h ơn đối với công nghệ Nhấn phím bình thường về : tác động c ơ học , môi trường , sự hao mòn khi sử dụng lâu ngày… Hình 1.1: Miêu tả bàn phím kiểu Mtouch 2. Ứng dụng và hướng phát triển: - MTouch sẽ được ứng dụng cho việc t hay thế kiểu phím nhấn bình thường. - Các bàn phím ứng dụng công nghệ Mtouch sẽ đ ược ứng dụng nhiều trong các sản phẩm gia đình và công nghiệp như: + Bàn phím điều khiển thiết bị trong gia đ ình : quạt , bóng đèn … + Các bàn phím điều khiển trong các thiết bị tự động trong công nghiệp, n ơi mà các môi trường bụi bẩn, ẩm ướt , tần suất sử dụng phím nhấncao, …. Một số hình ảnh minh họa về khả năng hoạt động Tốt của sản phẩm ứng dụng công nghệ Mtouch trong môi trường: ẩm ướt , dính chất dẻo Hình 1.2: Khi sử dụng trong môi tr ường ẩm ướt Hình 1.3: Khi bị dính chất dẻo trên bề mặt  Công nghệ Mtouch còn có thể kết hợp với các kỹ thuật truyền thông nh ư: + Giao tiếp Nối tiếp (UART , SPI ,I2C ) để có thể kết nối với các thiết bị khác nh ư: Máy vi tính , vi điều khiển ,các hệ thống nhúng …. + Không dây: sóng vô tuy ến (RF) , hồng ngoại để tạo ra các bộ điều khiển từ xa cho các thiết bị gia đình như: Máy vi tính , máy đi ều hòa , bóng đèn , quạt … Hình ảnh minh họa cho Một b àn phím đa chức năng của hãng MicroChip , ứng dụng công nghệ MTouch: Hình 1.4: Kit ứng dụng của hãng Microchip CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ MTouch 1. Nguyên lý của Mtouch: + Mỗi phím cảm ứng (touch -pad) là một bản đồng (Copper Sensor) , đóng vai tr ò là một bản cực của tụ điện . Trên bản cực đồng này , sẽ được phủ một lớp bìa (Cover Plate ) cách điện – đóng vai trò làm điện môi. + Mỗi bản cực đồng này , tạo với đất danh định (Ground ) sẽ tạo thành một tụ điện có giá trị là p C Hình 2.1: Cấu tạo của phím nhấn cảm ứng + Khi ngón tay con ngư ời chạm vào các phím cảm ứng này , vì bản thân người là một bản cực ,nên sẽ hình thành một tụ điện giữa phím cảm ứng và ngón tay . Giá trị của tụ điện này gọi là : f C Hình 2.2: Tạo tụ điện cảm ứng f C khi chạm tay vào phím  Lúc đó , sẽ có tụ p C song song với f C , nên giá trị của tụ điện Tương đương của hệ thống sẽ là : _tuong duong p f C C C  (1.1) Hình 2.3: Tổng quan quá trình thay đổi giá trị điện dung *> Việc còn lại là nhận biết được sự thay đổi giá trị điện dung này để có thể nhận biết được phím nhấn nào đã được nhấn ??? 2. Các phương pháp nh ận biết sự thay đổi giá trị điện dung (của công nghệ Mtouch ) : Ở đây , có 4 phương pháp được đề xuất và sử dụng: 1. So sánh (Comparator ) 2. So sánh với bộ giữ (Comparator with SR latch ) 3. Cảm biến điện dung ( Capacitive Sensing ) 4. Tính toán thời gian Nạp của tụ ( Charge Time Mesuarement Unit ) Trong 4 phương pháp này th ì hai phương pháp thứ 3 ( Capacitive Sensing ) và thứ 4 (Charge Time Mesuarement Unit) được đánh giá cao hơn về mặt kỹ thuật và được ứng dụng nhiều h ơn. Ở đây , tôi sẽ đi sâu vào phương pháp thứ 3 ( Capacitive Sensing ) và gi ới thiệu sơ qua phương pháp thứ 4 (Charge Time Mesuarement Unit) a. Phưong pháp “Capacitive Sensing ”: - Ta biết rằng , mỗi tụ điện sẽ có thời gian Nạp -Xả tụ phụ thuộc vào giá trị điện dung của chính nó ( ở đây: giá trị điện trở “ngoài” (external-R) sẽ được giữ không đổi ). - Và khi ngón tay con ngư ời chạm vào sẽ làm giá trị điện dung thay đổi (Theo công thức (1.1): giá trị điện dung tương đương sẽ Tăng lên), dẫn đến thời gian Nạp -Xả của tụ cũng khác đi (Thời gian Nạp-Xả cũng tăng lên ). - Hình 2.4: Thời hằng nạp-xả của tụ điện Hình 2.5: Mô-đun chức năng Capacitive Sensing b ên trong vi điều khiển PIC Hình 2.6: Sơ đồ nạp-xả của tụ  Nguyên lý của phương pháp “Capacitive Sensing” : Trong 1 khoảng thời gian không đổi, thì số CHU KÌ Nạp-Xả của tụ điện (nơi phím nhấn ) sẽ khác nhau giữa lúc bình thường (không có ngón tay ngư ời chạm vào ) và lúc có ngón tay người chạm vào. Hình 2.7: Mô phỏng hiệu ứng ngõ ra khi ngón tay người chạm vào phím nhấn b. Phương pháp “Charge Time Mesuarement Unit” (C.T.M.U) + Về nguyên lý chung thì cũng giống phương pháp Capacitive Sensing, nhưng ở phương pháp C.T.M.U ,ta sẽ đo giá trị thời gian Nạp Xả của tụ ,rồi suy ra giá trị điện dung của tụ (vì giá trị điện trở R đã biết trước ). + Khi đã có giá trị điện dung ở từng thời điểm khác nhau , sẽ phân biệt đ ược khi phím được nhấn ( Khi đó giá trị điện dung sẽ lớn hơn so với bình thường) KỸ THUẬT THIẾT KẾ PHẦN CỨNG V À CÁC VẤN ĐỀ CHỐNG NHIỄU CHO SẢN PHẨM *> Các vấn đề liên quan đến việc thiết kế phần cứng : Khi thiết kế sản phẩm ứng dụng công nghệ Mtouch , các vấn đề chính cần chú ý nh ư sau: + Kích cỡ của phím nhấn đồng + Điều chỉnh khoảng cách giữa các cảm biến cảm ứng (phím nhấn) + Kích thước đường mạch in, chiến lược chạy mạch in tối ưu cho việc triệt nhiễu. + Tấm bìa phủ trên bề mặt ,để đóng vai tr ò là một điện môi phù hợp. + Ví dụ về cách tạo BÌA cho sản phẩm ứng dụng công nghệ MTouch Hình 3.1: Hình mô phỏng tụ điện phẳng 1. Kích thước cho mỗi phím nhấn + Mỗi phím nhấn là một miếng đồng (copper -pad) sẽ có kích thước tối ưu là: Hình vuông - 12.7 mm x 12.7 mm ( hay 0.5” x 0.5” ) ( Giá trị này được chọn dựa trên kích cỡ của đầu ngón cái của ng ười trưởng thành bình thường ) Hình 3.2: Tụ điện cảm ứng trong công nghệ MTouch 2. Điều chỉnh khoảng cách giữa các cảm biến cảm ứng (phím nhấn) + Khoảng cách giữa 2 phím nhấn gần nhau l à: 4.7 mm ( hay:0.188” ) Hình 3.3: Hình chiếu thẳng góc của Nút nhấn cảm ứng trong PCB + Khoảng cách giữa 2 phím nhấn được chọn 4.7mm là nhằm hạn chế việc khi ngón tay chạm vào Phím nhấn cần nhấn ,sẽ không ảnh ưởng làm thay đổi giá trị điện dung của các phím nhấn xung quanh ( hay nói cách khác là: Tụ điện được tạo ra giữa ngón tay với các phím xung quanh phím cần nhấn có giá trị điện dung f C không đáng kể ) Hình 3.4: Hiện tượng nhiễu đối với các nút nhấn cảm ứng gần nhau + Khi giá trị khoảng cách d đủ lớn  giá trị điện dung sẽ trở n ên rất nhỏ  Ngoài ra ,để đạt hiệu quả cao trong việc chống ảnh h ưởng nhiễu giữa các phím nhấn gần nhau , người ta sẽ phủ MASS (ground) khoảng giữa 2 phím nhấn nh ư hình sau: Hình 3.5: Cách thức giảm nhiễu đối với các nút nhấn cảm ứng gần nhau Lưu ý: Việc phủ MASS này sẽ giảm thiểu đáng kể giá trị điện dung của tụ 2F C và sẽ là bề mặt “che chắn” cho đ ường mạch in tín hiệu chạy ở mặt d ưới – sẽ tránh nhiễu luôn tr ên dây tín hiệu 3. Kích thước đường mạch in, chiến lược chạy đường mạch in tín hiệu tối ưu cho việc triệt nhiễu. + Đường mạch in tín hiệu sẽ chạy ở mặt dưới của bản mạch in ( PCB - Bottom), m ỗi phím nhấn sẽ có 1 lỗ Via để kết nối với đường mạch in tín hi ệu . Hình 3.6: Chiến thuật chạy đường mạch in tín hiệu + Để tránh trường hợp ngón tay người ,cảm ứng với đường mạch in tín hiệu , ta sẽ có chiến lược đi đường mạch in tín hiệu phía dưới lớp MASS được phủ ở mặt trên (PCB-Top) giữa các phím nhấn. Hình 3.7: Phương pháp tránh ảnh hưởng của ngón tay người lên đường mạch in tín hiệu Và tránh không đi vào phía dư ới của một phím nhấn khác như hình sau: Hình 3.8: Đường mạch in chạy bên dưới các phím cảm ứng  Ngoài ra ,còn một số nguyên tắc bổ sung cần chú ý nh ư sau: + Kích thước đường mạch in tín hiệu càng nhỏ càng tốt + Khoảng cách giữa các đ ường mạch in tín hiệu với nhau phải ph ù hợp, không nên quá gần  nếu không sẽ gây nhiễu , c òn nếu quá xa sẽ rơi ra vùng không được lớp MASS ở lớp trên che chắn. Hình 3.9: Mặt dưới của bản mạch in – dùng công nghệ Mtouch Hình 3.10b: Mặt trên của bản mạch in –bàn phím sản phẩm thử nghiệm  Ở đây ,ta thấy đường mạch in tín hiệu b ên dưới được lớp MASS bao phủ 5. Tấm bìa phủ trên bề mặt ,để đóng vai tr ò là một điện môi phù hợp. + Lớp bìa càng mỏng, độ nhạy và độ chính xác của phím sẽ c àng cao ,tuy nhiên không nên quá mỏng  Giá trị bề dày của lớp bìa này ( có thể là Mica hay Kính dẻo ) nên chọn từ: 2 mm -5 mm Hình 3.11: So sánh giữa các tấm bìa có độ dày khác nhau + Phải chọn lớp điện môi có Hằng số điện môi phù hợp: Hình 3.12: Hằng số điện môi của các loại vật liệu l àm bìa khác nhau  Ví dụ về trình tự tạo Bìa cho một một sản phẩm ứng dụng công nghệ Mtouch: 1> Hình 3.13a: Tạo bìa (1) . GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ MTOUCH , ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Giới thiệu: - Mtouch là công nghệ thuộc quyền sở và được phát triển bởi công ty MicroChip (www.microchip.com. phím kiểu Mtouch 2. Ứng dụng và hướng phát triển: - MTouch sẽ được ứng dụng cho việc t hay thế kiểu phím nhấn bình thường. - Các bàn phím ứng dụng công nghệ Mtouch sẽ đ ược ứng dụng nhiều trong. năng của hãng MicroChip , ứng dụng công nghệ MTouch: Hình 1.4: Kit ứng dụng của hãng Microchip CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ MTouch 1. Nguyên lý của Mtouch: + Mỗi phím cảm ứng (touch -pad) là một

Ngày đăng: 06/05/2015, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w