1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai thi CCHC

6 194 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

BÀI DỰ THI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 TỈNH ĐĂK LĂK Câu 1: Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là : - Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mục tiêu cụ thể của Chương trình CCHC là: Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính. Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn. Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân. Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình. Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động. Nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 1. Cải cách thể chế: Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. 2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới 3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức 4. Cải cách tài chính công: Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. Các giải pháp chủ yếu 1.Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 cần có quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo cao của Đảng và Nhà nước, của những người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp. 2.Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 phải được tổ chức thực hiện đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó bộ máy hành pháp là công cụ quan trọng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. 3.Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ trung ương tới địa phương Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các ngành, các cấp; trước hết tập trung làm mạnh ở các Bộ, ngành trung ương, từ đó tạo tiền đề động viên, thúc đẩy cải cách hành chính của chính quyền địa phương. 4.Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, cần phải huy động và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho việc chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Nâng cao năng lực nghiên cứu và chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Bố trí nguồn lực tài chính cần thiết từ ngân sách nhà nước để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động cụ thể đã xác định. 5.Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Cải cách hành chính không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách hành chính. Câu 2: Những kết quả đạt được của tỉnh ta về cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ? Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13/27 sở, ngành thực hiện Đề án cải cách hành chính mô hình “ Một cửa”, 15/15 huyện, thị xã, thành phố; 184/184 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “ Một cửa” . Vì vậy, các đơn vị, địa phương đã tập trung ngắn thời gian để giải quyết thủ tục hành chính như: Cấp giấy phép xây dựng ( 13-15 ngày), công chứng,… Đề án 30 giai đoạn 2 toàn tỉnh đã thực hiện rà soát1377 thủ tục hành chính, trong đó kiến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh Đăk Lăk nghị giữ nguyên 494 thủ tục, kiến nghị sửa đổi bổ sung 494 thủ tục, kiến nghị sửa đổi bổ sung 883 thủ tục. Một số đơn vị đã thực hiện bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng như Sở Kế hoạch và đầu tư có tỷ lệ thủ tục hành chính kiến nghị đơn giản hóa sau khi rà soát đạt 87,3%, Sở Công thương đạt 80,3%, Sở Xây dựng đạt 90,1 %, Sở Y tế đạt 75%,… Cơ chế một cửa: Giúp chính quyền gần dân hơn Nhờ thực hiện đề án nói trên, các cơ quan đơn vị từng bước nâng cao chất lượng xử lý, giải quyết các công việc cho tổ chức, công dân và công khai hóa thủ tục, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính đúng pháp luật, đã giúp công dân, các tổ chức, doanh nghiệp hiểu được đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính và vận dụng thực hiện theo đúng quy định nhằm hạn chế các sai sót. Câu 3: Đến nay tỉnh có bao nhiêu cơ quan chuyên môn, đơn vị cấp tỉnh (nêu tên cụ thể, kể cả đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh) thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ được cấp thẩm quyền phê duyệt? Việc thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện và cấp xã ở tỉnh ta theo quy định của văn bản nào, có bao nhiêu thủ tục hành chính, lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa ở cấp huyện và cấp xã? Đến nay, có 20/27 cơ quan cấp tỉnh (8 đơn vị ngành dọc) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 15 Sở, 01 Ban và 4 đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nội vụ, Ban quản lý các khu công nghiệp, Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh. 15/15 huyện, thành phố, thị xã và 184/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tiếp nhận và trả kết quả theo quy định thống nhất về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện, thị xã, thành phố và tại UBND xã, phường, thị trấn, đạt 100%. Việc thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện và cấp xã ở tỉnh ta theo quy định của các văn bản: Quyết định số 3191/QĐ-UB ngày 20/11/2000 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Đề án Cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” tại UBND thành phố Buôn Ma Thuột; Quyết định số 3192/QĐ-UB ngày 20/11/2000 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” tại UBND huyện Krông Pắc; Quyết định số 992/QĐ-UB ngày 10/4/2001 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” tại UBND huyện EaKar; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003, về quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tỉnh ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện cơ chế hành chính “một cửa”, chọn một số lĩnh vực thủ tục hành chính đang thực hiện tại UBND cấp huyện, thành phố và UBND cấp xã, phường, thị trấn; Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3360/KH-UBND ngày 11/9/2007 về việc thực hiện Quyết định 93 của Thủ tướng Chính phủ; Có bao nhiêu thủ tục hành chính, lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa ở cấp huyện và cấp xã? Kết quả giai đoạn 1, tỉnh đã công bố Bộ thủ tục hành chính 3 cấp: tỉnh, huyện, xã vào ngày 20/8/2009; theo đó, Bộ danh mục thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện có 226 TTHC và Bộ danh mục thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã có 141 TTHC. Câu 4: Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo Quy chế phối hợp liên thông ở tỉnh ta về giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký dấu đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp? Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh? Quy trình tiếp nhận hồ sơ. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các xã, phường, thị trấn: a) Tiếp nhận các loại hồ sơ thuộc lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng của các cá nhân, tổ chức tại xã, phường, thị trấn khi có yêu cầu giải quyết chế độ chính sách; b) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của tổ chức, cá nhân: - Đối với hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể bằng phiếu hướng dẫn theo mẫu để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh; việc hướng dẫn được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, đúng quy định như nội dung đã niêm yết công khai; - Đối với hồ sơ hợp lệ (đúng nội dung, đầy đủ thủ tục) thì tiếp nhận, viết giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ghi rõ ngày trả kết quả đối với loại hồ sơ có hẹn thời gian cho người nộp; lập phiếu lưu chuyển, cập nhật thông tin hồ sơ vào sổ theo dõi hồ sơ. c) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp các loại hồ sơ cần giải quyết chuyển cho cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội để xử lý, nhận lại kết quả xử lý từ cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội để chuyển lên bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, thị, thành phố. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thị, thành phố: a) Tiếp nhận các loại hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, phường, thị trấn. b) Kiểm tra từng loại hồ sơ đủ điều kiện, đúng quy định vào sổ theo dõi, lập giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả tại Bộ phận. c) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp các loại hồ sơ cần giải quyết chuyển sang phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý và nhận lại kết quả xử lý từ phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để chuyển lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chuyển hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận chịu trách nhiệm phối hợp với công chức, bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để giải quyết công việc của công dân, tổ chức. a) Căn cứ tính chất, nội dung công việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến công chức chuyên môn có liên quan để giải quyết. b) Thời gian công chức chuyên môn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ với Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải được thể hiện trong phiếu lưu chuyển hồ sơ và Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ. c) Hồ sơ tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày thì Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ cho công chức chuyên môn vào đầu giờ làm việc của buổi sáng hôm sau. Xử lý hồ sơ. Công chức chuyên môn xem xét, xử lý, trình lãnh đạo trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền, chuyển trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trả kết quả giải quyết hồ sơ. 1. Sau khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ do công chức chuyên môn, bộ phận chuyên môn có liên quan chuyển đến, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo đúng thời gian đã hẹn và cập nhật vào sổ theo dõi hồ sơ. 2. Khi trả kết quả giải quyết hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn tổ chức, cá nhân ghi ngày nhận kết quả và ký nhận vào sổ theo dõi hồ sơ. 3. Trường hợp đến ngày hẹn nhưng hồ sơ vẫn chưa được xử lý xong, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả có trách nhiệm thông báo lý do trễ hẹn, xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn lại thời gian trả kết quả. Câu 5: Kết quả chủ yếu đã đạt được: Năm 2001, thực hiện Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), UBND tỉnh đã thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND tỉnh đã thực hiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm 19 Sở, ban, ngành và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố gồm 13 phòng, ban. Việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ; số liệu tổng hợp đến tháng 6/2010 của toàn tỉnh giảm được 609 người, trong đó: năm 2007 là 03 người, năm 2008 là 256 người, năm 2009 là 212 người, tháng 6/2010 là 138 người, tỉnh đang đề nghị cho đợt xét tháng 12/2010 là 212 người. Kết quả cho thấy, các cơ quan đã thiết lập phương pháp hoạt động mới trên cơ sở phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và mối quan hệ phối hợp. Hoạt động phân công, phân cấp bước đầu đã hình thành nhận thức một cách đầy đủ hơn trong chính quyền địa phương về sự phân biệt giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng sự nghiệp cung ứng dịch vụ hành chính công cho xã hội. Câu 6: Điểm nổi bật đạt được của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính trong cải cách tài chính công 10 năm qua đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp là gì? Thực hiện theo văn bản nào? - Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước: Tỉnh đã phân cấp quản lý tài chính và ngân sách theo hướng xóa bỏ cơ chế “xin–cho” trong phân bổ chi ngân sách, tạo sự chủ động cho các đơn vị, tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành, các huyện, thị xã và thành phố về quản lý tài chính, sử dụng ngân sách và thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện, cấp xã của địa phương theo Luật ngân sách, bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, quyền quyết định của các cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. - Tổng số cơ quan thực hiện Nghị định 130: 209/209 cơ quan, trong đó: Số cơ quan cấp tỉnh: 29/29 cơ quan; Số cơ quan cấp huyện:180/180 cơ quan. Kết quả mức tăng thu nhập các đơn vị thuộc tỉnh như sau: Khối tỉnh: +Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 28 đơn vị; +Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1 lần là: 1 đơn vị; +Đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm được so với dự toán được giao cao nhất là 14,63 % (Sở Tài nguyên & Môi trường); +Đơn vị có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 180.000đồng/người/tháng (Văn phòng Sở Tài nguyên & Môi trường); Khối huyện: + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 91 đơn vị; + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1lần là: 16 đơn vị; + Đơn vị có tỷ lệ tiết kiệm được so với dự toán được giao cao nhất là 21,35 % (Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ea Súp) và có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 308.000đồng/người/tháng (Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ea Súp); Tổng số cơ quan thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP: 906/906 đơn vị, trong đó: Số đơn vị dự toán cấp tỉnh: 206/206 đơn vị; Số đơn vị dự toán cấp huyện: 700/700 đơn vị. Khối tỉnh: + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1 lần là: 65 đơn vị; + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1 lần là: 43 đơn vị; +Đơn vị có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 360.000đồng/người/tháng (Đài phát thanh truyền hình tỉnh); Khối huyện: + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 0,1lần là: 314 đơn vị; + Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập trên 0,1lần là: 7 đơn vị; +Đơn vị có thu nhập tăng thêm cao nhất là: 287.000đồng/người/tháng (Ban quản lý chợ Liên Sơn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Lắk); Đối với phân phối thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức được xác định phương án phù hợp, điều này đã làm cho cán bộ công chức yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả chuyên môn; từng bước mở rộng các dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao và đa dạng hoá các hình thức phục vụ công. Câu 7: Những mục tiêu, hình thức và biện pháp của Đề án tuyên tuyền về Chương trình tổng thể cải cách hành chính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg ngày 03/9/2003? Theo anh (chị) hình thức, biện pháp tuyên truyền nào là hiệu quả nhất? I. Mục tiêu: 1. Cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. 2. Cán bộ, công chức có thái độ tích cực, động cơ đúng đắn, thực sự tham gia hăng hái vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. 3. Các cấp uỷ đảng, tổ chức chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức hành chính hành động nhất quán để tạo ra động lực và bước phát triển mới trong công cuộc cải cách hành chính. II. Một số hình thức, biện pháp chung tuyên truyền về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước: 1. Huy động và sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng như các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo viết ở Trung ương và địa phương, các tạp chí, tập san chuyên ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. 2. Tổ chức biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin về cải cách hành chính, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tuyên truyền, phổ biến đến từng loại đối tượng. 3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức. 4. Đưa nội dung cải cách hành chính nhà nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào chương trình giảng dạy chuyên đề hoặc ngoại khoá của hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 5. Đưa nội dung thông tin về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào chương trình họp báo định kỳ của Chính phủ. Câu 8: Trong 10 năm tới tập trung cải cách hành chính vào các nội dung sau: - Cải cách thể chế hành chính. - Cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế tài chính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. - Cải cách công vụ, công chức. - Chính phủ điện tử. Trong đó, xác định Cải cách công vụ, công chức là nhiệm vụ then chốt và động lực của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020: Thay đổi phương pháp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức được xem là trọng tâm, do hệ thống quản lý hiện hành hầu như thiếu (hoặc hình thức) các yếu tố quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, như: Thống nhất nhiệm vụ phải hoàn thành, mục tiêu và kết quả thực hiện, kết quả và quy trình kiểm tra, khen thưởng cho cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hỗ trợ các cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao và có chế tài đối với những trường hợp vi phạm pháp luật. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức là lĩnh vực cần cải tiến và là bộ phận quan trọng của cải cách công chức, công vụ trong bối cảnh thực hiện Luật Cán bộ, công chức. . kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mục tiêu cụ thể của Chương trình CCHC là: Hoàn thi n hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện. BÀI DỰ THI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 TỈNH ĐĂK LĂK Câu 1: Mục tiêu chung của Chương. thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thi n các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Cơ cấu tổ

Ngày đăng: 01/05/2015, 02:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w