Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO 2.. Kĩ năng: Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.. Trọng tâm: Biết ti
Trang 1Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
Tuần 27 Ngày soạn : 28/02/2011 Tiết 52 Ngày dạy : 02/03/20101
Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5
I MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1 Kiến thức:
Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al )
Đốt cháy khí hiđro trong không khí Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO
2 Kĩ năng:
Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí
Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO
Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2
Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả
3 Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm
4 Trọng tâm:
Biết tiến hành thí nghiệm điều chế hiđro, thử tính chất khử của H2 trong phòng TN
II CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng dạy học:
a.GV:
Chuẩn bị thí nghiệm điều chế hidro từ Zn và axit HCl
Thí nghiệm hidro khử đồng (II) oxit
b.HS:
Xem trước bài thực hành
Chuẩn bị trước bảng tường trình
2 Phương pháp:
Thí nghiệm chứng minh – Vấn đáp – Trực quan – Làm việc nhóm
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp(1’): 8A1…./… 8A2…./… 8A3…./…
2 Kiểm tra bài cũ(5’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Bài mới:
a Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidro đồng thời để rèn luyện kĩ năng lắp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hidro vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
b Các hoạt động chính:
Hoạt động 1 Thí nghiệm “ điều chế khí hidro từ axit HCl và đốt cháy khí hidro trong
khôngkhí” (10’).
- GV: Em hãy cho biết nguyên liệu để điều chế
khí hidro trong phòng thí nghiệm?
- GV: Hãy viết phương trình phản ứng?
- GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình 5.4
trang 114 SGK
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và
- HS: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng Zn, HCl
- HS: Zn + HCl ZnCl2 +H2
- HS: Lắp dụng cụ như hình vẽ -HS: Quan sát và lắng nghe
GV Lê Anh Linh Trang 1
Trang 2Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
thử độ tinh khiết của hidro
- GV: Quan sát hiện tượng và tiến hành thí
nghiệm
- HS:Các nhóm làm thí nghiệm Hoạt động 2 Thí nghiệm “ thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí” (10’). - GV: Hướng dẫn HS thay ống vuốt bằng ống dẫn khí - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều chế H2 và thu vào bình khí bằng hai cách: đẩy nước và đẩy không khí - GV hỏi: Thu bằng đẩy không khí phải đặt ống nghiệm như thế nào? Vì sao? - HS: Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng - HS: Làm thí nghiệm và thu khí theo hướng dẫn của GV - HS: Đặt úp ngược ống nghiệm Vì H2 nhẹ sẽ bay lên Hoạt động 3 Thí nghiệm “ hidro khử đồng II oxit”(10’). -GV: Yêu cầu HS điều chế H2 - GV: Hướng dẫn HS dẫn khí hidro qua ống nhiệm có chứa CuO đã đun nóng - GV:Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng -HS: Điều chế H2 - HS: Làm thí nghiệm - HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng Có Cu màu đỏ tạo thành, và có hơi nước CuO + H2 t o Cu + H2O Hoạt động 4 Công việc cuối buổi (5’). - GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm - GV: Cho HS làm tường trình -GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả bài thu hoạch của nhóm mình - HS: làm theo hướng dẫn - HS: làm tường trình - HS: Các nhóm trình bày kết quả thực hành Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung 4 Đánh giá buổi thực hành - Dặn dò (4’): GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của HS Dặn các em ôn tập kiến thức chương hiđro để tiết sau kiểm tra 1 tiết IV RÚT KINH NGHIỆM: ………
………
………
………
GV Lê Anh Linh Trang 2