1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thao giảng toàn hội đồng...

11 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

-Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 DỰ GIỜ THEO LỐI SONG HÀNH, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHUYÊN MÔN 1/Đặt vấn đề: a/ Tầm quan trọng của vấn đề: Hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học nói riêng và các trường phổ thông nói chung chiếm một vị trí quan trọng. Nói đến hoạt động nầy thì nhân vật trung tâm phải là người giáo viên, một trong hai yếu tố -Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục- góp phần quan trọng trong nhà trường Tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Nói đến vấn đề nầy không thể không nói đến năng lực giảng dạy của người giáo viên. b/ Tóm tắt thực trạng: Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hứa Tạo đều đã đạt chuẩn đào tạo 100% trong đó trên chuẩn đào tạo đạt trên 95% nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu cân có trong giai đoạn hiện nay, song theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học số 14/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 04/05/2007 thì còn nhiều vấn đề phải bàn thêm: trong giảng dạy giáo viên còn nhiều hạn chế,chưa thoát ly sách giáo khoa, sách giáo viên, có đổi mối phương pháp giảng dạy nhưng còn chừng mực ở khối lớp được phân công, chưa năm vững kiến thức liên quan cho công tác dạy và học, chưa giảng day trước hội đồng, chỉ dạy hoặc thao trong tổ chuyên môn dẫn đến chưa có cơ hội được nhiều người góp ý, trao đổi cũng như học tập ở đồng nghiệp có năng lực ngay trong nhà trường mà bản thân đang công tác. c/ Lý do chọn đề tài: Từ những vấn đề trên, khi bản thân được giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn ở trường Tiểu học Hứa Tạo từ năm học 2006-2007- với kinh nghiệm của bản thân ngoài việc đã tiến hành tổ chức thao giảng toàn hội đồng cho giáo viên, ngưòi quản lý chuyên môn còn dự giờ giáo viên trong một tổ chuyên môn với cùng một bài dạy - dự giờ theo lối song hành- để năm bắt năng lực giảng dạy cho từng thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trường. d/ Giới hạn nghiên cứu đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng ở nhà trường tiểu học trong giai đoạn ngành điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. 2/ Cơ sở lí luận: Tất cả các hoạt động trong nhà trường tiểu học đều dẫn đến hiệu quả giáo dục, nói đến hiệu quả giáo dục thì phải nối đến chật học tập, nói đến chất lượng học tập phải nói đến năng lực giảng dạy của người giáo viên- người giáo viên có vai trò góp phần quan trọng góp phần củng cố và duy trì hiệu quả giáo dục Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 1 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm thấy được vị trí , vai trò quan trọng của chiến lược trồng người đối với sự phát triển đất nước. Người chỉ rõ: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”. “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”. Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh , vấn đề cơ bản nhất là giáo dục và hoàn thiện con người mới thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo là hoạt động dạy và học. Người giáo viên giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học nhăm truyền thụ tri thức, dạy chữ,dạy người. Đó là một trong những hoạt động có ảnh hưởng sâu sắc , to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ và thông qua đó , ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, của đất nước trong tương lai. Để hoàn thành nhiệm vụ, người giáo viên phải rèn luyện không ngừng, nâng cao phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ - nói đến chuyên môn nghiệp vụ là nói đến nhiều vấn đề trong đó có năng lực giảng dạy của người giáo viên. Vì thế trong tình hình đội ngũ đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cao song vấn đề thực hiện theo chuẩn nghề nghiệp của Quyết định 14 của Bộ GD-ĐT thì người giáo viên còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. 3/ Cơ sở thực tiễn: Năm học 2006-2007 bản thân được ngành giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn tại trường Tiểu học số 2 Thị trấn Ái Nghĩa-sau được đổi tên thành trường Tiểu học Hứa Tạo- bản thân thấy rằng đội ngũ giáo viên ở đây có nhiều người tâm huyết ,có năng lực giảng dạy song còn ở một bộ phận nhỏ mặc du trình độ đào tạo đều đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng trong giảng dạy còn nhiều hạn chế, chầt lượng học tập của lớp chưa cao, giảng dạy đôi lúc còn theo kiểu truyền thống,học sinh còn thụ động, giảng dạy chưa thoát ly sách giáo khoa,sách giáo viên, học sinh không nắm vững yêu cầu về kiến thức ,kĩ năng của một tiết học ( như cách giải toán có lời văn, giải bài toán có 1 phép tinh, 2 phép tính, từ ngữ địa phương, hệ thông bài dạy khi cung cấp kiến thức mới). Tiết dạy nhìn chung đạt yêu câu ở mức độ nào đó ,khi đi sâu cần phai trao đổi ,góp ý thêm nhiều hơn nữa. Công tác chuyên môn cần phải trao đổi để có tính định hướng chung theo chỉ đạo của ngành cho từng môn học, phân môn băng nhiều hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn ( thao giảng, dự giờ, báo cáo chuyên đề minh hoạ, ) sinh hoạt chuyên môn cụm,… Song một việc cần phải làm thêm là làm thế nào cho giáo viên trong một tổ chuyên môn nắm được yêu cầu cơ bản, kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh trong mỗi tiết dạy dể người giáo viên có cơ hội được nâng cao năng lực giảng dạy cho bản thân và cho đồng nghiệp góp phần giúp giáp viên trong tổ có thể giảng dạy sát hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, từng bước hoàn chỉnh theo chuẩn nghề nghiệp do ngành qui định. 4/ Nội dung nghiên cứu : Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 2 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 Từ những hạn chế như đã nêu trên, để góp phần nâng cao và giữ vững hiệu quả giáo dục , bản thân đã tham mưu hiệu trưởng nhà trường từng bước tiến hành tổ chức hoạt động chuyên môn theo chỉ đạo của ngành như sinh hoạt tổ chuyên môn dưới các hình thức như thao giảng, dự giờ, báo cáo chuyên đề, minh hoạ nhằm giúp giáo viên từng tổ chuyên môn củng cố nâng cao tay nghề; hoạt động nầy có tác dụng tốt là giáo viên cùng dạy khối lớp có thời gian rút ngắn,tiếp cận những vấn đề mà bản thân giáo viên và giáo viên trong tổ thường rút kinh nghiệm ở khối lớp đang dạy; trong năm được Phòng giáo dục-đào tạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm nhằm giúp giáo viên trong cụm, liên trường trao đổi, học tập lẫn nhau cũng có nhiều tác dụng lớn chủ yếu về quan điểm, hệ thống,chuẩn kiến thức,….với một cách hiểu nữa là làm cho chuyên môn các nhà trường, các vùng trong huyện tiếp cận lẫn nhau ,có một cách nhìn tổng thể, bớt “chông chênh” trong chuyên môn ,…. Nhưng mặc dù trong giảng dạy người giáo viên có những công việc sáng tạo để đích cuối cùng là học sinh nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản,…… của chương trình giáo dục phổ thông theo QĐ16 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 05/05/2006. Ngoài những công việc trên, nhà trường còn bố trí thời gian dự giờ theo lối song hành cho giáo viên trong các tổ chuyên môn để năm,s bắt cách giải quyết vấn đề trong một bài dạy cụ thể cho tất cả giáo viên trong một tổ chuyên môn nhằm phát huy năng lực giảng dạy của giáo viên có tay nghề cao và điều chỉnh kịp thời cho giáo viên còn chưa đảm bảo yêu cầu mục tiêu bài dạy, sợ học sinh không hiểu nên dẫn đến giảng giải,lí thuyết dài dòng,gây” rối”, “nhiễu” mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cần đạt cần đạt . Nói chung trong nhà trường cũng có nhiều nhân tố tốt nhưng giáo viên cũng không có cơ hội học tập, trao đổi lẫn nhau, học hỏi về phong cách dạy, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy- học, sự quan tâm theo dõi các đối tượng học sinh, cách giải quyết các tình huống sư phạm,….và nhất là như trên đã nói là làm thề nào để góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên và từng bước thực hiện chuẩn nghề nghiệp của người giáo viên tiểu học có hiệu quả. Chúng tôi vẫn biết rằng quá trình giảng dạy của giáo viên là một quá trình nghệ thuật sư phạm, mỗi giáo viên đều có cách dạy riêng ,có thủ thuật riêng, để hướng dẫn học sinh đến cùng một mục đích,nắm vững một yêu cầu cần đạt… nhưng vấn đề không đơn giản như ta nghĩ; bởi vì giáo viên,mỗi người đều có một nhận thức,một năng lực nhất định về bài dạy của mình, về những vấn đề mà mình cần cung cấp cho học sinh không phải ai cũng như nhau. Chẳng hạn Toán lớp 1: Tiết Luyện tập (sau bài Phép cộng trong phạm vi 5) Mục tiêu của bài nầy là giúp học sinh: - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 3 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 Qua dự giờ 4 giáo viên trong cùng tổ chuyên môn trong một buổi đã thấy một số vấn đề như sau: Với bài tập 1:Tính 1 + 1 = 2 + 1 = 3 + 1 = 4 +1 = 1 + 2 = 2 + 2 = 3 + 2 = 1 + 3 = 2 + 3 = 1 + 4 = 2 + 3 = 3 + 2 4 + 1 = 1 + 4 Giáo viên A: Sau khi hưóng dẫn HS nêu cách làm bài ,GV nêu 2 + 3 = 3 + 2 rồi cho HS nhận xét “ Khi đổi chỗ các số hạng…”:tiếp đến là 1 + 4 = 4 + 1 Giáo viên B : Cho HS nêu miệng các phép tính ,GV ghi kết quả lên bảng nhưng lại ghi lộn xộn không theo thứ tự trong sách giáo khoa. Sau đó hỏi HS nhờ đâu nêu kết quả đúng và nhanh (ý muốn cho HS nêu :phép cộng trong phạm vi 2;3;4;5) rồi cho HS nhận xét ,rút ra kết quả ;2 +3 = 3 + 2 và 1 +4 = 4 + 1 Giáo viên C : Cho HS dựa vào kiến thức đã học nêu kết quả ,giáo viên cho HS lặp lại rồi nhì vào dòng dưói 2 trường hợp đã rút ra 2 + 3 = 3+ 2 và 1+4 = 4 + 1 nhận xét “ Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì kết quả không thay đổi” Giáo viên D : Sau khi cho HS nêu kết quả các phép tinh, giáo viên lần lượt cho học sinh so sánh kết quả và rút ra 2 +3 = 3 + 2 và 1 + 4 = 4+1 nhưng giáo viên nêu nhận xét chưa chính xác: Lẽ ra phải nói”……kết quả không thay đổi “ nhưng lại nói “….các số không thay đổi” Từ những thực trạng như trên, chúng tôi thấy rằng cùng một nội dung bài dạy mà bốn giáo viên đã có sự chông chênh trong kiến thức,trong tổ chức hoạt động (áp đặt học sinh, chưa phát huy tính tích cực ,…) là do chủ quan, do năng lực,… không chịu khó suy nghĩ tìm ra sự dẫn dắt, cách tổ chức hoạt động, chưa kết hợp hài hoà giữa yêu cầu cần đạt của một tiết học với tài liệu nghiên cứu và thực tế xung quanh Từ đó chúng tôi có kế hoach dự giờ theo lối song hành như sau: * Trong một buổi thông báo cho giáo viên trong một tổ chuyên môn sắp xếp tiết dạy trước hoặc sau để có thời gian người quản lý dự cùng một nội dung tiết dạy ở hai hoặc nhiều giáo viên trong tổ Kế hoạch nầy người quản lý dự theo chuyên đề cần quan tâm như đổi mới phương pháp giảng dạy một môn học (hoặc phân môn), một tiết ôn tập, cách tổ chức một tiết luyện tập, thực hành,…. Công việc trên có thể làm theo kế hoạch cũng có thể báo cho tổ ở đầu buổi dạy để đảm bảo tính thường trực ở mỗi giáo viên trong dạy học. * Hoặc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần bố trí hai giáo viên trong tổ cùng dạy một bài để so sánh, đối chiếu nhằm rút ưu,khuyết điểm (mặc dù vẫn biết rằng giáo viên có thể trao đổi với nhau nhưng khi lên lớp mỗi người vẫn có một phong cách dạy riêng của mình) Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 4 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 Từ năm học 2006-2007, chúng tôi đã từng bước chúng tôi tiến hành từng bước tổ chức dự giờ cho đội ngũ . Sau đó tiến hành trao đổi ,góp ý về phương pháp, cách tổ chức thực hiện , đi sâu vào kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt của tiết dạy (vì một số giáo viên chưa có thời gian nghiên cứu hoặc chưa dạy qua khối lớp đó, dần dần những đợt tiếp theo hoặc sang năm học sau thì trao đổi,rút kinh nghiệm có phần sôi nổi hơn. Trong trao đổi, góp ý có những lúc hiểu lầm, đôi khi dẫn đến gay gắt nhưng người chủ trì làm thế nào hướng đội ngũ đi vào quỹ đạo là góp phân nâng cao năng lực cho đội ngũ chứ không phải là để chỉ trích nhau, hơn thua nhau ( kiên thức có chỗ phân định rành mạch song cũng có chỗ phân tích rõ ràng hơn thì mới thấy được đúng sai; và các phần khác cũng vậy). Công việc tổ chức dự giờ theo lối song hành, không thể làm trong một thời gian ngắn, trong một năm học được vì nhiều lí do quy mô trường lớp,số lượng giáo viên nhiều hay ít, vì thế người quản lý chuyên môn có kế hoạch tổ chức lần lượt có trọng tâm, trọng điểm để từng bước đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngay trong nhà trường đang phụ trách nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cho đội ngũ. 5/ Kết quả nghiên cứu: Sau khi tiến hành dự giờ theo lối song hành, chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng được củng cố ,giáo viên được trao đổi trực tiếp với người quản lý chuyên môn về phương pháp ,về trọng tâm bài dạy,về cách tổ chức hoạt động dạy học cho lớp của mình . Kết quả chất lượng ,hiệu quả đào tạo trong nhà trường là thành quả của một tập thể giáo viên không tách rời, mỗi thắng lơi trong nhà trường đều do công sức của mọi người- người giáo viên có năng lực cũng tự hào,người còn hạn chế cũng phấn khởi vì bản thân có nhiều tiến bộ hơn trong giảng dạy. Trong 2 năm học vừa qua ,kết quả như sau: Năm học CSTĐ LĐTT 2006-2007 1 18 2007-2008 4 20 2008-2009 5 24 6/ Kết luận: Công tác chuyên môn trong trường tiểu học có nhiều hoạt động, việc tổ chức dự giờ theo lối song hành chỉ là một hoạt động trong các hoạt động của người quản lý chuyên môn đề ra theo công việc thực tiễn trong quản lý đội ngũ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên. Qua nhiều năm áp dụng ,tổ chức hoạt động nầy bản thân thấy được tác dụng của nó đã làm tăng thêm niềm tin cho đội ngũ về năng lực giảng dạy của mình, làm cho đội ngũ găn có nhiều cố gắng trong công việc nhằm làm cho học sinh đạt được yêu cầu trong học tập, mỗi thành viên là một nhân tố trong một khối thống Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 5 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 nhất và cuối cùng là chất lượng, hiệu quả giáo dục được duy trì ,củng cố, làm tiền đề để xây dựng trường đạt chuẩn mức 2 theo QĐ 32 của Bộ GD-ĐT Theo hướng phấn đấu của nhà trường vào năm học 2010-2011 Công việc trên thể hiện chức năng của người quản lí chuyên môn là tìm mọi cách để nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên- nhất trong thời gian sau nầy- từ năm học 2007-2008 bắt đầu thực hiện QĐ14 của Bộ GD-ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, thi công việc nầy cũng góp một phầnvào việc xây dựng đội ngũ bước đầu năm bắt nội dung, phương pháp giảng dạy, yêu cầu kiến thức,kĩ năng cơ bản,….cho toàn cấp học. 7/ Đề nghị: Đề tài nầy chỉ áp dụng trong trường tiểu học, chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang dạy trong các khối lớp . Ngành và nhà trường giảm bớt công việc hành chính, tạo điều kiện thời gian cho người quản lý chuyên môn đi sâu vào công tác chuyên môn hơn nữa vì đây cũng là một biện pháp góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên và cũng là một cách hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay. 8/ Phần phụ lục: Năm học Học sinh giỏi Học sinh Tiên tiến Lên lớp Lưu ban SL % SL % SL % SL % 2006-2007 114 18.9 181 30.1 600/602 99.7 2 0.3 2007-2008 184 31.8 151 26.1 577/578 99.8 1 0.2 2008-2009 232 42,4 179 32,7 547/547 100 0 0 Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 6 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 9/ Tài liệu tham khảo: 1/Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo QĐ 51/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007. 2/Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo QĐ 14/2007/QĐ – BGD-ĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007. 3/ Công văn 896/BGD-ĐT-GDTH ban hành ngày 13/02/2006 của BGD- ĐT. 4/ Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo QĐ16/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/05/2006. 5/Tạp chí giáo dục số 126. 6/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN các môn học ở tiểu học-NXB GD tháng 02/2009. 7/ Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5 theo công văn 9832/BGD-ĐT ngày 01/9/2006 8/Phiếu đánh giá tiết dạy kèm theo công văn số 10358/BGD-ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ giáo dục-đào tạo. Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 7 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 10/Mục lục: Stt Nội dung Trang 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lí luận 1 4 Cơ sở thực tiễn 2 5 Nội dung nghiên cứu 2 6 Kết quả Nghiên cứu 4 7 Kết luận 4 8 Đề nghị 4 9 Phần phụ lục 5 10 Tài liệu tham khảo 6 11 Mục lục 7 12 Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN 9 Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 8 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2009- 2010 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường Tiểu học Hứa Tạo -Đề tài: Dự giờ theo lối song hành, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên trong tổ chuyên môn -Họ và tên tác giả: LÊ THÊ . -Đơnvị: Trường Tiểu học Hứa Tạo,huyện Đại Lộc ,tỉnhQuảng Nam - Điểm cụ thể: Phần Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề tài Điểm tối đa Điểm đạt được 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8.Đề nghị 9.Phụ lục 1 10.Tài liệu tham khảo 11.Mục lục 12.Phiếu đánh giá xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài: Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 9 - -Sáng kiến kinh nghiệm:Dự giờ theo lối song hành góp phần……… Năm học 2009-2010 11/Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2009 - 2010 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Hứa Tạo 1.Tên đề tài:Dự giờ theo lối song hành, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên trong tổ chuyên môn 2.Họ và tên tác giả: LÊ THÊ 3.Chức vụ: Phó hiệu trưởng. 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a)Ưuđiểm: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………. b)Hạnchế: 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường Tiểu học Hứa Tạo thống nhất xếp loại:………………………………………………………… Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH II.Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc thống nhất xếp loại: Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH Lê Thê - Trường Tiểu học Hứa Tạo, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - 10 - Mẫu SK1 . công tác dạy và học, chưa giảng day trước hội đồng, chỉ dạy hoặc thao trong tổ chuyên môn dẫn đến chưa có cơ hội được nhiều người góp ý, trao đổi cũng như học tập ở đồng nghiệp có năng lực ngay. chức thao giảng toàn hội đồng cho giáo viên, ngưòi quản lý chuyên môn còn dự giờ giáo viên trong một tổ chuyên môn với cùng một bài dạy - dự giờ theo lối song hành- để năm bắt năng lực giảng. trong mỗi tiết dạy dể người giáo viên có cơ hội được nâng cao năng lực giảng dạy cho bản thân và cho đồng nghiệp góp phần giúp giáp viên trong tổ có thể giảng dạy sát hợp với từng đối tượng học

Ngày đăng: 03/05/2015, 20:00

Xem thêm: Thao giảng toàn hội đồng...

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w