tư vấn tuyển sinh ĐH năm 2011

5 412 0
tư vấn tuyển sinh ĐH năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư vấn Tâm lý - gỡ rối hướng nghiệp TTO - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM và thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ sẽ giải đáp các thắc mắc, gỡ rối tâm lý cho các bạn học sinh trước khi quyết định chọn ngành nghề. Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy tư vấn trực tiếp cho các thí sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2011 tại trường ĐH Cần Thơ sáng 27-2 - Ảnh: Minh Đức * Em muốn thi vào ngành quản trị kinh doanh cần yếu tố nào để học tốt? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Ngành quản trị là làm công tác quản lý, nhưng không phải ra trường là làm lãnh đạo liền. Các em vẫn phải làm từng bước từ nhân viên bình thường, sau đó nếu làm việc tốt mới được bố trí làm ở vị trí cao hơn. Học ngành quản trị phải hết sức hoạt bát, năng nổ, đòi hỏi kiến thức rộng về kinh tế mà làm quản trị về con người nên cần người có óc tổ chức… Bên cạnh đó các yêu cầu về mặc kỹ năng chuyên môn các em sẽ được đào tạo trong quá trình học ĐH. * Làm nghề tâm lý cần phải có những yêu cầu như thế nào? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Một nhà tâm lý cần có kỹ năng quan sát, kỹ năng soi nội tâm (tự nhận xét đánh giá về mình), kỹ năng ứng xử với người xung quanh, hoạt bát… Học tâm lý ra trường làm việc ở các trường học, làm chuyên viên tư vấn tâm lý… * Ngành xây dựng đòi hỏi tố chất gì? Nữ có phù hợp với ngành này không? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Cần có sức khỏe, phải biết tìm tòi những người đi trước về kinh nghiệm làm việc. Nữ đi ngành xây dựng không ảnh hưởng gì vì ngành này có nhiều lĩnh vực khác nhau có thể phù hợp với nữ. * Bố mẹ thích em làm công an nhưng em lại thích làm trong lĩnh vực kinh tế. Em muốn tìm hiểu rõ về hai ngành này? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Ngành công an cũng có nhiều lĩnh vực công việc khác nhau. Ngành công an đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm… Công tác trong ngành công an phải tuân thủ theo rất nhiều qui định, kỷ luật trong ngành. Còn làm kinh tế có thể chủ động hơn trong công việc của mình. Em cân nhắc về điều kiện gia đình, sức khỏe của mình như thế nào để có sự lựa chọn phù hợp. * Ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khác nhau ra sao? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Hai ngành này làm việc tương tự như nhau. Tuy nhiên tùy vào vị trí công việc cụ thể của em thì em sẽ làm những việc khác nhau. * Lúc nhỏ em thích ngành công an nhưng bạn bè khuyên không nên thi. Mong thầy tư vấn. - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Làm công an phải hết sức bản lĩnh để đối phó với những nguy hiểm, trước những tình huống đối diện với tội phạm. Ngành công an đòi hỏi người biết chấp hành quân lệnh, kỷ luật. Nếu em có tính cách lãng mạn thì không phù hợp với ngành này. * Em thích ngành nấu ăn nhưng bạn bè chê cười. Em phải làm sao? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Không có nghề nào không cao quí khi nó mang lại lợi ý cho chính mình và cho xã hội. Nghề này đang rất thời thượng. Nhiều người đang làm giàu với nghề nấu ăn. Em sẽ có thể làm giàu với nghề này nếu em có quyết tâm với nó. * Thưa thầy, làm cách nào để giữ được bình tĩnh trước những kỳ thi quan trọng vì khi thi em thường hay run và làm bài hay sai sót dù bình thường bài đó rất dễ với em? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Phần lớn học sinh có cảm xúc, tâm trạng này. Khi làm bài thi các em thiếu bình tĩnh… Tại sao như vậy? Phải thanh thản, đơn giản cuộc đời. Các bạn chuẩn bị thật kỹ bài vở, ôn tập thật tốt thì sẽ tự tin khi vô phòng thi. Khi làm bài cần tập trung cao độ để làm hết sức mình. Với những cuộc thi quan trọng để cho đầu óc thanh thản cần tránh tiếp xúc những trò chơi căng thẳng, không học tới đến lúc đi thi… Cần để cho đầu óc nghỉ ngơi. Khi đi thi nếu mất bình tĩnh thì em ngậm viên kẹo thì cũng có thể lấy lại bình tĩnh. * Em muốn thi ngành kinh tế đối ngoại. Nhưng em có bản tính nhút nhát, không biết làm cách nào để cải thiện khả năng ăn nói của mình. Xin thầy tư vấn. - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Bản tính nhút nhát của em chịu khó rèn luyện bằng cách trong quá trình học em cần tham gia các hoạt động công tác xã hội, thảo luận nhóm. Với cách này em sẽ dần tự tin hơn… * Em rất thích kinh doanh và sau này muốn tự khởi nghiệp tạo ra 1 công ty cho riêng mình. Vậy em học ngành kinh tế nào để đủ kiến thức thực hiện điều đó? TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Làm một công ty riêng không chỉ học kinh tế mới lập công ty, làm kinh doanh. Học ngành nào cũng có thể thành lập công ty riêng cho mình nếu bạn có đủ điều kiện về tài chính và có khả năng kinh doanh. Nếu em có năng khiếu kinh doanh em có thể học thêm các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, làm công tác quản trị. * Một người có tính cách khó gần có học được ngành tâm lý học không? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Một người làm trong lĩnh vực tâm lý có thái độ ứng xử hòa nhã với mọi người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với mọi người thì sẽ không làm được công việc này. Còn việc khó gần không phải bất biến. Quan trọng là chúng ta thích công việc này thì các bạn có thể làm việc. * Em muốn hỏi vào ngành điều dưỡng cần điều kiện nào? Ngành này dễ xin việc không? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Muốn học ngành này em phải dự thi ĐH, hoặc có thể học bậc trung cấp. Ngành này sau này ra trường làm việc chăm sóc bệnh nhân, phụ tá bác sĩ … Hiện nay nhu cầu của ngành điều dưỡng rất lớn. Học ngành này các em có thể dễ dàng tìm được việc làm ở các cơ sở y tế, bệnh viện… * Em yêu thích nhiều ngành nhưng không biết làm sao để chọn ngành? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Thích nhiều thứ là điều bình thường nhưng cần xem mình thích cái gì nhiều hơn. Em phải xem năng lực của mình có phù hợp với sở thích của mình hay không. Phải thực tế một chút khi lực chọn ngành và trường để thi. * Em yêu thích cả hai ngành đồ họa và quản trị kinh doanh nhưng 2 ngành thi trùng ngày, em nên bỏ một ngành để thi vào năm sau? Làm sao để biết em có năng khiếu, khả năng để thi vào ngành nào? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Em không thể đồng thời thi 2 ngành nếu trùng ngày. Em cần lựa chọn 1 trong 2 ngành để thi mới có kết quả. Muốn biết khả năng của mình thì tự xem mình thích gì, những sở thích đó phản ánh những vấn đề em quan tâm. Em có thể thực hiện một số test để phát hiện được khả năng, sở thích của mình. Các bài test này cũng chỉ là thông tin tham khảo… * Em rất muốn học ngành luật nhưng bố mẹ không đồng ý. Em muốn biết rõ hơn về ngành luật, mong thầy giải đáp. TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Ngành luật bạn phải thi vào ĐH Luật. Bạn học luật ra trường có thể làm được nhiều việc: tư vấn pháp lý ở các doanh nghiệp, làm việc tại các cơ quan nhà nước. Nếu em yêu thích, tự tin với ngành luật thì em có thể thuyết phục ba mẹ để theo đuổi ngành này. * Nhiều người cho rằng học ĐH ở TP.HCM thì sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn. Vậy nếu em học tại Cần Thơ thì cơ hội việc làm hẹp hơn? Học ở Cần Thơ em có thể tìm việc làm ở một nơi khác? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Học ĐH ở TP.HCM hay ở nơi khác chắc chắn sẽ có khác biệt. Tuy nhiên học ở đâu cũng được cấp bằng như nhau. Nhưng chất lượng đào tạo của một trường ĐH còn phụ thuộc vào cá nhân mỗi SV qua sự nỗ lực của từng SV. Nếu chúng ta biết cân nhắc sức lực của mình, chọn ngành phù hợp thì chắc chắn sau này bạn sẽ có được việc làm tốt. Ở TP.HCM tuy năng động hơn, đông đúc hơn và việc làm cũng nhiều hơn nhưng sự cạnh tranh của người tìm việc cũng gắt gao hơn. * Nên chọn ngành học mình yêu thích hay chọn ngành dễ kiếm việc làm? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Làm gì cũng phải nghĩ tới thực tế, thậm chí thực dụng chút xíu. Không nên quá lãng mạn, ảo tưởng trong việc này. Chúng ta phải hết sức cân nhắc: lượng giá khả năng của mình có thể vào ngành nào, từ đó chọn ra ngành mình thích. Nếu chúng ta thích nhưng không đủ sức để vào ngành học, trường mình thích thì không nên chọn. Đừng quá hi vọng chọn theo sở thích. Ngành dễ kiếm việc làm và ngành mình thích, nếu ta thích ngành nào đó mà cơ hội việc làm không nhiều khiến ta mất nhiều thời gian, không có được thu nhập tốt cũng cần cân nhắc. Ta phải biết cách lựa chọn nghề mình yêu thích phải phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. * Hiện em băn khoăn không biết phải chọn ngành nào vì năng lực của em còn yếu. Ở Cần Thơ cò trường nào phù hợp với năng lực của em không? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Lâu nay VN mình cứ đinh ninh cuộc đời này nếu không vào ĐH chỉ có chết thôi. Đây là suy nghĩ sai lầm. Hiện có rất nhiều người rất thành đạt xuất phát của họ là một công nhân kỹ thuật. Nhiều người học ĐH ra trường không biết làm gì. Sức lực của chúng ta bao nhiêu nếu chúng ta biết lượng sức mình để chọn một ngành học phù hợp để từ từ tiến xa hơn. Nếu năng lực em yếu thì không nên thi ĐH, em nên chọn những trường trung học chuyên nghiệp để thi. Người ta nói học tài thi phận là để an ủi cho những người học giỏi mà không may thi rớt mà thôi. * Ngành trung cấp dược học ở đâu, cần điều kiện gì? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Ở Cần Thơ có rất nhiều trường đào tạo trung cấp dược. Em chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể đăng ký dự tuyển ngành này. Em có thể tìm hiểu thông tin trên website của các trường. * Em thích ngành A, nhưng em không đậu được ngành A. Làm sao em từ bỏ được sở thích đó? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Em không nên từ bỏ sở thích. Em đang học ngành B làm sao để thỏa mãn sở thích ngành A? Học ngành B rồi ta có thể tìm nhiều cách để thỏa được sở thích bằng cách học các khỏa ngắn hạn của ngành A để bổ sung kiến thức. Thạo 1 việc nhưng biết nhiều việc sẽ rất thuận lợi cho mình. * Em thích làm kế toán nhưng em chỉ giỏi môn toán, còn các môn lý hóa em học không tốt. Em có nên thi vào ngành này? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Ngành này tuyển sinh khối A, nếu em chỉ học tốt môn toán thì nên cân nhắc khi thi vào ngành này vì ngành này đang là ngành hot hiện nay. Điểm chuẩn của ngành này tương đối cao. Em cần kiểm chứng năng lực của mình bằng cách thi thử (tạo điều kiện mình làm y như thi thiệt) xem điểm mình đạt bao nhiêu để có quyết định chính xác hơn. * Ngành tài chính ngân hàng có cần ngoại hình? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Một số công ty, ngân hàng cũng đặt ra yêu cầu về ngoại hình. Tuy nhiên quan trọng hơn là các doanh nghiệp thường chọn người làm việc giỏi. Em không nên lo lắng về ngoại hình. * Học liên thông lên ĐH thì sau khi học ĐH giá trị của bằng này ra sao? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Học liên thông từ trung cấp lên ĐH sau này các em được cấp bằng ĐH chính quy và có giá trị tương đương như những SV học ĐH ngay từ đầu. * Để trở thành chuyên gia tâm lý thì cần phải có điều kiện gì? Học tâm lý ở VN hay ở nước ngoài tốt hơn? Cơ hội việc làm về tâm lý ở Cần Thơ ra sao? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Thầy Duy bây giờ chỉ dám nhận là chuyên viên tâm lý mặc dù thầy Duy là TS tâm lý. Các bạn có thể học các khóa đào tạo kỹ năng tư vấn tâm lý tại TP.HCM. Tại Cần Thơ cũng sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong ngành tâm lý. Nếu học tâm lý để làm việc ở VN thì học ở nước ngoài cộng thêm với học ở VN sẽ làm việc tốt. Nếu học ở nước ngoài mà không tham khảo phong tục của VN cũng khó thành công trong ngành này. Nếu học tâm lý ra làm việc ở nước ngoài thì học ở nước ngoài có thể tốt hơn. * Em nên chọn khối thi theo năng lực hay theo sở thích? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Việc chọn khối thi hết sức cân nhắc để xác định khối mình thi. Không nên đợi đến cận ngày thi mới chọn khối thi thì rất dễ thất bại. Đầu tiên phải xác định năng lực của mình sau đó mới nghĩ đến sở thích của mình. * Trong khoa học công nghệ có ngành gì, khối nào? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Khối ngành công nghệ thi khối A. Các ngành gồm: kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông… Điểm sàn khối A năm rồi cũng tương đối, không cao lắm. * Em bị bệnh tim bẩm sinh có nên theo ngành y? Em hay bị hồi hộp… - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM: Ngành y là ngành có yêu cầu tiếp xúc với máu me, vết thương… Nếu em đi vào ngành chữa trị như vậy thì em hết sức cân nhắc. Bệnh của em như vậy có thể sẽ gây trở ngại cho công việc của em. Nếu em thích ngành y có thể lựa chọn những công việc khác liên quan tới ngành y ví dụ như: quản trị bệnh viện. Em có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có lời khuyên hiệu quả nhất cho em. * Công thức chung của việc chọn nghề thế nào? Lương có nằm trong công thức chọn nghề không? - TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Lương là yếu tố rất quan trọng khi chọn học và khi làm việc. Không ai làm nghề nào mà không cần đến đồng lương. . bạn học sinh trước khi quyết định chọn ngành nghề. Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy tư vấn trực tiếp cho các thí sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2011 tại trường ĐH Cần Thơ. thông lên ĐH thì sau khi học ĐH giá trị của bằng này ra sao? - Thầy Nguyễn Việt Dũng - phó phòng GDCN Sở GD-ĐT TP Cần Thơ: Học liên thông từ trung cấp lên ĐH sau này các em được cấp bằng ĐH chính. chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TPHCM: Ngành luật bạn phải thi vào ĐH Luật. Bạn học luật ra trường có thể làm được nhiều việc: tư vấn pháp lý ở các doanh nghiệp, làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Ngày đăng: 06/05/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan