1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi KS -11 lần 3 môn hóa

3 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 90 KB

Nội dung

Sở GD&ĐT Vĩnh PhúcTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề Câu I: 1 Chỉ dùng một hóa chất, h

Trang 1

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Trường THPT Chuyên

Vĩnh Phúc

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu I:

1) Chỉ dùng một hóa chất, hăy trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt sau: (NH4)2SO4; NH4NO3; FeCl2 ; NaCl, AlCl3

2) Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau : HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3,

NaHSO4 dư Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn (coi ion HSO4- điện li hoàn toàn trong nước)

Câu II:

Dung dịch A có chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M

Dung dịch B chứa HCl 1M Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau

Thí nghiệm I: Thêm từ từ từng giọt của 200 ml dung dịch B vào 100 ml dung dịch A, sau khi

phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí CO2(đktc) Tính V?

Thí nghiệm II: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch A vào 200 ml dung dịch B, sau khi

phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì

thu được bao nhiêu gam kết tủa

Câu III:

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hiđrôcacbon A thu được 32,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O 1- Tìm công thức phân tử của A

2- Tìm công thức cấu tạo của A biết rằng khi A tác dụng với Cl2/ askt (tỉ lệ mol 1:1) thu được 4 sản phẩm thế mono Clo Viết công thức cấu tạo các sản phẩm thế mono clo thu được

Câu IV:

Sau khi kết thúc phản ứng crackinh n-butan thu được 22,4 lít hỗn hợp khí A (giả sử chỉ gồm có các hiđrocacbon) Cho hỗn hợp A lội qua nước brom dư thấy còn lại 13,44 lít hỗn hợp khí

B Đốt cháy 0,6 lít hỗn hợp B thì thu được 1,3 lít CO2 Các thể tích khí đo ở đktc

1 Tính hiệu suất phản ứng crackinh

2 Tính % về thể tích các khí trong A

3 Tính thể tích không khí(đktc) cần dùng để đốt cháy toàn bộ A Cho oxi chiếm 20% thể tích không khí

Câu V:

Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình Brom tăng 4,2 gam và thoát ra 4,48 lít khí Đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO2 Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon, biết thể tích các khí đo ở đktc

Câu VI:

Oxi hoá hoàn toàn 0,42g chất hữu cơ X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước Khi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 1,86g đồng thời xuất hiện 3g kết tủa Tỉ khối hơi của X so với N2 bằng 2,5

a) Xác định CTPT của X

b) Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của X theo danh pháp thay thế

-Hết -(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh ……… Số báo danh………

Trang 2

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Trường THPT Chuyên

Vĩnh Phúc

HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1

(2 đ) 1 Lấy mỗi chất một lượng nhỏ rồi lần lượt thử với dung dịch Ba(OH)2

+ Nếu có khí mùi khai và kết tủa trắng tạo thành nhận ra dung dịch (NH4)2SO4

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

+ Nếu chỉ có khí mùi khai nhận ra dung dịch NH4NO3

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

+ Nếu có kết tủa màu trắng xanh hóa nâu trong không khí nhận ra FeCl2

FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Nếu có kết tủa trắng keo, sau đó tan trong dung dịch Ba(OH)2 dư nhận ra AlCl3

AlCl3 + Ba(OH)2 →Al(OH)3 + BaCl2

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O

Còn lại là dung dịch NaCl

2 Các phương trình phản ứng

Mg(HCO3)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + 2H2O + 2CO2 Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + MgCO3 + 2H2O Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaHCO3

Mg(HCO3)2 + 2NaHSO4 → MgSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

1 đ

1 đ

Câu 2

( 2 đ)

Thí nghiệm I: thứ tự các phản ứng

CO32- + H+ → HCO3 -HCO3- + H+ → H2O + CO2

→ V = 1,792 lit

Thí nghiệm II: Các phản ứng xảy ra đồng thời

Na2CO3 + 2HCl → 2 NaCl + CO2 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

→ khối lượng kết tủa là m = 6 (gam)

1

1

Câu 3

(1 đ)

1 CTPT của A là C5H12

2 A là (CH3)2CH-CH2-CH3: iso pentan

1,0

Câu 4

(1,5 đ) 1) Các PTPƯ

C4H10  CH4 + C3H6

C4H10  C2H6 + C2H4

Thể tích hỗn hợp khí giảm khi cho qua dung dịch Brom bằng thể tích của anken

8,96( )

anken

bandau

13, 44

2) %V C H %V C H 10%

0,5 đ

Trang 3

4 3 6

%V CH %V C H 30%

4 10

%V C H du 20%

3) Đốt cháy hỗn hợp A tương đương với đốt cháy C4H10 ban đầu

C4H10 + 6,5O2 → 4CO2 + 5H2O

→ Vkk = 436,8 (l)

Câu 5

( 1,5

đ)

Đặt CTPT của ankan là CmH2m+2 (m ≥ 1)

Đặt CTPT của olefin là CnH2n (n≥ 2)

Khi cho hỗn hợp khí qua dung dịch Brom chỉ có olefin tham gia phản ứng

CnH2n + Br2  CnH2nBr2 (1)

nolefin = 6,72 4, 482, 24 = 0,1 mol , mbình brom = molefin = 4,2 (g)

Molefin = 42  14.n = 42  n= 3 Vậy CTPT của olefin là C3H6

Khi cho hỗn hợp qua dung dịch Brom xảy ra hai trường hợp

TH 1: Brom dư khi đó khí thoát ra là ankan  nankan = 0,2 mol

CmH2m+2 + 3m 2 1O2  mCO2 + (m+1)H2O Theo bài ra n CO2 = 0,4  m = 2  CTPT của ankan là C2H6

TH 2: Brom thiếu trong phản ứng (1) khi đó khí thoát ra là ankan và olefin

Đặt CTPT chung của 2 chất là CxHy

CxHy + (x + 4y )O2  x CO2 + 2yH2O Theo bài ra x = 0, 40, 2 = 2 Mà n =3> 2 nên m< 2  m=1 Vậy CTPT của ankan là CH4

Vậy CTPT của các hidrocacbon là CH4 và C3H6 hoặc C2H6 và C3H6

0, 5 đ

1 đ

Câu 6

(2 đ) a) CTPT của X là C5H10b) X có 5 đồng phân anken và 5 đồng phân xicloankan 0,5 đ1,5 đ

Ngày đăng: 04/05/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w