1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế

8 2,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 24,95 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế được coi là hai nguồn luật cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc tế vẫn luôn đóng vai trò quan trọng của mình trong hệ thống nguồn luật của luật quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, tập quán quốc tế cũng vẫn thể hiện rõ sức ảnh hưởng của mình trong sự điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Một trong các chủ thể quan trọng của luật quốc tế là quốc gia, như vậy, tập quán quốc tế đã có vai trò như thế nào trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia? Sau đây em xin làm rõ nội dung này. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế được các quốc gia và chủ thể khác luật quốc tế thương xuyên (có tính chất lặp đi lặp lại) trong khoảng thời gian nhất định và được các chủ thể quốc tế thừa nhận có hiệu quả pháp lý ràng buộc với mình. 2. Cách hình thành tập quán quốc tế. Yếu tố vật chất, là sự tồn tại của thực tiễn quốc tế, tức phải có quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia. Theo một cách hiểu truyền thống, thì các quy tắc xử sự này được hình thành bằng sự lặp đi lặp lại của các sự kiện và hành vi pháp lý một cách thống nhất trong sinh hoạt quốc tế. Còn theo cách tiếp cận hiện đại, thì tập quán quốc tế được hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước hay những phán quyết của Tòa án quốc tế, áp dụng các nghị quyết của tổ chức quốc tế hay là những hành vi pháp lý đơn phương chủ thể luật quốc tế. Yếu tố tinh thần, là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc xử sự đã hình thành là quy phạm quốc tế. Thực tế hiện nay, không cần phải chứng minh sự thừa nhận tập quán quốc tế trực tiếp của các quốc gia mà thường được xác định gián tiếp thông qua hành vi xử sự của các quốc gia, cũng không 2 yêu cầu các quốc gia phải chính thức thông báo sự thừa nhận. Mà thường thông qua cách ứng xử của các quốc gia ví dụ như nếu các quốc gia đểu khẳng định hành vi ứng xử của một quốc gia là trái pháp luật quốc tế thì tập quán đó không được thừa nhận là tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế được hình thành trước tiên và lâu đời là các tập quán trong chiến tranh như không giết người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương khi họ bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, cho phép nước chủ quản nhận thương binh, bệnh binh của họ trở về nước lúc chiến tranh chưa kết thúc. Hiện nay, tập quán quốc tế tồn tại dưới hai hình thức: tập quán quốc tế truyền thống được các quốc gia thừa nhận, có giá trị pháp lý; tập quán quốc tế được thừa nhận, ghi nhận trong điều ước quốc tế và được các quốc gia ký kết điều ước quốc tế đó thừa nhận. Cách thức hình thành của tập quán quốc tế được ghi nhận trong điều ước quốc tế lại không được hình thành từ quan hệ quốc tế giữa các quốc gia mà được hình thành dựa trên việc thực hiện điều ước quốc tế của các quốc gia ký kết điều ước. Các quy tắc xử sự của các quốc gia ký kết điều ước áp dụng rộng rãi trong các quan hệ quốc tế và chúng được áp dụng với cả các quốc gia khác và các chủ thể khác. Các quốc gia không phải thành viên của điều ước quốc tế có thể lựa chọn khuôn mẫu xử sự nào đó trong điều ước quốc tế để áp dụng trong các quan hệ quốc tế tương tự, và dần dần cách xử sự trong điều đước quốc tế trở thành quy phạm tập quán. II. VAI TRÒ CỦA TẬP QUÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế, chúng có mối quan hệ biện chứng và tắc động qua lại vẫn nhau. Đứng dưới góc độ mối quan hệ với các hình thức pháp luật khác thì điều ước quốc tế giữ vai trò quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò là nguồn luật cơ bản của luật quốc tế và sự ảnh hưởng của mình tới pháp luật quốc gia. 3 Tuy nhiên tập quán quốc tế được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quốc tế. Có nghĩa là tập quán đó được các chủ thể quốc tế thừa nhận sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy, tập quán quốc tế có lợi ích của nó là các quốc gia áp dụng tập quán mà không cần phải quy định nó trong một văn bản pháp lý nào nhưng vẫn có giá trị pháp lý bắt buộc. Hiện nay, một số nước trên thế giới rất coi trọng và áp dụng trực tiếp tập quán quốc tế vào hệ thống luật quốc gia. Ở Hoa Kì, tập quán quốc tế được coi là một bộ phận của hệ thống pháp luật và có hiệu lực thi hành trực tiếp trên lãnh thổ Hoa Kì mà không phải chuyển hóa. Theo pháp luật Hoa Kì quy định, đạo luật của Nghị Viện ban hành không được trái với quy định của tập quán quốc tế. Nếu đạo luật đó có điểm không phù hợp với tập quán quốc tế thì Nghị viện có nghĩa vụ giải thích đạo luật theo hướng không trái với quy định của tập quán quốc tế. Nước Anh cũng là một nước tiêu biểu cho việc thừa nhận sự áp dụng tập quán quốc tế vào trong pháp luật quốc gia. Tập quán quốc tế đương nhiên được coi như một bộ phận của pháp luật Anh và được Tòa án áp dụng nếu như đáp ứng được những yêu cầu. Lời mở đầu của Công ước viên năm 1969 có ghi nhận “những quy phạm của Luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề chưa được quy định trong các điều khoản của công ước này”. Như vậy, các quốc gia chưa gia nhập Công ước này có thể viện dẫn các quy phạm của công ước như là một tập quán quốc tế. Tính truyền thống, mềm dẻo của tập quán quốc tế vẫn được các quốc gia cân nhắc khi lựa chọn nguồn luật áp dụng trong các quan hệ của mình. Tuy nhiên hiện nay các quốc gia thường ưu tiên thỏa thuận lựa chọn áp dụng điều ước quốc tế. Ưu thế của điều ước quốc tế so với tập quán quốc tế thể hiện rõ ràng thông qua hình thức văn bản có giá trị lưu giữ lâu dài và căn cứ viện dẫn thuyết phục các quy phạm pháp luật. Nhưng không vì vậy mà vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia bị suy giảm. 4 Với đặc điểm về sự hình thành và cách thức tồn tại của mình, tập quán quốc tế cũng đã góp phần quan trọng của mình trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Các quốc gia công nhận tập quán quốc tế nên thực hiện đúng theo quy định của tập quán. Từ đây, mối quan hệ giữa các quốc gia vẫn luôn giữ được hòa bình không có sự tranh chấp gây bất hòa quan hệ ngoại giao. Ví dụ như tập quán quốc tế về khoảng không vũ trụ được các quốc gia thừa nhận nên khi quốc gia có đặt hoặc sử dụng vệ tinh trên khoảng không vũ trụ quốc gia khác không được phép phá hoại hoặc ngăn cấm. Việc áp dụng luật quốc tế giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế có vai trò quan trọng bởi vì hoạt động này góp phần đưa các quy phạm đi vào thực tế, giải thích và làm sáng rõ các quy phạm luật quốc tế. Trong đó vai trò của tập quán quốc tế giữ một vai trò nhất định của mình. Trong thực tiễn Tòa cũng đã có một khẳng định hết sức quan trọng là khẳng định rõ vị trí vai trò của tập quán quốc tế so với điều ước quốc tế. Trong vụ Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa đã lựa chọn sử dụng luật áp dụng là tập quán quốc tế thay vì sử dụng điều ước quốc tế. *Sự kiện. Ngày 9-4-1984 Nicaragoa gửi đơn đến Tòa khởi kiện Mỹ về vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của Mỹ trong việc tiến hành các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa. Đồng thời Nicaragoa cũng yêu cầu chỉ ra các biện pháp bảo đảm cần thiết. Ngày 10-5-1984, Tòa đã nêu ra các quyết định chỉ định các biện pháp bảo đảm. Ngày 26-11-1984, Tòa đã ra phán quyết khẳng định Tòa có thẩm quyền xem xét vụ kiện và chấp nhận đơn khởi kiện của Nicaragoa. Ngày 18-1-1985 Mỹ đưa ra tuyên bố tỏ rõ “không có ý định tiếp tục tham dự bất cứ thủ tục nào liên quan đến vụ kiện”. Ngày 27- 6-1986, Tòa ra phán quyết về nội dung: bác bỏ lý do sử dụng quyền tự vệ tập thể chính đáng do mỹ đưa ra, kết luận Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ của luật tập quán quốc tế là không được can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác 5 và không được sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia khác xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia khác và không được cắt đứt các hoạt động hàng hải thương mại hòa bình. Ngày 29-3-1988 Nicaragoa đã nộp Bị vong lục của mình còn Mỹ vẫn tiếp tục từ chối không tham dự. Tháng 9-1991 Nicaragoa thông báo với Tòa không có ý định tiếp tục theo kiện nữa. Phía Mỹ đã hoan nghênh quyết định này. Ngày 26-9-1988 Tòa ra quyết định chấm dứt vụ kiện. *Luật áp dụng. Luật quốc tế có những quy định cụ thể về việc cấm sử dụng vũ lực và quyền tự vệ chính đáng. Tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định về cấm sử dụng vũ lực và cấm đe dọa sử dụng vũ lực là một nghĩa vụ bắt buộc. Tòa đã tìm thấy theo Nghị quyết 2625 của Liên hợp quốc quy định về vấn đề này và được các quốc gia sử dụng như một tập quán quốc tế độc lập với các quy định của Hiến chương. Tòa đã giải quyết tranh chấp này theo quy định của tập quán quốc tế dù điều ước cũng có quy đinh cụ thể. *Phán quyết của tòa. Phía Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc tập quán của Luật quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can thiệp vào công việc nội bộ của một quố gia khác. Tòa đã xem xét yêu cầu đòi bồi thường của Nicaragoa và cho rằng Tòa có thẩm quyền xem xét đơn khởi kiện này của Nicaragoa trong một thủ tục khác. Tòa kêu gọi các bên nên hợp tác để tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với nguyên tắc hòa bình các tranh chấp của luật tập quán và đã được khẳng định bởi Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc. *Ý nghĩa phán quyết của Tòa. Thứ nhất, đây là vụ điển hình trong thực tiễn xét xử của tòa án công lý quốc tế về mặt thủ tục. Nó bao gồm tất cả các bước mà Tòa phải giải quyết trong vấn đề thủ tục: thủ tục xác lập các biện pháp bảo đảm, thủ tục về bác bỏ trước thẩm quyền của Tòa… 6 Thứ hai, đây là vụ điển hình về tính trung lập, vô tư, công bằng và đúng đắn của Tòa vì Tòa phải giải quyết tranh chấp giữa một bên là Mỹ, thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, cường quốc số một thế giới, một bên là Nicaragoa, nước nhỏ, mới giành được độc lập. Mặc dù có nhiều sức ép, kể cả sự phản đối của phía Mỹ không tham dự tiếp các thủ tục của tòa, Tòa đã xử thắng kiện cho Nicaragoa, trên cơ sở các nguyên tắc của của luật quốc tế. Phán quyết này đã đem lại niềm tin cho các nước đang phát triển vào vai trò của Tòa trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Thứ ba, phán quyết của Tòa đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết câu hỏi về quan hệ giữa các nguồn của luật quốc tế. Thứ tư, Tòa đã khẳng định tính độc lập của Tòa án đối với luật Điều ước và làm sáng tỏ thêm nội dung các nguyên tắc của luật tập quán. Tòa đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định ranh giới giữa nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người. Giữa nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và quyền can thiệp nhân đạo … Những vấn đề nóng bỏng của Luật quốc tế và thời sự quốc tế, và tiếp tục là những bài học trong việc giải quyết các xung đột sắc tộc hiện nay tại Nam Tư, Ruan đa… Như vậy trong phán quyết của TACLQT về vụ này Tòa đã viện dẫn áp dụng tập quán cấm sử dụng vũ lực đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như cấm can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác KẾT KUẬN Như vậy, tập quán quốc tế đã khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống các nguồn luật quốc tế, đặc biệt trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia. Trong luật quốc tế luôn nhận định rõ và không thể làm mất đi vai trò của tập quán quốc tế. Mặc dù, tập quán quốc tế hiện nay đang được ghi nhận và chuyển đổi thành các quy phạm điều ước. 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, H.2004 -Luật tập quán và quyền con người, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013 -Tòa án công lý quốc tế, PGS.TS.Nguyễn Hồng Thao, 2011 -http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=4&NewsPK=319 -http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-vai-tro-cua-tap-quan-quoc-te-trong-qua- trinh-dieu-chinh-cac-quan-he-phap-luat-quoc-te-38121/ -http://luanvan.co/luan-van/danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-cua-toa-an-cong-ly- quoc-te-9392/ 8 . ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế, chúng có mối quan hệ biện chứng và tắc động qua lại vẫn nhau. Đứng dưới góc độ mối quan hệ. trong điều ước quốc tế để áp dụng trong các quan hệ quốc tế tương tự, và dần dần cách xử sự trong điều ước quốc tế trở thành quy phạm tập quán. II. VAI TRÒ CỦA TẬP QUÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH. ĐẦU Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế được coi là hai nguồn luật cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc tế vẫn luôn đóng vai trò quan trọng của mình trong hệ thống nguồn luật của luật quốc tế.

Ngày đăng: 04/05/2015, 01:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w