thừa kế theo di chúc

19 1.4K 43
thừa kế theo di chúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Danh sách nhóm 1 1. Vũ Đại Hải. 2. Phạm Thị Cẩm Châu. 3. Vũ Thị Lý. 4. Nguyễn Sao Mai. 5. Triệu Thanh Phượng. 6. La Thị Hằng. 7. Trần Phan Kiều Loan. 8. Đào Thị Quỳnh Nga. 9. Hà Thị Thùy. 10. Lê Thị Khánh Ly 1 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc BỐ CỤC I.Khái quát chung. 1. Khái quát thừa kế. 2. Quyền thừa kế. 3. Các nguyên tắc. 4.Chủ thể. 5. Các hình thức thừa kế. II. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc. 1. Khái niệm di chúc. 2. Thừa kế theo di chúc. III.Chủ thể của quan hệ thừa kế theo di chúc. 1.Người để lại di sản. 2. Người thừa kế. 3. Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. 4. Di sản không co người thừa kế thuộc nhà nước. IV. Di sản thừa kế. 1. Tài sản riêng của người chết 2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. 3. Di sản dành cho việc thờ cúng 4. Di tặng. V. Di chúc chung của vợ chồng. VI. Điều kiện có hiệu lực của di chúc. 1. Điều kiện về chủ thể. 2. Điều kiện về nội dung của di chúc. 3. Điều kiện về hình thức của di chúc. VII. Thời điểm có hiệu lực của di chúc, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. 1. Thời điểm có hiệu lực của di chúc. 2. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. VIII. Công bố và giải thịch di chúc. 1.Công bố di chúc. 2.Giải thích di chúc. I.KHÁI QUÁT CHUNG. 2 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc 1. Khái niệm thừa kế. Ta có thể xét thừa ké dưới các góc độ sau: Dưới khía cạnh xã hội: việc người chết để lại tài sản cho người còn sống lo cuộc sống và nối tiếp thế hệ sau là một quy luật tồn tại từ bao đời này, vì vậy việc pháp luật cụ thể hóa thừa kế thành một chương trong BLDS là phù hợp với đời sống xã hội. Dưới khía cạnh kinh tế: Thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu vì thế thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại ở bất kỳ xã hội nào kể cả khi xã hội chưa có nhà nước và pháp luật. Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự: trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Thừa kế dưới góc độ là một chế định pháp luật dân sự: là tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh về việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. 2. Quyền thừa kế. Quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. 3. Các nguyên tắc. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế. Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. 4. Chủ thể. Bao gồm: người để lại di sản và người thừa kế. 5. Các hình thức thừa kế. Có hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. II. KHÁI NIỆM DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC. 3 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc 1. Khái niệm di chúc. Theo Điều 646 BLDS 2005 quy định: “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết ”. Đặc điểm của di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là bất kỳ chủ thể nào khác. Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Di chúc là một loại giao dịch dân sự đặc biệt, chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó phải tuân thủ các điều kiện của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện của di chúc nói riêng. 2. Thừa kế theo di chúc. Được hiểu là việc chuyển giao tài sản theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Nội dung cơ bản của hành vi này là xác định rõ người thừa kế, các điều kiện và phân chia di sản. III. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC. 1. Người lập di chúc. a, Khái niệm Là người mà theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho người khác sau khi chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện b, Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc là cá nhân có các quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế (khoản 1 điều 648). Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan Nhà nước nào. Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái ) mà không nhất thiết phải nêu lí do. Người lập di chúc có thể truất quyền hưởng di sản thừa kể của mình đối với một hay nhiều người. 4 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Phân định phần di sản cho từng người thừa kế (khoản 2 điều 648). Trong trường hợp có nhiều người cùng được thừa kế, người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết là phải ngang nhau và cũng không phải nêu lí do. Nếu không phân định di sản trong di chúc thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng (khoản 3 điều 648). Giao nghĩa vụ cho người thừa kế (khoản 4 điều 648). Đây là điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995. Quyền của người lập di chúc không bị bó hẹp trong quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản nữa, mà người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ như chăm sóc ông bà, bố mẹ…hoặc có thể thanh toán nghĩa vụ về tài sản cho mình vượt quá phần tài sản có của người lập di chúc để lại và được người thừa kế đồng ý. Trong trường hợp người lập di chúc giao nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản thì không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản (khoản 5 điều 648). Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. Việc chỉ định hoàn toàn theo ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tuy nhiên việc thực hiện hay không tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người được chỉ định. Đây không phải là nghĩa vụ pháp lí mà nó là biểu hiện tinh thần tự nguyện, giúp đỡ người khác. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc (điều 662). + Sửa đổi di chúc : là việc người lập di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần trong bản di chúc đã lập trước đó. + Bổ sung di chúc: Người lập di chúc có quyền bổ sung vào nội dung của di chúc những quyết định mới của mình như việc thêm người thừa kế, người giữ di chúc, người quản lí di sản… 5 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc + Thay thế di chúc: Là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định trong di chúc cũ không còn phù hợp với ý chí của họ nữa. + Hủy bỏ di chúc: Là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trong trường hợp này được coi là không có di chúc. Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập. Người lập di chúc lập một di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập. 2. Người thừa kế . Theo quy định tại điều 635 – BLDS 2005 cho thấy người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hay tổ chức , cơ quan , nhà nước . Người nhận di sản thừa kế là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc, phải đảm bảo những điều kiện sau đây : Đối với cá nhân : Thứ nhất, cá nhân đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai, nếu là thai nhi sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải thành thai trước khi người để lại di sản chết. Thứ ba, người thừa kế không thuộc trường hợp “ không được hưởng quyền di sản” theo khoản 1 điều 643 BLDS 2005. Đối với “ người ’’ thừa kế là cơ quan , tổ chức : Điều kiện bắt buộc là cơ quan , tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế . Trong trường hợp cơ quan , tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản . Từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ sau đây : Quyền của người thừa kế ( điều 642 BLDS 2005 ) : Có quyền nhận di sản thừa kế. Có quyền từ chối nhận di sản , trừ trường hợp việc từ chối này nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác . 6 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản , người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác , người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản . Công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường , thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản . Người thừa kế có nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế ( bảo quản , sửa chữa ) và các nghĩa vụ khác , cho nên pháp luật quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế . Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế , nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế . Nghĩa vụ của người thừa kế ( điều 637 BLDS 2005 ) : Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại , trừ trường hợp có thỏa thuận khác Việc thực hiện những nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại được tiến hành như sau : Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế . Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận , trừ trường hợp có thỏa thuận khác . Trong trường hợp Nhà nước , cơ quan , tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân . 3. Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 669 BLDS 2005 quy định: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Nội dung của quy định này được hiểu là: Xét về nguyên tắc thì người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ không được hưởng một phần di sản nào. Nhưng 7 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc pháp luật cho phép họ hưởng hai phần ba của một suất mà đáng lẽ ra họ được hưởng trong điều kiện bình thường. Một suất thừa kế ở đây được tính bằng tổng di sản chia cho số người ở hàng thừa kế thứ nhất. Căn cứ vào đó để xác định hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật. Quy định này bảo vệ quyền được hưởng thừa kế của một số đối tượng trước những quyết định bất lợi của người để lại di sản đối với họ. Tuy nhiên nó lại nằm ngoài dự định của người để lại di sản và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác 4. Di sản không có người thừa kế thuộc Nhà nước. Có hai trường hợp để Nhà nước đứng ra nhận di sản thừa kế của một cá nhân: TH1: Người có tài sản lập di chúc để lại di sản cho Nhà nước. Trong trường hợp này, Nhà nước chính là người thừa kế theo di chúc TH2: Di sản không có người nhận thừa kế. Điều 644 BLDS 2005: Tài sản không có người nhận thuộc Nhà nước “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” Theo quy định này thì di sản đó sẽ thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với phần di sản đó. Điều luật cũng xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi nhận di sản không người thừa kế: phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại. IV. DI SẢN THỪA KẾ. Dưới góc độ của khoa học luật Dân sự có thể hiểu di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ pháp luật liên quan đến việc dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Theo Điều 634 BLDS 2005: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác”. Các quyền về tài sản mà người chết để lại: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền. Các quyền này thường phát sinh từ các giao dịch dân sự mà khi còn sống người để lại di sản tham gia. Ví dụ: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm hợp 8 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc đồng, quyền đòi bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại, quyền được hưởng các lợi ích phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất cũng được xác định là di sản thừa kế. Tuy nhiên những quyền tài sản trong tương lai nhưng lại gắn liền với nhân thân người chết không phải là di sản. Ví dụ: tiền lương hưu, tiền trợ cấp thương tật, tiền cấp dưỡng… 1. Tài sản riêng của người chết. Tài sản riêng của người chết được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng người để lại di sản, người để lại di sản có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản đó mà không chịu sự chi phối hay sự ràng buộc nào với chủ thể khác. Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ , chồng bao gồm: tài sản mà mỗi người có trước thời kì kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. a) Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất. Tại Khoản 1 Điều 217 BLDS 2005: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.” Theo Điều 27 Luật Hồn nhân và Gia đình 2000, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Trong trường hợp gia đình có con trưởng thành có thu nhập theo nghề nghiệp, được tặng cho hoặc được thừa kế và có đóng góp công sức, tiền của vào việc duy trì, phát triển khối tài san chung của gia đình thì họ cũng có quyền sở hữu đối với tài sản chung của gia đình. Khi người này chết đi, phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với gia đình là di sản thừa kế của họ. b) Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần. 9 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Khoản 1 Điều 216 BLDS 2005: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”. Khi một trong các đồng chủ sở hữu chết thì phần tài sản thuộc sở hữu của người đó trong khối tài sản chung (cộng với hoa lợi, lợi tức nếu có) sẽ là di sản thừa kế của người này. 3. Di sản dành vào việc thờ cúng. Điều này được quy định taị điều 670 BLDS 2005, chúng ta thấy trong trường hợp người lập di chúc có để lại phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng Nếu người được giao quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của người thừa kế thì được giao một phần di sản thờ cúng cho người khác. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Di sản thờ cúng chỉ được đem ra thanh toán nợ của người chết trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người đó. Di sản thờ cúng có thể bị cắt giảm do sự có mặt của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Vì những người này theo quy định tại điều 699 BLDS 2005 họ được bảo đảm hưởng kỷ phần 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp toàn bộ di sản được chia theo pháp luật chứ không phải chia trên phần còn lại sau khi đã trừ đi một phần di sản dành cho thờ cúng. Di sản thờ cúng cũng có thể bị cắt giảm nếu người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản thừa kế dành cho thờ cúng. Vì người lập di chúc chỉ được quyền trích một phần di sản vào thờ cúng. 4. Di tặng. Theo điều 674 BLDS 2005 quy định: 10 [...]... thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được thừa kế theo di chúc. ” 17 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu... người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về... chung có hiệu quả 15 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Điều 667 BLDS 2005 di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước... thể: Di chúc bằng văn bản: Điều 650 quy định di chúc bằng văn bản gồm 4 loại: 13 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (điều 655): cũng có giá trị pháp lý nếu nội dung của di chúc tuân theo quy định tại điều 653 BLDS Di chúc này phải do chính người lập di chúc tự tay viết và kí Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656): là trường hợp người lập di chúc không... người thừa kế theo di chúc Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di trúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ những phần không giải thích được không có hiệu lực 18 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc. .. bản di chúc Thông thường người giữ di chúc là người được chỉ định công bố di chúc Nếu di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc. .. những người thừa kế còn lại thỏa thuận người công bố di chúc Trong trường hợp người để lại di chúc mất đã lâu mà không có người công bố di chúc hoặc không tìm thấy di chúc, không biết di chúc do ai lưu giữ thì giải quyết theo điều 666 BLDS Theo điều luật này, “ kể từ thời điểm thừa kê, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng... Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc sau đó người làm chứng ghi chép lại một cách trung thực, sau đó đọc cho người lập di chúc nghe và kí tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng thì bản di chúc phải được đem công chứng hoặc chứng thực theo trình tự thủ tục Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng... kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế thì tài sản thành di sản chung Khi xảy ra tranh chấp thì không tính thời hiệu và tòa sẽ tiến hành chia tài sản theo di chúc hoặc chia theo thỏa thuận của các đồng thừa kế 16 Nhóm 1_ Thừa kế theo di chúc Thứ hai là di sản người chết để lại nhưng do người ngoài quản lý, còn các thừa kế không quản lý, không biết gì về di sản Thực tế có những trường hợp do... biệt cơ bản của di tặng với người thừa kế Người di tặng có thể di tặng toàn bộ hay một phần tài sản của mình Người được di tặng có thể là bất kỳ ai, có thể là cá nhân, tổ chức hay pháp nhân.cá nhân có thể thuộc di n thừa kế hoặc là một người bất kỳ họ tên của người được di tặng và vật tặng phải được ghi rõ trong di chúc V DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng Di chúc chung của . lại di sản và người thừa kế. 5. Các hình thức thừa kế. Có hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. II. KHÁI NIỆM DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC. 3 Nhóm 1_ Thừa. niệm di chúc. 2. Thừa kế theo di chúc. III.Chủ thể của quan hệ thừa kế theo di chúc. 1.Người để lại di sản. 2. Người thừa kế. 3. Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. 4 1_ Thừa kế theo di chúc BỐ CỤC I.Khái quát chung. 1. Khái quát thừa kế. 2. Quyền thừa kế. 3. Các nguyên tắc. 4.Chủ thể. 5. Các hình thức thừa kế. II. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc. 1.

Ngày đăng: 30/04/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan