Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của MSB Hàng Đậu
2 Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn
3 Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4 Bảng 2.3: Bảng tình hình huy động vốn
5 Bảng 2.4: Bảng tình hình cho vay
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6Phần I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HÀNG ĐẬU CHI NHÁNH HỒ GƯƠM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
- Trụ sở chính: 88 Láng Hạ - quận Đống Đa - Hà Nội
- Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Vốn điều lệ: 8000 tỷ VNĐ
- Ngày thành lập: 08/06/1991 theo quyết định số 0001/NH-GP của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
- Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, những cuộc tranh luận về
mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam
1.1.2 Giới thiệu về đơn vị thực tập
Phòng giao dịch Maritime Bank Hàng Đậu – chi nhánh Hồ Gươm
Số 16 Nguyễn Trường Tộ, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37345599 – Fax: (04) 37347928
Trang 7Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank – MSB hoạt động dưới 2 loại hình là các công ty con và các ngân hàng thương mại:
- Công ty con: gồm công ty quản lý tài sản, quản lý nợ, công ty chứng khoán…
- Ngân hàng thương mại: gồm định chế tài chính (FI), ngân hàng doanh nghiệp lớn (LC), ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ngân hàng cá nhân (RB) Maritime Bank Hàng Đậu nằm trong khối ngân hàng cá nhân của MSB, chuyên cung cấp những giải pháp tài chính hiệu quả, an toàn cho cá nhân Liên tục phát triển nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm khác nhau phục phụ cho nhu cầu của khách hàng
1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản
Huy động vốn:
- Huy động tiền gửi có kì hạn: tiền gửi tiết kiệm VNĐ, USD, EUR, AU
- Huy động tiền gửi không kì hạn: tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi thanh toán
Tín dụng:
- Ứng vốn: cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn ngân hàng
- Tín dụng: cho vay thế chấp (vay có TSĐB), cho vay tín chấp (cho vay đối với các nhân viên của MSB, cán bộ nhân viên đơn vị hành chính sự nghiệp, top V500 doanh nghiệp và các doanh nghiệp (lớn hơn 100 người) trả lương cho nhân viên tại MSB)
Thẻ Master:
- Thẻ ghi nợ: loại thẻ tiêu trên số tiền sẵn có của khách hàng
- Thẻ tín dụng: áp dụng với nhân viên MSB, cán bộ nhân viên đơn vị hành chính
sự nghiệp, top V500 doanh nghiệp và các doanh nghiệp (lớn hơn 100 người) trả lương cho nhân viên tại MSB, và các khách VIP
Bán bảo hiểm:
- Bảo Việt: bảo hiểm sức khỏe
- PTI: bảo hiểm nhà và xe ô tô
- Prudential: bảo hiểm nhân thọ
Trang 81.3 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của MSB Hàng Đậu
Giám đốc trung tâm: trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động của
phòng giao dịch
Phòng kinh doanh:
- Trực tiếp thực hiện việc tìm kiếm, thẩm định, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân
- Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được giao đối với lĩnh vực khách hàng cá nhân gồm: tín dụng, huy động vốn, sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ tài khoản, ngân hàng điện tử
- Xây dựng, đề xuất các giải pháp trọn gói phục vụ nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng cá nhân
- Các công việc khác do cấp quản lí trực tiếp yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền được giao
Phòng dịch vụ khách hàng:
- Nhận các khoản tiền gửi, cho vay, rút tiền và các thủ tục giấy tờ;
- Cung cấp các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân
- Kiểm soát việc thực hiện hoạt động quản lí tín dụng, hợp đồng tín dụng/ bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm và các văn kiện tín dụng khác
Khối vận hành (hội sở): trực tiếp quản lí hoạt động của phòng dịch vụ khách hàng tại
các phòng giao dịch
1.4 Bộ máy lãnh đạo
Giám đốc trung tâm: Bà Nguyễn Thị Phan Tâm
Email: tamntp@msb.com.vn
Giám đốc trung tâm
Phòng kinh doanh
Phòng dịch vụ khách
hàng
Chuyên
viên tư
vấn tài
chính cá
nhân
(RM1)
Chuyên viên quan
hệ khách hàng (CS)
Chuyên viên tín dụng (RM2)
Kiểm soát viên Giao dịch viên
Khối vận hành (tại hội sở) Khối vận hành (tại hội sở)
Trang 9Phần II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI MSB
PHÒNG GIAO DỊCH HÀNG ĐẬU CHI NHÁNH HỒ GƯƠM 2.1 Tình hình tài chính của ngân hàng
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của MSB Hàng Đậu
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng Tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả
Về cơ cấu tổng tài sản của phòng giao dịch trong 3 năm hầu như không có sự biến động đáng kể Năm 2013, tổng tài sản của PGD ước đạt 1.090.007,673 triệu đồng, tăng 7,62% so với năm 2012, trong đó đầu tư dài hạn tăng mạnh (tăng 195,02% so với năm 2012) Trong năm có 2 chỉ tiêu sụt giảm so với năm 2012 là tài sản tiền gửi (giảm
Số liệu So với 2012 Số liệu So với 2013
1 Tiền mặt, vàng
bạc, đá quý 12.782,810 14.192,849 11,03% 13.849,910 (2,42%)
2 Tiền gửi 356.617,837 304.947,018 (14,49%) 298.163,936 (2,22%)
3 Cho vay khách hàng 428.178,187 331.728,193 (22,53%) 281.184,189 (15,24%)
4 Đầu tư dài hạn 108.908,962 321.302,882 195,02% 331.247,707 3,10%
5 Tài sản cố định 8.183,018 13.187,819 61,16% 12.018,948 (8,86%)
6 Tài sản có khác 98.173,917 104.648,912 6,60% 123.920,109 18,42%
TỔNG TÀI SẢN 1.012.844,731 1.090.007,673 7,62% 1.360.384,799 (2,72%)
1 NỢ PHẢI TRẢ 1.011.809,599 1.088.951,389 7,62% 1.059.336,626 (2,72%) 1.1 Tiền gửi và vay các TCTD khác 375.367,624 401.637,526 7,00% 396.695,444 (1,23%) 1.2 Tiền gửi khách hàng 635.276,912 686.348,419 8,04% 661.836,430 (3,57%) 1.3 Các khoản nợ khác 1.165,063 965,444 (17,13%) 804,752 (16,64%)
2 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.035,132 1.056,284 2,04% 1.048,173 (0,77%)
TỔNG NGUỒN VỐN 1.012.844,731 1.090.007,673 7,62% 1.360.384,799 (2,72%)
Trang 1014,49%) và cho vay khách hàng (giảm 22,53%) Sang năm 2014, hầu như các chỉ tiêu đều giảm nhẹ Tổng tài sản đạt 1.360.384,799 triệu đồng, giảm 2,72% so với năm 2013 Giảm nhiều nhất là cho vay khách hàng (giảm 15,24% so với năm 2013) Năm 2014, duy chỉ có tài sản đầu tư dài hạn và các loại tài sản có khác là tăng, nhưng cũng với một lượng nhỏ (3,10% và 18,42%) Cho vay khác hàng tuy có sự sụt giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng tài sản vào năm 2012 và 2013 (42,27% năm 2012; 30,413% năm 2013), nhưng sang 2014 đã tụt xuống vị trí thứ 3 (35,37%) sau đầu tư dài hạn và tài sản tiền gửi Chiếm tỷ trọng ít nhất trong cơ cấu tổng tài sản là các tài sản cố định (0,81% năm 2012; 1,21% năm 2013 và 1,13% năm 2014)
Về nguồn vốn , ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng nhẹ vào năm 2013 (tăng 7,62%), nhưng cũng giảm nhẹ vào năm 2014 (giảm 2,72%) Số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (62,72% năm 2012; 62,97 % năm 2013 và 62,42% năm 2014) Lượng vốn huy động từ khách hàng này có xu hướng tăng lên vào năm 2013 (tăng 8,04 so với năm 2012), nhưng sang năm 2014 lại giảm nhẹ (giảm 3,57%) Năm 2014, tất cả các chỉ tiêu đều giảm, giảm mạnh nhất là các khoản nợ khác (giảm 16,64%), điều này dẫn tới sự sụt giảm của tổng nợ phải trả (giảm 2,72% so với 2013) Về vốn chủ sở hữu, giống với xu hưởng biến động chung của hầu hết các nguồn vốn khác trong ngân hàng, là tăng vào năm 2013 (tăng 2,04%) và giảm vào năm kế tiếp (giảm 2,72%)
Trang 112.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của MSB Hàng Đậu
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Về thu nhập lãi thuần của MSB Hàng Đậu có sự tăng trường mạnh vào năm 2013 (tăng 28,64%), nhưng cũng lại đột ngột giảm khi bước sang năm 2014 (giảm 13,83%) Trong năm 2013, đối với hầu hết các hoạt động của ngân hàng đều có sự tăng trưởng, tăng mạnh nhất là hoạt động huy động vốn, tăng trưởng vượt bậc 305,94% so với 2012; tuy nhiên điều này cũng một phần gián tiếp làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng, khi trong năm này, lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm 77,86% so
Số liệu So với 2012 Số liệu So với 2013
1 Thu nhập lãi thuần 2.805,008 3.608,231 28,64% 3.109,136 (13,83%)
2 Lãi/lỗ thuần từ hoạt
3 Lãi/ lỗ thuần từ huy
4 Lãi/ lỗ thuần từ
hoạt động tín dụng 2.003,72 443,684 (77,86%) 250,452 (43,55%)
5 Lãi/ lỗ thuần từ
hoạt động khác (80,62) (131,493) 63,10% (89,11) (32,23%)
6 Chi phí hoạt động (860,858) (1.480,759) 72,01% (1.267,618) (14,39%)
7 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự
phòng RRTD
2.013,256 2.005,852 (0,37%) 1.851,247 (7,71%)
8 Chi phí dự phòng
9 Lợi nhuận trước
10 Thuế TNDN (486,037) (482,904) (0,64%) (443,764) (8,11%)
11 Lợi nhuận sau
Trang 12với năm 2012 Bước sang năm 2014, tuy làm ăn có lãi, nhưng tất cả các chỉ tiêu của ngân hàng đều giảm so với 2013 Giảm mạnh nhất cũng chính là hoạt động tín dụng, khi năm 2014 ngân hàng lại tiếp tục giảm lợi nhuận từ hoạt động này tới 43,55% Hoạt động huy động vốn tăng mạnh là thế trong năm 2013, nhưng sang 2014 cũng lại có sự sụt giảm (giảm 10,66%) Giảm ít nhất trong năm này đó là lãi từ hoạt động dịch vụ, chỉ có 9,42%
Về chi phí hoạt động của ngân hàng cũng có sự biến động giống với chiều biến động của thu nhập, tăng vào năm 2013 (72,01%) và giảm nhẹ vào năm 2014 (14,39%) Ngân hàng tăng dần tỷ lệ trích lập dự phòng hàng năm, năm 2013 là 79,242 triệu đồng – tăng 21,66%; năm 2014 tăng đột biến lên 210,577 triệu đồng – tương ứng với 165,74%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng diễn biến theo chiều đi xuống Giảm nhẹ trong năm 2013 (0,37%) và tiếp tục giảm vào năm 2014 (7,71%) Điều này dẫn tới lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng giảm qua các năm Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt 1.931,615 triệu đồng – giảm 0,64%; năm 2014 đạt 1.775,054 triệu đồng – giảm 8,11%
Trang 132.3 Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của MSB Hàng Đậu
2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.3: Bảng tình hình huy động vốn của MSB Hàng Đậu
Đơn vị: đồng
Chỉ
tiêu
Số liệu
Tỷ trọng (%)
Số liệu
So với 2012 (%)
Tỷ trọng (%)
Số liệu
So với 2013 (%)
Tỷ trọng (%) Tiền
gửi
có kì
hạn
453.089.210 60,59 2.085.142.676 360.21 68,68 954.711.083 (54,21) 35,20
Tiền
gửi
khôn
g kì
hạn
294.759.019 39,42 950.679.111 222.53 31,32 1.757.381.762 84,86 64,80
Tổng 747.848.229 100 3.035.821.78
2.712.092.84
Nhìn chung về tình hỉnh huy động vốn thì MSB Hàng Đậu đã có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2013, tăng từ gần 747,8 triệu đồng lên 3035,8 triệu, đạt con số tăng trưởng ấn tượng 305,94% Tuy nhiên, con số này không duy trì được lâu, khi trong năm 2014, doanh số huy động vốn chỉ đạt 2712,1 triệu đồng, giảm 10,66%
Sự biến động này là do trong năm 2013, MSB Hàng Đậu đề ra lãi suất huy động cao (lên đến 17%/ năm), thậm chí khách hàng để tiền trong tài khoản cũng được hưởng một mức lãi suất nhất định, vì thế đã thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng Nhưng sang năm 2014, ngân hàng bắt đầu giảm dần lượng lãi suất huy động, tiền của khách hàng trong tài khoản cũng không được hưởng lãi suất cao như năm trước hoặc lãi suất bằng 0, điều này đã làm cho lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng đã giảm đi nhiều so với 2013
Về huy động vốn của MSB Hàng Đậu được chia làm 2 loại là tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) và tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán) Trong 2 năm 2012
và 2013 thì tỷ trọng tiền gửi có kì hạn luôn chiếm ưu thế hơn so với tiền gửi không kì hạn (60,59% năm 2012 và 68,68% năm 2013), tuy nhiên sang năm 2014 có sự biến động theo chiều hướng ngược lại, khi tiền gửi không kì hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn,
là 64.80%
Trang 14Về xu hướng biến động của 2 loại tiền gửi, năm 2013 lượng tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng tăng đột biến, tăng tới 360,21% so với năm 2012, tiền gửi không kì hạn cũng tăng đến 222,53% Tuy nhiên sang năm 2014, trong khi tiền gửi không kì hạn vẫn duy trì được xu hướng tăng (tăng 84,86%), thì tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng đã
bị giảm đi so với năm 2013 (giảm 54,21%)
Trang 152.3.2 Hoạt động cho vay
Bảng 2.4: Bảng tình hình cho vay của MSB Hàng Đậu
Đơn vị: đồng
Hoạt động cho vay Số liệu Số liệu So với 2012 Số liệu Sovới 2013
2.055.832.249 443.683.797 (78.42%) 250.452.185 (43.55%)
Về hoạt động cho vay của MSB Hàng Đậu liên tục có sự giảm mạnh qua các năm Năm 2012, lượng tiền cho vay được của ngân hàng tương đối lớn, đạt tới 2.055,8 triệu đồng Sang năm 2013, số lượng này đã giảm tới 78,42%, chỉ đạt 443,7 triệu đồng Sang năm 2014, lượng tiền cho vay được của ngân hàng lại tiếp tục giảm mạnh, giảm tiếp 43,55%, tức chỉ còn 250,5 triệu đồng
Giải thích cho việc này là do tỉ lệ nợ xấu tăng cao nên từ năm 2013 ngân hàng bắt đầu giảm dần hoạt động cho vay khách hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm, chính sách này vẫn tiếp tục áp dụng trong năm 2014 Vì thế chỉ trong vòng 2
năm, từ năm 2012 đến năm 2014, lượng tiền cho vay được của ngân hàng đã giảm tới 87,82%
Trang 16Phần III NHỮNG VẤN ĐÊ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TẠI MSB HÀNG ĐẬU
Sau khi đã phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng trong vòng 3 năm 2012, 2013, 2014; mặc dù ngân hàng MSB Hàng Đậu vẫn hoạt động tốt
và phát triển song vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới:
1 Vấn đề 1: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại MSB Hàng Đậu
Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hay kinh doanh ngân hàng bán lẻ (NHBL)
là một trong những hoạt động chính của Maritime Bank Hàng Đậu Từ khi thành lập đến nay, hoạt động NHBL đã đóng vai trò quan trọng tạo nên nền tảng phát triển bền vững của ngân hàng Bên cạnh đó, hoạt động NHBL góp phần quan trọng trong việc
mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng Dân số Việt Nam ngày càng tăng, mức thu nhập của người dân ngày càng cao, đây chính là thị trường tiềm năng của MSB Hàng Đậu, khi mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt càng ngày càng được chú trọng Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay luôn có xu hướng thay đổi theo nhu cầu cuộc sống, điều này đòi hỏi MSB Hàng Đậu phải có chiến lược và giải pháp mới theo hướng ngân hàng bán lẻ đa năng Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, cũng như chạy đua trong cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng, trung tâm khách hàng cá nhân MSB Hàng Đậu đang ra sức đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao phong cách phục vụ đối với khách hàng
2 Vấn đề 2: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại MSB Hàng Đậu
Một trong những phương diện đóng vai trò quyết định đối với quá trình hoạt động kinh doanh của các MSB Hàng Đậu chính là hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng Trong cơ cấu cho vay của MSB Hàng Đậu thì nguồn vốn huy động từ tiền tiết kiệm của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong năm 2012 (60,59%) và 2013 (68,68%), tuy nhiên trong năm 2014 đã bị giảm tỷ trọng (35,20%) Một trong những nguyên nhân là do việc huy động tiền gửi tiết kiệm gặp rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào nguồn tiết kiệm trong dân chúng, trong khi hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư khác mà khách hàng có thể lựa chọn như: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện… Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết