1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề hoá học

5 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học THCS I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Hóa học là khoa học thực nghiệm, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải tăng cường các phương pháp quan sát, thí nghiệm và thực hành mang tính chất nghiên cứu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc sữ dụng thiết bị thí nghiệm hóa học theo định hướng là để học sinh nghiên cứu, khai thác tìm tòi kiến thức. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế các hình ảnh mô mỏng, một số thí nghiệm khó thành công, một số thí nghiệm với hóa chât độc hại. Trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên dạy hóa học đang gặp nhiều khó khăn khi dạy đến một số bài có thí nghiệm khó thực hiện hoặc không thể tiến hành thí nghiệm được. Nếu Giáo viên chỉ sử dụng tranh vẽ kết hợp với phương pháp diễn giảng và đàm thoại thì Học sinh rất khó hiểu bài. Vì thế tôi chọn đề tài “Sử dụng các thí nghiệm ảo và hình ảnh động” nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức gây hứng thú học tập của Học sinh đối với môn Hóa học. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở lí luận Sự bùng nổ Công nghệ thông tin nó riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin. Ở hóa học một số hình ảnh chuyễn động của electron hay thí nghiệm không thể thực hiện được do hóa chất độc hại chúng ta nên sử dụng hình ảnh mô phỏng hoặc tải các đoạn phim trên mạng Internet nhằm phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để năng cao chất lượng dạy học. 2. Thực trạng của vấn đề. Thực trạng hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên chỉ dạy học phương tiện day học truyền thống như tranh vẽ, mô hình để diễn giải, áp đặt kiến thức cho học sinh. Thực tế còn nhiều giáo viên chưa thành thạo trong việc sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài giảng điện tử, những thí nghiệm ảo hay hình ảnh động… Hơn nữa giáo viên phải dạy nhiều giờ, còn thiếu trợ lí thí nghiệm nên còn khó khăn trong việc chuẩn bị các thí nghiệm thực hành. Có một số thí nghiệm không thể tiến hành được do hóa chất quá độc hại. Nếu giáo viên không tiến hành thí nghiệm chỉ yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm qua tranh vẽ thì học sinh rất khó hiểu bài. Vì thế giáo vên nên kết hợp thí nghiệm ảo hay hình ảnh động để dạy một số bài trong chương trình hóa học THCS để học sinh dễ hiểu, gây hứng thú học tập cho học sinh. 3. Các biện pháp thực hiện. Thực tế giảng dạy môn hóa học ở THCS tôi mạnh dạn áp dụng và đưa ra một số kinh nghiệm như sau: • Ở hóa học 8. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học THCS Bài 12. Sự biến đổi chất. Mô tả thí nghiệm giữa bột sắt và bột lưu huỳnh. - Ở thí nghiệm 1. Trộn bột sắt và bột lưu huỳnh vào với nhau sau đó đưa nam châm lại gần, sắt bị hút còn lưu huỳnh thì không. Cách thực hiện: - Bước 1. Vẽ hình các hạt Fe và S, nam châm cho thí nghiệm 1: Trộn bột sắt vào lưu huỳnh và cho nam châm lại gần. + Sử dụng công cụ oval trên thanh Drawing để vẽ các hạt Fe và S. Nháy chuột phải chọn Add text để gõ kí hiệu hóa học của các nguyên tố vào. + Vẽ 2 hình chữ nhật, tô màu khác nhau để tạo thành nam châm. - Bước 2. Tạo hiệu ứng khi đưa nam châm và thì tất cả các hạt Fe đều bị hút lên. - Ở thí ngiệm 2. Tiến hành đốt bột sắt và bột lưu huỳnh để tạo thành hợp chất FeS. Đưa nam châm lại gần thì không hút nữa. + Bước 1. Copy toàn bộ slide vừa tạo ở trên thành một slide thứ 2, bằng cách nháy chuột phải vào slide thứ nhất/chọn copy và click xuống phía dưới chọn paste.Ta sẽ có dược một slide thứ 2 giống slide trước nhưng sẽ bỏ hết hiệu ứng cho các đối tượng là các hạt sắt bằng cách click vào hiệu ứng và chọn Remove(hoặc nhấn phím delete) +Bước 2. Vẽ và tạo hiệu ứng cho đèn cồn. -Có thể sử dụng dền cồn có sẵn hoặc tự vẽ bằng công cụ Auto Shapes/lines. Chú ý vẽ ngọn lửa đèn cồn riêng so với phần thân đèn để tạo hiệu ứng ngọn lữa sau này. -Tạo hiệu ứng cho đèn cồn. -tạo hiệu ứng cho ngọn lữa bằng cách click ngọn lủa đèn cồn/chọn add effect/ chọn Enphasis/ chọn complementary color 2. Mở bảng effect options. + Bước 3. Vẽ hình các các hạt FeS tạo thành và tạo hiệu ứng xuất hiện. - Sử dụng các hạt hạt sắt để tạo thành các hạt FeS. - Tạo hiệu ứng biến mất cho các hạt sắt và hạt lưu huỳnh. Click chọn các hạt sắt và hạt lưu huỳnh/ chọn add effect/ chọn Exit/ chọn Fade. - Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các hạt Fes, click chọn hình vẽ môth hạt FeS sau đó chọn add effect/ chọn Entrance/ Chọn Fade. - Di chuyển hiệu ứng của thanh nam châm xuống cuối cùng trong bảng hiệu ứng. Trình chiếu để kiểm tra kết quả. Với cách làm tương tự như trên ta có thể mô tẻ thêm một số thí nghiệm khác. • Ở hóa học 9. Bài 16- Tính chất hóa học của kim loại. Thí nghiệm Natri phản ứng với clo. Bài 25- Tính chất hóa học của phi kim. Thí nghiệm Hiđro phản ứng với clo. Bài 26- Clo. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học THCS Thí nghiệm Đồng phản ứng với clo. Bài 36- Mê tan. Thí nghiệm Mêtan phản ứng với clo. Với những thí nghiệm ở lớp 9 chúng ta tìm kiếm và tải các đoạn phim. 1. Tải video từ youtube. Bước 1. Vào trang www.youtube.com để tìm kiếm video. Bước 2. – Nhấn chọn video cần xem để tải về. - Chọn và copy toàn bộ chữ trong ô URL. Bước 3. Mở trang http://keepvid.com - Dán nội dung vừa copy vào ô URL sau đó nhấn nút Download ở bên cạnh. - Nhấn chuột vào link có chữ Download thứ nhất. - Nhấn Save để chuẩn bị tải về máy tính. - Đặt tên cho File, sau đó nhấn Save để bắt đầu quá trình tải movie về máy tính. Bước 4. Xem Video. - Để xem được các movie ở dạng FLV cần phải có phần mềm hổ trợ xem định dạng này. 2. Tìm kiếm và tải video từ www.baamboo.com - Vào trang www.baamboo.com để tim kiếm video. - Chọn video cần xem. - Chọn và copy dòng chữ trong ô ở mục 2. - Nhấn chuột phải vào nút ( mũi tên) - Đặt tên file bằng cách pase dòng chữ vừa copy ở trên vào ô File Name sau đó nhấn Save để tải video về video máy tính. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2008-2009 khi chưa áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy thì kết quả như sau: Lớp Số HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 9A 32 3 9,4 14 43,8 10 31,2 5 15,6 0 9B 35 5 14,3 12 34,3 12 34,3 6 17,1 0 9C 34 5 14,7 11 32,4 14 41,2 4 11,7 0 Sau khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy năm học 2009-2010 có kết quả như sau: Lớp Số HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 9A 32 5 15,6 14 43,7 10 31,2 3 9,4 0 9B 35 7 20,0 12 34,3 13 37,1 3 8,6 0 9C 34 8 23,5 11 32,4 14 41,2 1 2,9 0 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học THCS III. KẾT LUẬN. Với phương pháp UDCNTT để sử dụng thí nghiệm ảo và hình ảnh động trong dạy học hóa học chắc chắn sẽ giúp giáo viện thuận lợi hơn trong quá trình dạy học đồng thời giúp học sinh dễ dàng chủ động nắm bắt kiến thức. Khi dạy các bài hóa học có các thí nghiệm khó thành công, độc hại nguy hiểm đến tính mạng, giáo viên nên sử dụng UDCNTT để hổ trợ nhằm giảm bớt một số khó khăn bước đầu cho giáo viên. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận thông tin một cách khoa học phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Đặc thù môn học đòi hỏi khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất từ phòng thực hành đến trang thiết bị nên nhà trường cần có sự đầu tư từ thời gian làm việc cho đến kĩ năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài giảng điện tử. Tôi trình bày tất cả những điều mà mình đã và đang làm, đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm trong quá trùnh giảng dạy như đã trình bày.Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành biết ơn. Cam thành, ngày 20 tháng 10 năm 2010. Người thực hiện. Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học THCS TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 8 -NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC. 2 SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9- NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 3 SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 8 - NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 4 SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9- NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 5. TÀI LIỆU TẬP HUẤN UDCNTT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 5 . Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế các hình ảnh mô mỏng, một số thí nghiệm khó thành công, một số. thức cho học sinh. Thực tế còn nhiều giáo viên chưa thành thạo trong việc sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài giảng điện tử, những thí nghiệm ảo hay hình ảnh động… Hơn nữa. bị nên nhà trường cần có sự đầu tư từ thời gian làm việc cho đến kĩ năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng đơn giản để thiết kế bài giảng điện tử. Tôi trình bày tất cả những điều mà mình đã và

Ngày đăng: 30/04/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w