1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề Vật lý

10 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Một trong những mục tiêu chủ yếu của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tính cực cho học sinh trong từng tiết học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới ngay trong thời gian trên lớp. Dạy học tích cực góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực cho học sinh trong từng hoạt động đặc biệt là đối với học sinh yếu. Dạy học tích cực cũng góp phần gây hứng thú cho học sinh, từ đó tránh được sự uể oải, chán nản khi học tập bộ môn. Thực hiện dạy học tích cực không phải là gạt bỏ những phương pháp truyền thống.Trong hệ thống các phương pháp đã được đào tạo cơ bản phát huy những mặt tích cực của phương pháp trực quan, phương pháp thực nghiệm. Nói chung đổi mới phương pháp cần phải kế thừa, phát triển một số phương pháp quen thuộc cho phù hợp với hiện tại và vận dụng một số phương pháp mới nhằm giúp cho học sinh yêu thích môn học, từ đó các em tự tìm tòi học hỏi phát huy được tính sáng tạo và vận dụng thực tế. Dạy học tích cực cũng góp phần làm cho tiết học nhẹ nhàng, bớt căng thẳng thân thiện hơn. Để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực trong từng tiết học thì điều mấu chốt là phải có kỹ thuật dạy học tích cực. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học và cũng đã được đề cập thực hiện trong thời gian qua. Nhưng với đặc trưng của môn vật lý theo ý kiến chủ quan của tôi, tôi xin đưa ra một số kỹ thuật dạy học tích cực mà tôi đã học hỏi được trong thời gian vừa qua. II.THỰC TRẠNG. Trong tiết Vật lí học sinh thường cho là khó, khô khan từ đó tiết học thường diễn ra căng thẳng, học sinh uể oải. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài của học sinh. Đặc biệt là những tiết cuối buổi học sinh thường không có hứng thú trong tiết học do đó rất thụ động, điều này cản trở rất lớn đến việc truyền tải kiến thức và lĩnh hội kiến thức. Những hoạt động trong tiết học đơn điệu dễ gây nhàm chán. Để khắc phục được tình trạng này chắc chắn rằng chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động và lĩnh hội cho học sinh.Từ những thực trạng cấp bách đó, được sự ủng hộ của BGH nhà trường, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp chuùng tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào trong từng tiết học nhằm hoàn thiện phương pháp dạy học tích cực, khắc phục phần nào Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 1 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS những thực trạng nêu trên.Trong thời gian gần một năm học qua bước đầu chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định dù chưa được như mong muốn nhưng cũng đã cải thiện được phần nào việc hoạt động của học sinh trong các tiết học, đặc biệt là học sinh đã hứng thú hơn trong học tập, các em đã bước đầu tìm thấy niềm vui trong bộ môn Vật lí. Được sự cho phép của Phòng giáo dục và đào tạo Bảo Lâm, của BGH nhà trường và sự giúp đỡ, ủng hộ của các đồng nghiệp chúng tôi xin mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của mình về kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí ở trung học cơ sở. III. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TIẾT HỌC MÔN VẬT LÝ THCS. 1.Khái niệm về kỹ thuật dạy học. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về kỹ thuật dạy học nhưng theo chúng tôi thì khái niệm về kỹ thuật dạy học của ông Nguyễn Hải Châu Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo là hợp lí ông cho rằng: Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa phải là phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học được hiểu là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Tuy vậy, nhưng ranh giới để phân biệt giữa kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học nhiều lúc chưa rõ ràng. 2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tiết học môn vật lý THCS 2.1. Kỹ thuật “huy động tư duy”: Là một kỹ thuật nhằm huy động những ý tưởng mới độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm .Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực không hạn chế ý tưởng. - Mọi người cần nắm rõ vấn đề cần giải quyết. - Cần hoà nhã vui vẻ, coi như một trò chơi. Mọi người tham dự vô tư thoả mái. - Xác định ngay từ đầu luật chơi. - Chỉ phát biểu ý kiến tích cực: không chỉ trích bất kì ý kiến nào và khuyến khích mọi người có ý kiến, có ý tưởng nào trình bày ngay, không yêu cầu đào sâu, hay dè dặt, dữ kẽ. Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 2 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS Các ý kiến trình bày không thuộc về riêng ai, người điều khiển có vai trò rất quan trọng đối với kỹ thuật này, phải khách quan, vô tư với mọi người và với mình. Biết phát hiện và khen ngợi các ý kiến có tính tăng cường và bổ sung các ý kiến đã có. Biết lúc nên kết thúc và tổng kết các ý kiến để từ đó xác dịnh các phương án, đặt ra những câu hỏi và phân công giải quyết. Chú ý: Ở kỹ thuật này chúng ta cần tuân thủ bốn nguyên tắc của hoạt động dạy học: - Không đánh giá phê bình trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên. - Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày. - Khuyến khích số lượng các ý tưởng. - Cho phép sự tưởng tưọng và liên tưởng. 2.2. Kỹ thuật “phòng tranh” Kỹ thuật “phòng tranh” giúp thu thập, phát triển ý tưởng chủ kiến về một chủ đề, một nội dung quan tâm của một nhóm người. - Tất cả các thành viên phác hoạ những ý tưởng đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa rồi treo lên tường như một phòng triển lãm tranh. - Trong một vòng triển lãm tranh, mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết. - Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được đề xuất. - Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và lựa chọn, đưa ra phương án tối ưu. 2.3. Kỹ thuật “tia chớp” Kỹ thuật “tia chớp” là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. Quy tắc thực hiện: - Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị; - Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận. Ví dụ: Hiện tại bản có hứng thú với chủ đề thảo luận không? - Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; - Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến. Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 3 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS 2.4. Kỹ thuật "bể cá" Kỹ thuật “bể cá” là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau. Bảng câu hỏi cho những người quan sát: - Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không? - Họ có nói một cách dễ hiểu không? - Họ có để những người khác nói hay không? - Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không? - Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không? - Họ có lệch hướng ra khỏi đề tài hay không? - Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không? 2.5. Kỹ thuật “dùng lược đồ tư duy” 2.5.1. Khái niệm Kỹ thuật dùng lược đồ tư duy còn được gọi là bản đồ khái niệm là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. 2. 5.2.Quy tắc thực hiện - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 4 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS 2.5.3. Ứng dụng của lược đồ tư duy Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: - Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; - Trình bày tổng quan một chủ đề; - Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; - Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; - Ghi chép khi nghe bài giảng. 2.5.4. Ưu điểm của “lược đồ tư duy” - Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu; - Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng; - Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại; - Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng. Ví dụ: Cách giảm điện năng hao phí . Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 5 Lắp đặt máy biến thế đầu đường dây tải điện Tăng tiết diện dây dẫn Giảm chiểu dài dây dẫn Chọn vật liệu có điện trở suất nhỏ CÁCH GIẢM ĐIỆN NĂNG HAO PHÍ Tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện Giảm điện trở trên đường dây tải điện Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS =>Chọn phương án đơn giản và hiệu quả nhất. 2.6. Kĩ thuật “khăn phủ bàn” Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 6 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS 2.6.1. Quy tắc thực hiện “khăn phủ bàn” * Hoạt động theo nhóm. * Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. * Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…). * Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. * Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. * Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn. 2.6.2. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật “khăn phủ bàn” - Câu thảo luận là câu hỏi mở. - Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn phủ bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “ khăn phủ bàn”. - Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “khăn phủ bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. Ví dụ: Hãy nêu các phương án tiết kiệm điện năng. - Các cá nhân làm việc đưa ra các phương pháp của mình. - Sau đó cả nhóm cùng thảo luận thống nhất ý kiến. - Sau khi đã thống nhất ý kiến thì viết vào giữa của bảng (ý kiến chung của cả nhóm). 2.7. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 7 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. - Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2). VÒNG 1 - Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, … - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, …). - Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. - Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm. VÒNG 2 - Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3 …). - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. - Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết. - Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2. 2.8. Kỹ thuật dùng sơ đồ “KWL” Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Dựa trên sơ đồ “KWL”, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời GV biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp. Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 8 A A A B B B C C C A A A B B C C C C Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS 2.8.1. Cách tiến hành: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL” có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm HS. K (Điều đã biết) Người học điền những điều đã biết về chủ đề / bài học trước khi học. W (Điều muốn biết) Người học điền những điều muốn biết về chủ đề / bài học. L (Điều học được) Sau khi học xong chủ đề / bài học, người học điền những điều đã học được. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua thời gian áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực tuy chưa lâu nhưng cũng đủ để chúng tôi thấy được sự thay đổi tích cực trong các hoạt động của học sinh, đặc biệt là trong hoạt động nhóm và tính hợp tác trong công việc. Tuy rằng kết quả chưa được như mong đợi, nhưng cũng đủ là nguồn động viên quý báu cho chúng tôi và các đồng nghiệp, vẫn còn quá sớm để đánh giá kết quả việc áp dụng các kỹ thuật trên vào trong các tiết học môn Vật lí như thế nào nhưng trong thời gian áp dụng thí điểm ở hai lớp 9A2, 9A3 trường THCS Lộc Quảng, điều tôi tâm đắc nhất đó là học sinh không còn cảm thấy chán nản khi phải đối diện với các đơi vị kiến thức khô khan, các em đã tích cực hơn trong học tập, có sự tìm tòi, chủ động trong học tập.Kết quả so sánh lớp có áp dụng và lớp không áp dụng như sau: Khi đựơc hỏi về thái độ của em với bộ môn Vật Lý thì: Lớp áp dụng Lớp không áp dụng Lớp TS Thích Bình thường Không thích Lớp TS Thích Bình thường Không thích 9A2 29 14(48.3%) 12(41.4%) 3(10.3%) 8A1 28 8(28.6%) 12(42.8%) 8(28.6%) 9A3 24 13(54.2%) 9(37.5%) 2(8.3%) 9A1 26 7(26.9%) 11(42.3%) 6(23.1%) Đây chưa phải là kết quả mỹ mãn nhưng theo chúng tôi đó cũng là một hướng đi có nhiều triển vọng mà chúng tôi cần phải cố gắng nhiều. V.KẾT LUẬN. Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn Vật líchắc chắn rằng cần phải phối hợp nhiều phương pháp, nhiều kỹ thuật dạy học, không có một phương pháp nào tối ưu. Do đó, yêu cầu mỗi chúng ta cần phải thường xuyên tìm tòi học hỏi lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm dù nhỏ bé, hay còn đang chỉ là ý tưởng, đây Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 9 Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS cũng là mục đích chủ đạo để chúng ta có mặt ngày hôm nay tại trường THCS Lộc Quảng. Cũng như bao nhiêu anh chị em đồng nghiệp khác, chúng tôi cũng đang tìm tòi học hỏi để tìm ra phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhất để khắc phục thực trạng đã nêu trên.Với tinh thần học hỏi cao nhưng năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp có cùng chuyên môn trong trường còn quá ít. Do đó, chúng tôi chỉ dừng lại ở một số kỹ thuật dạy học tích cực như đã trình bày ở trên. Chắc chắn rằng còn có nhiều hạn chế, thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp để tôi tìm được những giải pháp tích cực nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Lộc Quảng, tháng 2 năm 2011 Nhóm Lí trường THCS Lộc Quảng 10 . Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Một trong những mục tiêu chủ yếu của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy. học tích cực. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học và cũng đã được đề cập thực hiện trong thời gian qua. Nhưng với đặc trưng của môn vật lý theo ý kiến chủ quan của tôi, tôi xin đưa ra một số kỹ thuật. của mình về kỹ thuật dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí ở trung học cơ sở. III. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TIẾT HỌC MÔN VẬT LÝ THCS. 1.Khái niệm về kỹ thuật dạy học. Hiện nay có

Ngày đăng: 02/05/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w