MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CHUNG 4 2. THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ 5 3. KIẾN TRÚC CHÂU ÂU THỜI CỔ ĐẠI 6 3.1 Kiến trúc Ai Cập cổ đại 6 3.1.1 Kim tự tháp 6 3.1.2 Đền thờ 7 3.1.3 Nhà ở 7 3.1.4 Các thức cột 7 3.2 Kiến trúc hy Lạp cổ đại 8 3.2.1 Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại 8 3.2.2 Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại 8 3.2.3 Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột 9 3.3 Kiến trúc La Mã cổ đại 10 3.3.1 Bối cảnh thiên nhiên Xã hội 10 4. KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI 11 4.1 Kiến trúc thời Trung cổ 11 4.1.1 Kiến trúc tôn giáo 11 4.1.2 Kiến trúc quân sự 11 4.2 Kiến trúc La Mã 12 4.2.1 Ra đời và phát triển 12 4.2.2 Đặc điểm và loại hình kiến trúc 12 4.2.3 Kỹ thuật xây dựng 13 4.2.4 Nhà thờ và tu viện trong kiến trúc Roman 14 4.3 Kiến trúc Gothic 17 4.3.1 Thuật ngữ Gothic 17 4.3.2 Thẩm mỹ 18 4.3.3 Lịch sử 18 4.4 Kiến trúc thời Phục Hưng 19 4.4.1 Từ nguyên học 20 4.4.2 Giai đoạn chính 20 4.4.3 Đặc điểm 22 5. KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI 25 5.1.1 Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 25 5.1.2 Đặc điểm 27 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1. GIỚI THIỆU CHUNG Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng...) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc...) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử. Lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. Điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. Từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương Tây Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị. Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory). Các nghiên cứu vềChú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seftreferential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual). Xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do mới (neoliberal democracy). Sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương Tây. Nhìn chung, lịch sử kiến trúc phương Tây được phân loại rõ ràng thành từng giai đoạn phát triển trong khi ở nền văn hóa ngoài phương Tây lịch sử kiến trúc ít liên quan đến đến các bối cảnh lịch sử. Dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương Tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. Các nhà viết sử Hậu Hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. Nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại.
BỘ MÔN NHẬP MÔN THIẾT KẾ VÀ KỸ NĂNG TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ : LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY *** SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ MẠNH TIẾN QUÁCH ĐẠI KIÊN Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 MỤC LỤC Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 2 Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 1. GIỚI THIỆU CHUNG Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng ) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc ) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử. Lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. Điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. Từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương Tây Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị. Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory). Các nghiên cứu vềChú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual). Xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 3 Hình 1.Mộ đá ở Ireland Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 mới (neo-liberal democracy). Sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương Tây. Nhìn chung, lịch sử kiến trúc phương Tây được phân loại rõ ràng thành từng giai đoạn phát triển trong khi ở nền văn hóa ngoài phương Tây lịch sử kiến trúc ít liên quan đến đến các bối cảnh lịch sử. Dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương Tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. Các nhà viết sử Hậu Hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. Nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại. 2. THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ Ở Tây Nam Á, thời kì đồ đá trong lịch sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên ở vùng Cận Đông (levant), từ thời kì Tiền đồ sứ Đồ đá mới A và Tiền đồ sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng ra hướng đông và hướng tây. Thời kì văn minh Đồ đá mới ở Đông nam Anatolia, Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm trước Công nguyên. Ở châu Mỹ và châu Đại dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kì đồ đá cho đến khi người châu Âu khám phá ra họ. Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyên Lưỡng Hà và Trung Á là những nhà xây dựng vĩ đại. Họ đã biết sử dụng gạch-bùn để xây nhà ở và các ngôi làng. Ở Çatalhöyük, người ta đã biết trang trí nhà cửa với những tranh vẽ tạo hình người và thú vật. Ở Trung Âu, các căn nhà dài bằng phên liếp đã Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 4 Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 được xây dựng. Các khu mộ tỉ mỉ cũng được cũng xây dựng. Đặc biệt, ngày nay vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ như vậy ở Ireland. Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nấm mồ và phòng mộ cho mình và các trại tường đất đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments). 3. KIẾN TRÚC CHÂU ÂU THỜI CỔ ĐẠI 3.1 Kiến trúc Ai Cập cổ đại Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại. Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen,đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai bờ sông Nin giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra máy nâng và vận chuyển, biết cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng cụ như rìu, búa và thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp. 3.1.1 Kim tự tháp Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp. Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên. Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidumvà ở Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 5 Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạng sông Nin, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất. 3.1.2 Đền thờ Những đền thờ Ai Cập cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn. 3.1.3 Nhà ở Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna. Có ba loại nhà chính sau: Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng. Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố. Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới. 3.1.4 Các thức cột Các thức cột được mô phỏng theo hình tượng con người và các loài cây (chà là, sồi, bao báp, ). Các loại thức có: Thức hoa sen, tạo dựng lấy từ nguồn cảm hứng gồm một bó hoa sen, được buộc lại bởi 5 vòng dây, xen kẽ thêm những nụ nhỏ; Thức cây kê, xuất hiện từ thời Trung vương quốc V, mô hình cây Papyrus; Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 6 Hình 2. Mặt bằng đền Luxor Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 Thức Hathor, xuất hiện từ thời Trung vương quốc, bốn phía đầu cột là mặt nữ Thần tình yêu Hathor, diện hình đa giác 6-8-16 mặt. Đầu cột là tấm đá vuông, trên đó là đá đầu cột, tiếp trên là tường đầu cột, 3.2 Kiến trúc hy Lạp cổ đại 3.2.1 Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài. Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Diện tích các agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοπολη), ở Asoss và Knid. Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum. 3.2.2 Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau: Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus. Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina (Ελεύσινα). Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς). Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loạihàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai phía"). Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 7 Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh (Tholos); ví dụ Tholos ởEpidaurus (Ἐπίδαυρος). Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia (Ολυμπία). Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh(Peripteral); ví dụ đền Hephaestos (hay Theseio - Θησείο) và đền Parthenon (Παρθενώνας) ở Athena (Αθήνα, Athína), đềnPaestum Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos (Μίλητος) Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon(phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh). Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột. 3.2.3 Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Thức cột Doric: Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4. Thức cột Ionic: Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 8 hình 3.1 hình 3.2 hình 5. hình 4. Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic làIonia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon ở Athena. Thức cột Corinth: Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae. Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới làToscan và Composite 3.3 Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại đã áp dụng kiến trúc Hy Lạp bên ngoài cho các mục đích riêng của họ, tạo ra một phong cách kiến trúc mới. Người La Mã đã hấp thụ ảnh hưởng của Hy Lạp, rõ ràng trong nhiều khía cạnh liên quan chặt chẽ đến kiến trúc, ví dụ, điều này có thể được nhìn thấy trong phần giới thiệu và sử dụng các Triclinium trong các villa La Mã làm nơi và cách thức ăn uống. Người La Mã, tương tự như vậy, đã vay mượn các nước láng giềng của họ và cha ông Etruscan đã cung cấp cho họ với vô số kiến thức cần thiết cho các giải pháp kiến trúc tương lai, chẳng hạn như hệ thống thuỷ lực và xây dựng các vòm. 3.3.1 Bối cảnh thiên nhiên - Xã hội Đầu thế kỷ thứ VIII trước CN, bán đảo Italia được chia làm 3 vùng: vùng Tây Bắc thuộc dân tộc Etruscan, vùng Trung thuộc người La tinh, và vùng Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 9 hình 3.3 hình 6. Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 phía Nam thuộc dân gốc Hy Lạp. Đến giữa thế kỷ thứ VIII, liên minh các "quốc gia thành bang" ra đời, đứng đầu là quốc gia thành bang Etruria, mở đầu thời kỳ Vương quốc, lấy thủ đô là Roma. Xã hội các yếu tố như sự giàu có và mật độ dân số cao tại các thành phố buộc người La Mã cổ đại khám phá mới (kiến trúc) các giải pháp của riêng mình. Việc sử dụng các mái vòm và khung vòm cùng với một kiến thức âm thanh vật liệu xây dựng, ví dụ, cho phép họ để đạt được những thành công chưa từng có trong việc xây dựng áp dụng các cấu trúc để sử dụng công cộng. Ví dụ như các cầu cạn dẫn nước của Roma, các phòng tắm của Diocletian và các Phòng tắm của Caracalla, các đại giáo đường và đấu trường La Mã. 4. KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI 4.1 Kiến trúc thời Trung cổ 4.1.1 Kiến trúc tôn giáo Các kiến trúc phổ biến là nhà thờ. 4.1.2 Kiến trúc quân sự Các kiến trúc thế tục (phi tôn giáo) còn tồn tại chủ yếu là phục vụ cho quân sự, quốc phòng. Cụ thể là đáng chú ý nhất là lâu đài có các tính năng tấn công từ bên trong và phòng thủ từ bên ngoài. Ở châu Âu, lâu đài có nguồn gốc trong thế kỷ thứ 9 và 10, sau sự sụp đổ của đế chế Karolinger. Lãnh thổ của đế chế này dần được phân chia giữa các lãnh chúa và hoàng tử, vương hầu, các dòng họ quý tộc và hình thành các thái ấp, lãnh địa. Những vị quý tộc này sở hữu những mảnh đất đó và xây dựng lâu đài để kiểm soát các khu vực xung quanh để phòng thủ, bảo vệ những tài sản thuộc sở hữu của họ. Mặc dù nhiệm vụ quân sự là rất quan trọng nhưng những lâu đài thường được sử dụng như là nơi trú ngụ và cũng là trung tâm quản lý hành chính và biểu tượng quyền lực của cá nhân, dòng họ đó. Lâu đài đô thị được sử dụng để kiểm soát dân chúng địa phương và các tuyến đường giao thông quan trọng, và lâu đài nông thôn thường được xây dựng biệt lập với các ngôi làng và có chức năng phòng thủ, bảo vệ những vùng đất đai màu mỡ. Ban đầu, nhiều lâu đài được xây dựng từ đất và gỗ, nhưng do nhu cầu phòng thủ và kỹ thuật phát triển cũng như chi phí bỏ ra nhiều nên lâu đài được xây cất bằng đá để tăng tính vững vàng, đường bệ. Mặc dù thuốc súng được du nhập vào châu Âu trong thế kỷ 14, nó đã không ảnh hưởng đáng kể đến xây dựng lâu đài cho đến thế kỷ Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Kiên Trang 10 [...]... theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc điểm sau: Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn... nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodernism) 5.1.1 Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 5.1.1.1 Khởi nguồn Kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19 Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ Kiên Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách... thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman Kiến trúc gothic (hay francigenum opus) là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu .Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng Nhiều mẫu kiến trúc. .. những nét kiến trúc cụ thể của nó; giống như mọi phong cách khác, đều mang những đặc trưng riêng về kỹ thuật Kiến trúc Roman phản đối kiến trúc gothic ở việc sử dụng không sử dụng các mái vòm bán nguyệt hoặc là các vòm cung nhọn là hoàn toàn phi lý và không làm nên ý nghĩa lịch sử gì Dạng vòm cung nhọn và cung nhọn cắt nhau trên thực tế đã được sử dụng trước cả sự xuất hiện của những tòa kiến trúc gothic... công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các... ngọn lửa Hình 11 La Rotonda 4.4 Kiến trúc thời Phục Hưng Kiến trúc thời kỳ Phục hưng là kiến trúc của thời kỳ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 ở các vùng khác nhau của châu Âu, thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của một số yếu tố của tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại và văn hóa vật chất có ý thức Phong cách, kiến trúc Phục hưng theo kiến trúc Gothic và được kế tục bởi kiến trúc Baroque Phát triển đầu tiên... Étienne ở Caen 4.3 Kiến trúc Gothic Kiến trúc Gothic (Gô-tích) ra đời sau thời kì kiến trúc Roman Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Kiên Nhóm 5 : Vũ Mạnh Tiến – Quách Đại Trang 15 Nhập môn thiết kế và kỹ năng trình bày CTGTCC K-53 Gothic Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo... kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử. .. người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm 911) Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman, hay phong cách Roman Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ Nến văn hóa đô thị... và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại Tuy vậy về quy mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La Mã Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những