1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De thi HSG va dap an

4 591 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sở GD & ĐT Hng Yên Kì thi chọn đội tuyển quốc gia vòng II Năm học 2009- 2010 Môn: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 02 câu) Đề thi chính thức Câu 1(8 điểm): Trong bộ sách Hạt giống tâm hồn của NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2008 có mẩu chuyện sau: Hai ngời bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai ngời có xảy ra một cuộc tranh luận và một ngời nổi nóng không kiềm chế đợc mình đã nặng lời miệt thị ngời kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: Hôm nay, ngời bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Ngời bị miệt thị lúc nãy bây giờ đuối sức và chìm dần xuống. Ngời bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: Hôm nay, ngời bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi. Ngời bạn kia hỏi: Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá? . Anh, chị hãy lí giải điều mà ngời bạn kia thắc mắc. Câu 2(12 điểm): Nêu cảm nhận của anh, chị về niềm đồng cảm của những tấm lòng nghệ sĩ qua hai bài thơ: Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo. Văn bản hai bài thơ: Đọc Tiểu Thanh Kí Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son Phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chơng không mệnh đốt còn vơng. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Ngời đời ai khóc Tố Nh chăng? (Theo Ngữ văn 10, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2006, tr.167) Đàn ghi ta của Lor- ca khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn PH.G.LOR- CA những tiếng đàn bọt nớc Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li- la li- la li- la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi nh ngời mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nớc vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiéng đàn tiếng đàn nh cỏ mọc hoang giọt nớc mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đờng chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor- ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di- gan vào xoáy nớc chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li- la li- la li- la (Theo Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2008, tr.132- 133) Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Sở GD & ĐT Hng Yên Gợi ý chấm thi chọn đội tuyển quốc gia vòng II Năm học 2009- 2010 Môn : Ngữ văn- Lớp 12 Đề chính thức Câu 1(8,0 điểm ): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm một bài nghị luận xã hội về một t tởng đạo lí đợc gủi gắm trong một mẩu chuyện với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn chứng phong phú, hấp dẫn. 2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm: * Cần lí giải thấu đáo điều mà anh bạn trong mẩu chuyện thắc mắc: Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ? * Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhng bài làm cần đảm bảo những ý cơ bản sau : - Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận qua mẩu chuyện.(0,5 điểm) - Lí giải khi bị xúc phạm thì viết lên cát (3,0 điểm): + Khi bị xúc phạm con ngời sẽ bị tổn thơng, đau khổ và dễ sinh lòng thù hận. + Viết những điều đó nên cát để nỗi đau và lòng thù hận dễ nguôi ngoai và dần đợc xoá nhoà theo thời gian. + Tìm cách quên đi nỗi đau và lòng thù hận, tâm hồn con ngời sẽ trở nên thanh thản và cao thợng hơn. + Trong cuộc sống đã có nhiều ngời biết vợt lên nỗi đau và lòng thù hận để sống có ý nghĩa. - Lí giải khi đợc cứu sống thì khắc lên đá (3,0 điểm) : + Khi đợc cứu sống, con ngời thờng có tình cảm biết ơn với ngời cứu giúp. + Khắc những điều đó lên đá để nhủ lòng mình không bao giờ đợc quên ân tình, ân nghĩa. + Tìm cách khắc ghi trong lòng sự biết ơn, con ngời sẽ nâng cao đợc tâm hồn và nhân cách của bản thân. + Trong cuộc sống có rất nhiều ngời biết sống nghĩa tình, biết tri ân với những ngời giúp đỡ mình những lúc khó khăn. - Từ đó, thí sinh cần biết phê phán những kẻ luôn gây thù chuốc oán và bội nghĩa vong ân ; rút ra cho mình bài học : biết học cách quên nỗi đau và lòng thù hận, học cách nhớ những ân nghĩa ân tình trong cuộc sống để con ngời gần nhau hơn (1,0 điểm). - Thấy đợc ý nghĩa sâu sắc của mẩu chuyện (0,5 điểm) Câu2( 12 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học về các tác phẩm thơ. Có kĩ năng phân tích, so sánh và khả năng cảm thụ tinh tế. Văn viết có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm: Trên cơ sở hiểu biết về hai tác phẩm, thí sinh cần làm nổi bật niềm đồng cảm của những tấm lòng nghệ sĩ; thấy đợc điểm giống và khác nhau trong cách đồng cảm của hai nhà thơ. Thí sinh có thể có nhiều cách làm khác nhau nhng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm.(1,0 điểm) - Làm nổi bật niềm đồng cảm của hai nhà thơ qua hai tác phẩm. Niềm đồng cảm của đại thi hào Nguyễn Du với Tiểu Thanh trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (3,5 điểm) Niềm đồng cảm của Nguyễn Du đợc thể hiện: + Khóc thơng, ngậm ngùi khi đọc tập thơ của ngời con gái Trung Quốc sống trớc mình mấy trăm năm trớc. + Thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau lớn trong số phận oan nghiệt của Tiểu Thanh : có nhan sắc mà phải chết oan uổng, tức tởi, phải mang mối hận không tan ; có tài văn chơng mà văn chơng bị huỷ hoại, đốt dở. + Thấy bất bình và bất lực trớc quy luật nghiệt ngã của cuộc đời đối với những ngời nhan sắc, tài hoa. + Tự thấy mình là ngời cùng hội, cùng thuyền với Tiểu Thanh. + Thấy thơng mình, thấm thía nỗi cô độc của bản thân trớc cuộc đời và khát khao nhận đợc niềm đồng cảm của hậu thế. Đây chính là biểu hiện của niềm đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du nh thấy đợc số phận của chính mình. Niềm đồng của nhà thơ Thanh Thảo với Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor (3,5 điểm) Niềm đồng cảm của Thanh Thảo đợc thể hiện trong việc: + Tái hiện hình ảnh ngời nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu đời, yêu nghệ thuật nhng cô độc của đất nớc Tây Ban Nha đầu thế kỉ 20. + Tái hiện lại giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời oan khuất của một nghệ sĩ tài hoa, một chiến sĩ kiên cờng chống phát xít. + Phản ánh sự bạo tàn của chính quyền phát xít + Khẳng định sức sống bất diệt của Lor-ca qua tiếng đàn ghi ta. - So sánh niềm đồng cảm của hai nhà thơ: * Điểm giống nhau(1,5 điểm) + Cả hai nhà thơ đều thể hiện tình cảm ngỡng mộ, trân trọng và tiếc thơng với những con ngời tài hoa nhng có số phận nhiều oan khuất, có cái chết bi thảm. Đó chính là tình cảm với cái tài, cái đẹp bị huỷ hoại phũ phàng. + Cả hai nhà thơ đều cảm thơng cho những ngời cùng giới nghệ sĩ, cùng hội cùng thuyền với mình. Tiếng lòng đồng cảm của hai nhà thơ thực chất là tiếng đồng vọng của ngời nghệ sĩ thế hệ này với ngời nghệ sĩ thế hệ kia. + Cả hai nhà thơ đều có niềm đồng cảm mãnh liệt, sâu sắc vợt thời gian và không gian. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của cả hai tác phẩm. * Điểm khác nhau(1,5 điểm) : Khác nhau trong cách thể hiện niềm đồng cảm. Cách thể hiện của Nguyễn Du: + Nguyễn Du Thể hiện niềm đồng cảm chủ yếu là trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình với nỗi ngậm ngùi, xót xa, day dứt, trăn trở, bất bình. Từ khóc thơng cho nỗi đau và số phận của Tiểu Thanh, ông đã khóc thơng cho chính mình. + Niềm đồng cảm của Nguyễn Du đợc thể hiện bằng hình thức của một bài thơ Đ- ờng luật, ngôn ngữ trang trọng, cô đọng, hàm súc, giàu xúc cảm; giọng thơ ngậm ngùi, xót thơng. Cách thể hiện của Thanh Thảo : + Thanh Thảo bày tỏ niềm đồng cảm của mình một cách gián tiếp. Ông không dùng một từ nào để nói về tình cảm, thái độ của mình mà sáng tạo những hình ảnh thơ gần gũi với thế giới thơ tợng trng, siêu thực và gắn bó với cuộc đời, số phận của Lor- ca để vừa khắc hoạ hình tợng Lor-ca vừa thể hiện nỗi đau, niềm ngỡng vọng sâu sắc của mình. + Thanh Thảo sử dụng hình thức thơ tự do với thế giới ngôn ngữ, hình ảnh đợc lạ hoá; cách ngắt nhịp, ngắt dòng linh hoạt, có sự kết hợp giữa nhạc và thơ rất mới mẻ và ấn tợng. - Từ đó, thí sinh nhận xét, đánh giá đúng về tấm lòng đồng cảm của hai nhà thơ và giá trị của hai tác phẩm(1,0 điểm). (Thí sinh cần biết bám sát văn bản của hai bài thơ để phân tích, so sánh. Với bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, thí sinh cần có sự đối chiếu với nguyên tác chữ Hán). Lu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ ý và diễn đạt tốt, tránh đếm ý cho điểm. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sự phát hiện mới mẻ và có cách lí giải thuyết phục. Hết . & ĐT Hng Yên Kì thi chọn đội tuyển quốc gia vòng II Năm học 2009- 2010 Môn: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 02 câu) Đề thi chính thức Câu. Thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau lớn trong số phận oan nghiệt của Tiểu Thanh : có nhan sắc mà phải chết oan uổng, tức tởi, phải mang mối hận không tan ; có tài văn chơng mà văn chơng bị huỷ hoại,. anh lại khắc lên đá? . Anh, chị hãy lí giải điều mà ngời bạn kia thắc mắc. Câu 2(12 điểm): Nêu cảm nhận của anh, chị về niềm đồng cảm của những tấm lòng nghệ sĩ qua hai bài thơ: Đọc Tiểu Thanh

Ngày đăng: 01/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w