Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam người Ê Đê được gọi là Rađê. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu Người Ê Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta có giá trị đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. “Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.” Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian) 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mục lục : Lời mở đầu ………………………………………………………………………… .1 Mục lục……………………………………………………………………………….2 Phần 1: Tìm hiểu chung về dân tộc Ê Đê…………………………………………… 3 Phần 2: Đời sống và văn hóa dân tộc Ê Đê…………………………………….…… 4 Chương I: Đời sống………………………………………………………………… .4 Chương II: Văn hóa…………………………………… …………………………….7 Trang phục truyền thống…… .……………………………….7 Kiến trúc .11 Tôn giáo .14 Chế độ gia đình 15 Chữ viết – Ngôn ngữ .15 Lễ hội .16 Kết luận…………………………………………………………………… .………20 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… …….21 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Phần I: Tìm hiểu chung về dân tộc Ê đê Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam người Ê Đê được gọi là Rađê. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức. Ê Đê, Đêgar, ÊĐêgar Tổng dân số 306.333 người (ước tính năm 2003). Khu vực đông người sinh sống Tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Ngôn ngữ Ê Đê, Việt Tín ngưỡng Kitô giáo, Phật giáo tiểu thừa , vật linh Nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Phần II: Đời sống và văn hóa dân tộc Ê Đê 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương I: ĐỜI SỐNG 1. Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao . Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến có nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằng khung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa. Nghề gốm và rèn không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng. 2. Ăn Người ê Ðê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có tục ăn trầu cau. 3. Mặc 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kền đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen răng. Ðội đầu có khăn, nón. 4. Ở Ðịa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắc Lắc, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hoà. Ngôi nhà truyền thống của người ê Ðê là nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền với 2 đặc trưng cơ bản là: hai vách dọc dựng thượng thách - hạ thu; hai đầu mái nhô ra. Nhà chỉ có hai hàng cột ngang, kết cấu theo vì cột, không kết cấu theo vì kèo. Không gian nội thất chia ra làm hai phần theo chiều dọc. Phần đầu gọi là Gah, vừa là phòng khách, vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả đại gia đình mẫu hệ. Phần cuối gọi là ôk, dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách ngăn bằng phên nứa. 5. Phương tiện vận chuyển Chủ yếu là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. ở vùng Krông Băk phổ biến có loại gùi cao cẳng. Vận chuyển trên bộ thì có voi nhưng không phổ biến lắm. 6. Văn nghệ Có hình thức kể khan rất hấp dẫn. Về văn chương, khan là sử thi, trường ca cổ xưa; về hình thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác để truyền cảm. Về dân ca có hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả . Nền âm nhạc ê Ðê nổi tiếng ở bộ cồng chiêng gồm 6 chiêng bằng, 3 chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái mặt 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 da. Không có một lễ hội nào, một sinh hoạt văn hoá nào của cộng đồng lại có thể vắng mặt tiếng cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng là các loại nhạc cụ bằng tre nứa, vỏ bầu khô như các dân tộc khác ở Trường Sơn, Tây Nguyên, nhưng với ít nhiều kỹ thuật riêng mang tính độc đáo. `7. Chơi Trẻ em thường thích chơi cù quay, thả diều vằng có sáo trúc. Trò chơi đi cà kheo trên cao nguyên cũng lôi cuốn không ít thiếu niên ê Ðê ở nhiều nơi. Trò bịt mắt dê, ném lao (ném xa và ném trúng mục tiêu cũng được nhiều trẻ em ê Ðê ưa thích. 8. Học Việc học tập (học nghề, truyền bá kiến thức .) theo lối làm mẫu, bắt chước và nhập tâm, truyền khẩu. Ðến năm 1923 mới xuất hiện chữ ê Ðê theo bộ vần chữ cái La-tinh. Chương II: 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 VĂN HÓA 1. Trang phục truyền thống. Dân tộc Ê đê sinh sống ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Sông Hinh. Cùng với dân tộc Chăm, Bana, Tày, Nùng…, dân tộc Êđê có bản sắc văn hoá truyền thống riêng thể hiện qua trang phục. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để nhận biết, phân biệt bản sắc văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác. Theo các cụ già kể lại thì trang phục truyền thống của dân tộc Êđê, đối với phụ nữ là chiếc áo chui đầu, dài tay, có hai hàng nút chạy dọc theo vai, những tua chỉ nhiều màu được kết lại thành chùm sau đó đính vào vai áo thả dài xuống đến đầu gối. Khi những thiếu nữ Êđê bước đi, những tua chỉ này bay mềm mại và uyển chuyển trông thật duyên dáng. Ngoài ra còn quấn váy, chiếc váy dài đến gót chân. Còn đối với đàn ông thì mặc áo cài nút, dài tay, cổ áo hình chữ V, đóng khố. Cũng như các dân tộc anh em: Chăm, Bana, Tày… thì dân tộc Êđê đã biết dệt vải để mặc, có khi còn trao đổi mua bán với các dân tộc khác trong vùng. Nghề dệt truyền thống đã được họ truyền từ đời này sang đời khác. Ở thời sơ khai, người Êđê trồng bông, xe sợi, dệt thành vải, sau đó nhuộm màu từ các loại vỏ cây, quả… Trang phục của dân tộc Ê đê lấy màu đen, đỏ làm màu chủ đạo. Hiện nay dân tộc Ê đê dùng chỉ của người Việt, mua màu về nhuộm thành nhiều màu: đen, đỏ, vàng… Nhìn vào trang trí trên trang phục, ta có thể nhận biết ngay trang phục của dân tộc Êđê. Qua màu sắc, hoa văn trang trí bằng những đường song song chạy sát mép vải, mô tít trang trí trên vải bằng cách điệu hình học. Hoa văn trên trang phục của dân tộc Ê đê có ấn tượng mạnh mẽ về phong cách. Chính những hoa văn phản ánh nét văn hoá truyền thống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Ê đê. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Rất tiếc bộ trang phục dân tộc Ê đê chỉ còn thấy trong dịp lễ hội còn ngày thường thì hiếm thấy. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Ê đê, thiết nghĩ Nhà nước có sự đầu tư, mặt khác tuyên truyền giúp người dân hiểu được bản sắc văn hoá của dân tộc mình./. 1.1. Trang phục Thiếu nhi người Ê Đê Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.2. Trang phục nam Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản: • Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe. • Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá ngối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên, . • Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ. 1.3. Trang phục nữ Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 • Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm). • Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín. 2. Kiến trúc 2.1. Nhà cửa – Vật dụng 10 [...]... biệt vùng Buôn Đôn mot số người Ê ê nói tiếng Lào Măc dù vậy trong khi lễ tôn giáo và các ngày Lễ hội họ vẫn sữ dụng Tiếng và chữ viết Ê ê Kpă (Ê ê gốc), cùng với sự phat trien và vai trò to lớn của đạo Tin lành Đêgar vốn ra đời từ phong trào Fulro "Klei mrâo mrang jăk Đêgar", sự thống nhất càng thể hiên rõ, Tin lành Đêgar là niềm kiêu hãnh văn hóa của người Ê ê người ê ê thường sử dụng chử ối ,ái dà,... Tân Ước Song Ngữ Ê ê - Việt 5.1 Chữ viết So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê ê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê ê có chữ viết từ thập niên 1920 Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phối hợp với các chuyên viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ Summer đặt chữ viết cho người Ê ê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này [2] Năm 1971, các chuyên viên này phối hợp... sàn của người Ê ê Nhà người Ê ê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người Nhà Ê ê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ Bộ khung kết cấu đơn giản Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê ê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh... sẽ quên hết” Điều đó chứng tỏ nghi lễ và lễ hội của người Ê ê đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã và có nguy cơ mất hẳn 19 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Kết luận : Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Ê ê là một dân tộc giàu bản sắc độc đáo Trong điều kiện phát triển tự nhiên, kho tàng tri thức dân gian, các giá trị văn hóa nghệ thuật dânt... sách dạy tiếng Ê ê[ 3] Năm 1979, sách dạy ngữ vựng Ê ê được xuất bản tại Hoa Kỳ[4] Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê ê- Việt phát hành năm 2001 [5] Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của United Bible Societies, đã phát hành 20 ngàn cuốn Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê ê- Việt tại Việt Nam[6] Đây là cuốn sách có số lượng phát hành nhiều nhất trong tiếng Ê ê từ trước đến... được làm dài như một tiếng chuông ngân Vậy bạn đã biết gì về căn nhà dài truyền thống của đồng bào dân tôc Ê ê? Để tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn, xin bạn hãy dành một chút thời gian ghé lại quê tôi để được mắt thấy – tai nghe về những phong tục tập quán đầy kỳ thú này Người Ê ê có truyền thống dựng nhà theo hướng Bắc - Nam và buôn làng Ê ê truyền thống thì được bố trí theo hướng Đông - Tây Vật liệu... thì sân khách càng rộng, khang trang Văn hóa nhà dài của đồng bào dân tộc Ê ê Khi đến làng của đồng bào dân tộc Ê ê, bạn không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều ngôi nhà xây hiện đại, thậm chí còn có những ngôi nhà cao tầng, bê tông cốt sắt rất kiên 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 cố Tuy nhiên bên cạnh những căn nhà hiện đại đó, chúng ta cũng thường thấy có... đồng bào Ê ê nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung Trên hết, Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách cụ thể và kinh phí thích đáng cho việc khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và đời sống tình thần của đồng bào Ê ê Đồng thời, cần sớm ban hành Luật di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình... hiện ở dạng nguyên sơ hơn ở vùng trung tâm thị trấn, thị tứ Có những vùng vì thay đổi tập quán sản xuất, thay đổi địa điểm cư trú, nên đã bỏ dần nếp sống cổ truyền Qua nhiều năm khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian của các dân tộc bản địa Dak Lak, nhận thấy rằng, ở dân tộc Ê ê, nghi lễ - lễ hội chưa có ranh giới rõ ràng Ở đây thực chất có lễ mà không có hội Nếu các dân tộc thiểu số phía Bắc... Lễ hội Khi xuân về nhiều lễ hội của người ê ê được tổ chức tưng bừng Do có bộ chữ viết riêng nên vốn văn hoá dân tộc vừa được tồn giữ qua truyền miệng và qua chữ viết, hết sức phong phú Đó là những ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, đặc biệt là những sử thi nổi tiếng Đăm San, Khan đăm Ktêh Mlan… mà người Ê ê gọi là khan Trong lễ hội của người Tây Nguyên không thể thiếu tiếng cồng chiêng, tiếng trống . Tìm hiểu chung về dân tộc Ê ê Người Ê ê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Ra ê. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam người Ê ê được gọi là Ra ê. . lục……………………………………………………………………………….2 Phần 1: Tìm hiểu chung về dân tộc Ê ê …………………………………………..3 Phần 2: Đời sống và văn hóa dân tộc Ê ê ………………………………….……..4 Chương I: