1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiến hóa

14 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

IV. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 1. Lao động - Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định đảm bảo sự sinh tồn phát triển, tự vệ, làm chủ thiên nhiên la` điểm cơ bản phân biệt người với động vật. Bằng công cụ lao động con người đã tác động vào tự nhiên, cải tạo hoàn cảnh. Lao động, hiểu như một hoạt động chế tạo công cụ, đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật. 2. Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. Có 4 sự kiện quan trọng: - Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động và là sản phẩm hoàn thiện do lao động. - Sự phát triển tiếng nói có âm tiết. - Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức, tư duy. Nhờ có trí khôn, tổ tiên loài người đã phát triển vượt lên tất cả các động vật khác. Đây la` điểm căn bản phân biệt người với động vật. - Sự hình thành đời sống văn hoá làm cho loài người thoát khỏi đời sống bầy đa`n chuyển sang đời sống xã hội V. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH HỌC VÀ CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI - Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả sự tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của CLTN. - Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, vai trò chủ đạo thuộc về các nhân tố xã hội. Các nhân tố này đã chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người khác với động vật. Lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hoá của họ người. Ngày nay, tất cả các qui luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng xã hội loài người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các qui luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lý trên cơ thể, bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất. Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lý cho nên về mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển. Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỷ Thứ ba, cách đây khoảng 30 triệu năm. Đây là một loài khỉ mũi hẹp, bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn, sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả cây. Từ Parapitec đã phát sinh ra vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh con cháu của Đriôpitec dẫn tới gôrila và tinh tinh. Một nhánh khác dẫn tới loài người, qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtraôpitec sống ở cuối kỷ Thứ ba, cách đây hơn 5 triệu năm. Chúng đã chuyển hẳn xuống mặt đất, đi bằng 2 chân sau, mình hơi khom về phía trước. Chúng sống giữa thảo nguyên trống trải, cao 120 – 140cm, nặng 20 – 40kg, sọ 500 – 600cm3. Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. Hoá thạch của Ôxtralôpitec được phát hiện năm 1924 ở Nam Phi. Gần đây đã xác định được rằng Ôxtralôpitec gồm 5 – 6 loài, từng sống trên một địa bàn rất rộng, không chỉ ở Nam Phi mà còn cả ở Đông Phi, Trung Phi, châu Á. Chúng gần giống với người hơn cả các vượn người ngày nay. Người Hóa Thạch Người ta thường gọi chung hóa thạch của tổ tiên loài người ngày nay là người hóa thạch. Người ta cho rằng người hóa thạch cổ nhất được phát hiện ra ở Uganda thuộc châu Phi của một loài vượng người có tuổi gần 2 triệu năm. Các nhà khảo cổ dựa vào công cụ nguyên thủy mà họ đã sử dụng để phán đoán ra tổ tiên của loài người. Không ít quốc gia đã phát hiện thấy hóa thạch của người Cromanhon vào 40 nghìn năm về trước, vào thời kỳ sau băng hà. Người ta cho rằng hóa thạch này chính là tổ tiên của người hiện đại. Vào năm 1868, ở tại miền nam nước Pháp người ta phát hiện được ngôi mộ cổ có hóa thạch người Cromanhon, người ta gọi hóa thạch đó là HÓA THẠCH NGƯỜI MỚI Trước HÓA THẠCH NGƯỜI MỚI có HÓA THẠCH NGƯỜI CŨ đó là vào năm 1856 tại vùng Duseldorf của nước Đức người ta đã đào được một hầm mộ có tìm được người Neandertan có tuổi từ 20 đến 40 nghìn năm. Ở nhiều nơi trên đất Nhật Bản người ta đã phát hiện được nhiều hóa thạch người biết dùng công cụ ( chủ yếu là đồ đá ). Ngoài ra, người ta cũng đã phát hiện nhiều mảnh xương của người hóa thạch. QUA ĐÂY CÁC BẠN SẼ BIẾT ĐƯỢC NGƯỜI HÓA THẠCH LÀ GÌ ? Một nhóm các nhà khảo cổ Pháp và Kenya vừa trưng bày một bộ hài cốt người vượn hoá thạch được khai quật tháng trước tại khu đồi Tugen, Baringo, Kenya. Họ nhận định sinh vật này đã 6 triệu năm tuổi, “già” gấp đôi “đương kim vô địch” Lucy. Hoá thạch được các nhà khoa học đặt tên là “Ông tổ thiên niên kỷ”. Nó bao gồm 13 mẩu xương, trong đó có một mảnh xương hàm, vài cái răng, một đầu ngón tay, một cánh tay, và xương chân rất cứng. Theo họ, người vượn này “người” hơn Lucy ở chỗ nó có bộ răng gần giống răng người hiện đại. Đặc biệt, xương đùi khỏe cho thấy khả năng đứng thẳng của “ông tổ". Tại một cuộc họp mới đây ở Paris, nhóm khảo cổ cho biết: “Phát hiện này thay đổi hoàn toàn những giả định hiện có về nguồn gốc loài người”. Họ nhận định Lucy không thể là tổ tiên của chúng ta, mà chỉ là “anh em xa”. Tuy nhiên, một số nhà cổ sinh vật học lại cho rằng hoá thạch có quá nhiều mảnh vụn. Điều này khiến nhận định của nhóm khảo cổ thiếu sức thuyết phục. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ? Vượn người đã di cư từ châu Âu qua châu Phi? Xương sọ của hóa thạch vượn người 16,5 triệu năm, Bảo tàng Stuttgart, Đức. Nhiều bằng chứng về cổ sinh học cho thấy nhánh người khôn ngoan homo sapiens đã xuất hiện đầu tiên ở châu Phi. Tuy nhiên, cụ của cụ tổ chúng ta - vượn người - đã ra đời ở châu Âu và Tiểu Á, rồi mới di cư đến lục địa đen. David Begun, Đại học Toronto (Canada) và Elmar Heizmann, Bảo tàng Thiên nhiên Stuttgart (Đức), đã rút ra kết luận trên sau khi tổng hợp "hàng loạt bằng chứng cho thấy các hóa thạch vượn người ở châu Âu và Tiểu Á có niên đại lớn hơn ở châu Phi". Cách đây 20 năm, người ta tìm được tại Đức một hóa thạch vượn người 16,5 triệu năm tuổi, sớm hơn 1,5 triệu năm so với hóa thạch vượn người sớm nhất ở Đông Phi. Cách đây vài năm, nhà địa chất học Laszlo Kordos khai quật được tại Hungary một xương sọ của khỉ dryopithecus - một giống nằm giữa khỉ và vượn người. Xương này có niên đại 17 triệu năm, đã khá phát triển, chỉ khác xương của Gorilla một chút. David Begun và Elmar Heizmann viết: "Những bằng chứng này cho phép giả định rằng, nhánh khỉ hình người - cụ tổ của người hiện đại - đã xuất hiện đầu tiên ở châu Âu và Tiểu Á, sau đó mới di cư qua châu Phi". Xương hàm dưới của dryopithecus. Theo hai nhà khoa học, ban đầu (cách đây 25-30 triệu năm), giống khỉ lớn đã di cư từ châu Phi qua châu Âu, khi mà Địa Trung Hải còn chưa tách hai lục địa này ra khỏi nhau. Sau đó, do bị biển ngăn cách, giống khỉ lớn này đã phát triển thành các nhánh rất khác nhau. Ở châu Âu, chúng phát triển thành vượn người sớm (dryopithecus). Sau đó, từ châu Âu và Tây Á, chúng "hành hương" trở lại châu Phi. Rồi tại Đông Phi, chúng đã phát triển thành người hiện đại Quá trình tiến hóa của người Homo sapiens Mặc dù đã từng được xem là thuỷ tổ của loài người, giống người Neanderthal sau này được khoa học xem như một ngõ cụt của quá trình tiến hoá, không liên quan gì đến cha ông của chúng ta - giống người thông minh Homo sapiens. Người Neanderthal tồn tại trong những hoá thạch được xác nhận có niên đại chừng 230.000 năm trước, và ở thời phát triển cực thịnh, những thợ săn tiền sử mạnh mẽ, béo lùn này đã đặt dấu chân lang bạt khắp châu Âu ngày nay, sang tận Israel ở phía nam và Uzbekistan ở phía đông. Còn giống người Homo sapiens tiến hoá từ châu Phi đã tiến vào châu Âu khoảng 40.000 năm trước và dần dần chiếm chỗ của giống người Neanderthal đang trên đà tuyệt diệt. Nhưng cách đây 2 tháng, các nhà nghiên cứu Anh, Tây Ban Nha và Nhật đã xác định được niên đại của những hòn than từ một bếp lò xưa vùi sâu trong lòng hang động Gorham ở Gibraltar - một bán đảo ở tây nam châu Âu được Tây Ban Nha nhượng cho Anh từ 1713. Những hòn than tiền sử này nằm chung tầng khai quật mà các nhà khảo cổ trước đó đã đào được nhiều công cụ bằng đá của giống người thượng cổ châu Âu Mousterian vốn là một chi hệ của giống người Neanderthal. Những mẩu than này có niên đại khoảng 24.000 năm trước, trong khi các chứng cớ khoa học trước đó đều kết luận giống người Neanderthal đã tuyệt diệt từ trước đó cả 10.000 năm. Những thế hệ Neanderthal cuối cùng của 10.000 năm ấy đã đi đâu? Sọ người Neanderthal được tìm thấy ở Gibraltar Những kết quả nghiên cứu mới công bố đầu tháng 11 này từ những hoá thạch tiền sử phát hiện ở Rumani lại tiếp tục hâm nóng cuộc tranh cãi triền miên về cội nguồn nhân loại. Tại sao giống người Neanderthal lực lưỡng lại dễ dàng bị diệt vong như thế? Nhiều nhà khoa học đã bằng lòng với giả thuyết là chính giống người Homo sapiens khi từ châu Phi đặt chân đến châu Âu đã thảm sát giống người Neanderthal để tranh giành những vùng đất săn bắn và hái lượm trong công cuộc sinh tồn. Giống người thông minh nhưng cũng đầy bản năng hiếu chiến đã tàn sát giống người khoẻ mạnh nhưng hiền hoà? Nhưng những nghiên cứu mới đăng tải trên nội san Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản Viện Hàn lâm khoa học Mỹ) lại ủng hộ ý tưởng tình cảm hơn cho rằng giống người Neanderthal cuối cùng đã bị sáp nhập với giống người Homo sapiens qua việc lai giống. Các nhà nghiên cứu Rumani và Mỹ đã xác định được những xương cốt hoá thạch tìm thấy ở động Petera Muierii (Rumani) có niên đại khoảng 30.000 năm trước - giai đoạn mà giống người Neanderthal và Homo sapiens còn song song tồn tại. Trong khi phần lớn hình dạng các bộ xương đều giống con người hiện đại, nhiều chi tiết lại mang đặc điểm của giống người Neanderthal - đặc biệt là hình dáng xương hàm dưới và phía sau hộp sọ. Nhà nhân chủng học Erik Trinkaus của Đại học Washington thuộc nhóm nghiên cứu này cho biết: "Xương hàm của giống người Neanderthal có những đặc tính giải phẫu học riêng biệt, không liên quan đến việc tiến hoá của xương hàm con người hiện đại khi chuyển từ săn thịt sống sang thịt nấu chín". Những khớp xương vai của những bộ xương người tiền sử ở Rumani cũng chưa phát triển hoàn thiện, không thể nào thực hiện những động tác xoay vòng cánh tay để phóng lao, bắn tên hay ném đá. Theo Trinkaus, những đặc điểm này thấy rõ trong những hoá thạch người Neanderthal và những giống người đầu tiên từ cả triệu năm trước. Người Neanderthal thay vì bị diệt chủng lại giao phối với người Homo sapiens. Để củng cố giả thuyết này, Trinkaus đưa ra nhiều bằng chứng lai giống khác từ các di chỉ khảo cổ ở châu Âu như di chỉ Mladec ở Czech. Kể cả bộ xương 24.500 năm tuổi của một cậu bé tiền sử phát hiện năm 1998 ở hang động Abrigo do Lagar Velho (Bồ Đào Nha) cũng mang những đặc điểm hỗn hợp giữa hai giống người tiền sử. Rõ ràng giống người Neanderthal đã góp phần tô điểm cho dung nhan con người hiện đại. Những mảnh hoá thạch của xương sọ, hàm trên, hàm dưới, và xương bả vai có từ 30.000 năm trước của giống người Homo sapiens phát hiện ở Rumani gần đây cho thấy nhiều đặc điểm thừa hưởng của giống người Neanderthal Mô hình phục dựng theo bộ xương 24.500 năm tuổi của một cậu bé tiền sử phát hiện năm 1998 ở hang động Abrigo do Lagar Velho (Bồ Đào Nha) cho thấy những đặc điểm hỗn hợp giữa hai giống người tiền sử Neanderthal và Homo sapiens. Những phát hiện mới về nguồn gốc con người luôn là một sự kiện khoa học được giới truyền thông chú ý. Giả thuyết về một giống người Homo sapiens "không thượng đẳng" mà đã lai tạp với giống Neanderthal chính là tiền nhân của con người hiện đại đã làm không ít chuyên gia bất mãn. Bác bỏ giả thuyết của Trinkaus, những nghiên cứu về gen di truyền ADN của người tiền sử lại được trích dẫn. Từ những hoá thạch được biết đã phân tích gen, các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy bộ mã ADN của người Neanderthal không có tác động gì đến con người hiện đại. Những điểm tương đồng giữa giống người Neanderthal và tiền nhân của chúng ta đã kết thúc từ 400.000 năm trước. Nhưng Fred Spoor, giáo sư môn giải phẫu học tiến hoá của University College London lại cho rằng những kết quả phân tích DNA không chứng minh được việc lai giống giữa hai giống người thượng cổ đã không xảy ra. "Người Neanderthal và người Homo sapiens hoàn toàn có khả năng giao phối lẫn nhau và các thế hệ con cái có thể sống độc lập", Spoor nói. Vấn đề không phải là người Neanderthal đã bị người Homo sapiens tiêu diệt như thế nào mà là người Neanderthal đã "hội nhập" vào thế giới Homo sapiens đến mức nào. NHỮNG CHUYÊN GIA ĐI NGƯỢC THỜI GIAN Ngành nhân chủng học tiền sử (paleoanthropology) ra đời từ thế kỷ 19 với việc khám phá những bộ xương người thượng cổ trong thung lũng Neanderthal ở Đức năm 1856. Địa danh ấy được đặt tên cho một chi hệ của giống người tiền sử Homo neanderthal mặc dầu những bộ xương hoá thạch của cùng giống người ấy đã được phát hiện tại nhiều nơi khác ở châu Âu từ năm 1830. Giả thuyết cho rằng con người có nguồn gốc từ loài vượn đã tồn tại từ lâu nhưng ý tưởng về quá trình tiến hoá sinh học của các giống loài chỉ được chính thức công nhận khi Charles Darwin xuất bản cuốn The Origin of Species (Nguồn gốc các giống loài) năm 1859. Mãi đến những năm 1920, những hoá thạch người tiền sử mới được tìm thấy ở châu Phi. Năm 1924, Raymond Dart đã mô tả giống người thượng cổ Australopithecus africanus qua mẫu hoá thạch bộ xương một đứa bé được đặt tên là Taung Child do phát hiện trong hang động Taung ở châu Phi. Điểm đặc biệt nhất trong hoá thạch này là hộp sọ tròn còn nguyên vẹn giống hình dáng hộp sọ con người ngày nay hơn là giống các loài vượn. Những bộ phận khác cũng cho thấy bằng chứng của khả năng đi bằng hai chân và biết ăn thịt của giống người Australopithecus africanus. Giống người tiền sử châu Phi lâu nay vẫn được xem là tổ tiên trực hệ của giống người Homo sapiens - tiền thân của chúng ta, nhưng những khám phá và kết quả nghiên cứu mới lại đặt dấu hỏi vào giả thuyết này. Hoạ sĩ tái tạo khuôn mặt một người đàn bà Neanderthal Một chiếc răng hoá thạch của người Neanderthal tìm thấy sâu trong lòng hang động Petera Muierii Quá trình tiến hóa từ cá đến người Một nhiếp ảnh gia đã làm rõ sự ủng hộ của mình cho giả thuyết cá là tổ tiên của loài người qua loạt ảnh liên hoàn mô tả sự tiến hóa khá thuyết phục! Daniel Lee (Lee Xiaojing) là một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ Trung Quốc, không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về thuyết tiến hóa, nhưng ông lại có một tác phẩm rất trực quan về tổ tiên của loài người (theo cách nhận định của mình). Daniel cũng khẳng định việc dựng lại quá trình tiến hóa này là cho vui thôi chứ không có ý định gây tranh cãi, xì căng đan với các nhà khoa học đâu. Daniel đi theo quan điểm tổ tiên của loài người chúng ta là cá vây tay Coelacanth, một loài cá đã tuyệt chủng đến từ thời tiền sử. Cho đến nay, phần đông vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi. Trong lúc đó, một giả thuyết cho rằng loài người không thể tiến hóa từ tinh tinh, tổ tiên xa xưa nhất của loài người là cá. Thực ra giả thuyết cho rằng tổ tiên xa xưa nhất của loài người là cá không phải là mới. Người ta cho rằng chính các loài cá thời tiền sử đã lát đường cho quá trình tiến hoá hiện nay. Một cuộc diệt chủng xảy ra gần như kết thúc Kỷ nguyên cá (kỷ Devon, từ 416 triệu đến 359 triệu năm trước) để nhường chỗ cho các loài có mặt trong môi trường nước của Trái đất. Trước khi tuyệt chủng, các loại cá vây thuỳ và động vật bốn chân đã có những cuộc di chuyển đầu tiên lên sống trên cạn. Những loài sống sót dường như là các tổ tiên xa xưa nhất của đa số các loài có xương sống trên đất liền ngày nay, bao gồm cả loài người. Nói tóm lại, cái giả thuyết "cá tiến hóa ra người" cũng được nhiều người đồng tình nhưng chuyện chúng tiến hóa ra sao thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Và Daniel Lee là một trong số ít người "dũng cảm vạch đường" tiến hóa cho cá vây tay. Quá trình tiến hóa dưới nhận định của Daniel rất thú vị, con cá vây tay trải qua 11 bước tiến hóa, một trong số các bước ấy là một loài giống như bò sát, đến loài khỉ, xong rồi đuôi biến mất dần rồi đến con người. Quá trình chụp ảnh của Daniel diễn như sau: Đầu tiên ông chụp hình một con cá biển xám xanh… đã chết. Con cá này được Daniel “lượm” trong khu chợ của người Italia ở New York. Tiếp theo, Daniel Lee chụp hình Nhiếp ảnh gia Daniel Lee mẫu nam ở các tư thế bò, trườn, ngồi xổm. Sau đó là trải qua một loạt các công đoạn chỉnh sửa trong photoshop để quá trình liên hoàn ấy trở nên “nuột nà” hơn. Các bước tiến hóa từ cá vây tay cho đến con người: Đây là loài cá vây tay Khi loài cá này thành động vật lưỡng cư, các vây bắt đầu có sự chuyển hóa thành các chi Bước này có vẻ giống loài bò sát tiền sử! Các chi hình thành rõ hơn Rõ hơn nữa . người "dũng cảm vạch đường" tiến hóa cho cá vây tay. Quá trình tiến hóa dưới nhận định của Daniel rất thú vị, con cá vây tay trải qua 11 bước tiến hóa, một trong số các bước ấy là một. Pháp người ta phát hiện được ngôi mộ cổ có hóa thạch người Cromanhon, người ta gọi hóa thạch đó là HÓA THẠCH NGƯỜI MỚI Trước HÓA THẠCH NGƯỜI MỚI có HÓA THẠCH NGƯỜI CŨ đó là vào năm 1856 tại. Muierii Quá trình tiến hóa từ cá đến người Một nhiếp ảnh gia đã làm rõ sự ủng hộ của mình cho giả thuyết cá là tổ tiên của loài người qua loạt ảnh liên hoàn mô tả sự tiến hóa khá thuyết phục!

Ngày đăng: 06/05/2015, 20:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w