1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi và đáp án SLĐV

3 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 891,5 KB

Nội dung

Câu 2: Phân biệt : đặc điểm cảm ứng của thực vật và động vật ; hình thức ứng động và hướng động của thực vật ; ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật ; phản xạ kh

Trang 1

Câu hỏi ôn tập sinh lý động vật (tt)

Câu 1: Xét các nhóm loài động vật sau : chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát.

a Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ

ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn

b Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào có sự

khác biệt với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?

Câu 2: Phân biệt : đặc điểm cảm ứng của thực vật và động vật ; hình thức ứng động và

hướng động của thực vật ; ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật ; phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ở động vật

Câu 3: Cho sơ đồ cấu trúc chùy xináp như sau :

a Hãy cho biết các thành phần A, B, C, D và E trong cấu trúc chùy xináp là gì?

b Mô tả quá trình truyền tin qua xináp.

Câu 4 Xét 2 thí nghiệm sau :

(1) Một nhà khoa học đã thả chuột vào lồng thí nghiệm Trong lồng có một cái bàn đạp

gắn với thức ăn Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra Sau nhiều lần như thế, chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn mỗi khi đói bụng

(2) Một nhà khoa học đã làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn Sau vài

chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt

Hãy cho biết sự hình thành tập tính của động vật trong mỗi thí nghiệm trên thuộc hình thức học tập nào? Trình bày đặc điểm của mỗi hình thức học tập đó

Câu 5: Quan sát sự sinh trưởng của 2 loài cây, người ta thấy, ở loài cây A từ cây con đến cây

trưởng thành chỉ sinh trưởng chiều cao mà hầu như không sinh trưởng về chiều ngang, còn loài cây B thì sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang

Hãy cho biết loài cây A và loài cây B là cây một lá mầm hay cây hai lá mầm và giải thích đặc điểm sinh trưởng của mỗi loài cây này

Câu 6 Hãy sửa lại 2 từ hoặc 2 cụm từ trong mỗi kết luận sau đây để thành câu có nội dung

chính xác

1 Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic giảm → kích thích các bơm ion hoạt

động → các ion (K+) vận chuyển vào tế bào khí khổng → nước thẩm thấu ra ngoài → khí khổng đóng

2 Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ CO2, thông qua chu trình Canvin

3 Nhờ hệ thống mao mạch mà phổi chim luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và khi thở ra

4 Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim gồm :

nút nhĩ thất có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ làm

các tâm nhĩ, tâm thất co

Trang 2

Đáp án

Câu 1:

a Trình tự theo chiều hướng tiến hóa : (1) Sâu bọ : hệ tuần hoàn hở → (2) Cá : hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn → (3) Lưỡng cư : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều (4) Bò sát : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, vách ngăn hụt, máu pha ít (5) Chim : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu

không pha

b Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ có sự khác biệt

với các nhóm loài còn lại Sự khác biệt đó là máu không có chức năng vận chuyển các chất khí

Câu 2

- Phân biệt đặc điểm cảm ứng :

+ Cảm ứng của thực vật : phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng.(0,25 điểm)

+ Cảm ứng của động vật : phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng

- Phân biệt ứng động và hướng động :

+ Ứng động : là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây

+ Hướng động : là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại 2 phía của cơ quan

- Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng :

+ Ứng động sinh trưởng : là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan

+ Ứng động không sinh trưởng : là vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện :

+ Phản xạ không điều kiện : được di truyền từ bố, mẹ, đặc trưng cho loài

+ Phản xạ có điều kiện : hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập

Câu 3

a Các thành phần trong cấu trúc chùy xináp :

A : màng trước xináp ; B : màng sau xináp ; C : Các thụ thể ở màng sau xináp ; D : Khe xináp

E : các bóng xináp

b Mô tả quá trình truyền tin qua xináp :

Khi xung thần kinh truyền đến chùy xináp làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+→Ca2+

tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chùy xináp vỡ các bóng xináp, giải phóng các chất trung gian hóa học vào khe xináp và gắn với các thụ thể đến màng sau xináp → làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp

Câu 4:

- Thí nghiệm (1) :

+Tập tính hình thành ở chuột trong thí nghiệm là hình thức học tập “Điều kiện hóa

hành động”

+ Đặc điểm : là hình thức liên kết “thử - sai”

- Thí nghiệm (2) :

+Tập tính hình thành ở chó trong thí nghiệm là hình thức học tập “Điều kiện hóa đáp

ứng”

+ Đặc điểm : do sự liên kết 2 kích thích tác động đồng thời

Câu 5 :

a Nhận dạng :

- Loài A là cây một lá mầm

Trang 3

- Loài B là cây 2 lá mầm.

b Giải thích sự khác nhau về sinh trưởng của cây một lá mầm và cây 2 lá mấm :

- Cây một lá mầm :

+ Không sinh trưởng theo chiều ngang vì không có mô phân sinh bên

+ Sinh trưởng theo chiều cao do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng

- Cây 2 lá mầm : sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang là nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên

Câu 6: Hãy sửa lại các kết luận sau đây thành câu có nội dung chính xác.

1 Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic giảm → kích thích các ion hoạt động →

các ion (K+) vận chuyển vào tế bào khí khổng → nước thẩm thấu ra ngoài → khí khổng đóng

Sửa lại : Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic tăng → kích thích các bơm ion

hoạt động → các ion (K+) vận chuyển từ trong tế bào khí khổng ra ngoài → nước thẩm thấu

ra ngoài → khí khổng đóng

2 Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ CO2, thông qua chu trình Canvin

Sửa lại : Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ

H 2 O, thông qua quá trình quang phân li nước.

3 Nhờ hệ thống mao mạch mà phổi chim luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và khi thở ra

Sửa lại : Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào

và khi thở ra

4 Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim gồm :

nút nhĩ thất có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ làm

các tâm nhĩ, tâm thất co

Sửa lại : Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim

gồm : nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ

và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.

Ngày đăng: 02/05/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w