SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2009-2010 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Điểm 1 (1,5 điểm) a) - Hiện tượng di truyền: Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Ý nghĩa: + Di truyền: duy trì nòi giống + Biến dị: *Tạo phong phú kiểu hình, có ý nghĩa cho đời sống của cá thể. *Biến dị di truyền còn tạo phong phú kiểu gen, có ý nghĩa cho tiến hóa và chọn giống b) - Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới - Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,0 điểm) - Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay một nhóm gen) trước môi trường khác nhau. - Ví dụ: Giống lúa DR 2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-5,0 tấn/ha/vụ (lưu ý: học sinh lấy ví dụ khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) - Mức phản ứng di truyền được vì do kiểu gen quy định 0,5 0,25 0,25 3 (1,5 điểm) a) - Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. - Gây ra hiện tượng thoái hóa ở thế hệ sau: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. - Phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống vì: + Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, + Tạo dòng thuần, + Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. b) - Ưu thế lai: Là hiện tượng cơ thể F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Phương pháp tạo ưu thế lai: + Cây trồng: Lai khác dòng (chủ yếu), lai khác thứ + Vật nuôi: Lai kinh tế - Duy trì ưu thế lai: Dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, vi nhân giống ) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐỀ THI CHÍNH THỨC 4 (1,5 điểm) a) Kiểu gen: AaBb hay ab AB hay aB Ab b) Quy luật di truyền chi phối: Phân li độc lập và Liên kết gen c) Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất: cá thể dị hợp phải lai với cá thể đồng hợp tử về gen trội (cho 100% kiểu hình trội). Ví dụ: Ở ruồi giấm: A thân xám, a thân đen: B cánh dài, b cánh cụt Sơ đồ lai: ab AB x AB AB (hoặc aB Ab x AB AB ) -> 100% mang kiểu hình trội Hoặc: A hạt vàng, a hạt xanh, B hạt trơn, b nhạt nhăn Sơ đồ lai: AaBb x AABB -> 100% mang kiểu hình trội 0,75 0,25 0,25 0,25 5 (1,0 điểm) Theo đề ra: Quy ước: A không bị bệnh mù màu; a bị bệnh mù màu Ta có: P: mẹ X A X A (không bị bệnh) x bố X a Y (bị bệnh) a) Đứa con bị mù màu: OX a đã nhận X a từ bố (tinh trùng mang X a thụ tinh với trứng không có NST giới tính) → X a O (Tơcnơ, mù màu) → Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở mẹ. b) Đứa con không bị mù màu: OX A đã nhận X A từ mẹ (trứng mang X A thụ tinh với tinh trùng không có NST giới tính) → X A O (Tơcnơ, không mù màu) Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở bố. (HS có thể biểu diễn bằng sơ đồ) 0,5 0,5 6 (1,5 điểm) a) - Quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh - Ý nghĩa: + Nguyên phân: Duy trì bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ tế bào + Giảm phân: Tạo giao tử đơn bội (n) để tham gia thụ tinh… + Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh: Duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể; tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa và chọn giống. b) Có 8 (lần nguyên phân) + 1 (lần giảm phân) = 9 lần tự nhân đôi NST c) Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực: Số hợp tử tạo thành là 32 → số tinh trùng tham gia thụ tinh = 32 Số tinh trùng được tạo ra: 2 8 x 4 = 1024 → Hiệu suất thụ tinh: %125,3100 42 32 8 =x x d) Gọi 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài Ta có: 256 x 2 x 2n = 4096 → n = 4 → 2n = 8 Tổng số nhiễm sắc thể cần cung cấp: 8(2 8+1 -1) = 4088 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 (1,0 điểm) a) Phân biệt: - Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước…) - Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. b) Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng bừa bãi: - Làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật… 0,25 0,25 0,5 8 (1,0 điểm) a) Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn. Chúng thuộc thành phần sinh vật tiêu thụ. b) Biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng: Trâu → Bét → Động vật nguyên sinh → Vi khuẩn → Siêu vi khuẩn c) Không, - Vì: Trâu là sinh vật tiêu thụ (không phải là sinh vật khởi đầu của 1 chuỗi thức ăn) - Bổ sung: thực vật (cỏ) là mắt xích đầu tiên Cỏ → Trâu → Bét → Động vật nguyên sinh → Vi khuẩn → Siêu vi khuẩn (HS có thể lấy ví dụ khác cỏ) 0,25 0,25 0,25 0,25 Tổng điểm 10,0 Chú ý: - Nếu học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Điểm bài thi là điểm các câu cộng lại. - Điểm bài thi theo thang điểm 10, vì vậy để tạo sự công bằng, chính xác, khi chấm, giám khảo cần gộp ý cho điểm. - Cần bám sát nội dung chương trình SGK 9 cho phù hợp với trình độ HS. . ) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Đ THI CHÍNH THỨC 4 (1,5 điểm) a) Kiểu gen: AaBb hay ab AB hay aB Ab b) Quy luật di truyền chi phối: Phân li đ c lập và Liên kết gen c) Đ thế hệ lai có ít kiểu hình nhất:. phải lai với cá thể đ ng hợp tử về gen trội (cho 100% kiểu hình trội). Ví dụ: Ở ruồi giấm: A thân xám, a thân đen: B cánh dài, b cánh cụt Sơ đ lai: ab AB x AB AB (hoặc aB Ab x AB AB ) -& gt;. 100% mang kiểu hình trội Hoặc: A hạt vàng, a hạt xanh, B hạt trơn, b nhạt nhăn Sơ đ lai: AaBb x AABB -& gt; 100% mang kiểu hình trội 0,75 0,25 0,25 0,25 5 (1,0 điểm) Theo đ ra: Quy ước: A không