1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn thi đại học ngữ văn 1

12 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

______________________________ ĐỀ 37 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân đồng thời nêu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Câu 2 (3đ) : Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo - một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về truyền thống quý báu này. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Hãy làm sáng tỏ tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với đồng bào miền núi qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ . Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa vừa cụ thể, vừa khái quát của hệ thống nhân vật và hình ảnh rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành . ____________________________ ĐỀ 38 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy tóm tắt tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đồng thời nêu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Câu 2 (3đ) : Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của con người. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Bình giảng đoạn thơ sau : không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la Đàn ghi-ta của Lorca của Thanh Thảo. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích các niềm vui khác nhau của những người trong và ngoài gia đình cụ cố tổ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trong Phụng. _____________________________ ĐỀ 39 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành . Câu 2 (3đ) : Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề ô nhiêm môi trường và trách nhiệm của người dân hiện nay. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Anh (chị) hãy phân tích hình tượng người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và người đàn bà Vợ Nhặt của Kim Lân để làm sáng tỏ nét tương đồng ở họ. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu . ________________________________ ĐỀ 40 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ và nêu chủ đề chính của truyện. Câu 2 (3đ) : “Hiện nay nhiều học sinh hiện nay vẫn sử dụng điện thoại trong lớp học mặc dù nhà trường đã không cho phép”. Hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Từ đoạn trích miêu tả ]diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Anh (chị) hãy phân tích tài năng khác họa tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích bài thơ sau : Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. ( Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, Sđd) ________________________________ ĐỀ 41 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bộ phận : văn học công khai và văn học không công khai trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 – 1945 ? Câu 2 (3đ) : “Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể đánh bại”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông hương qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngoc Tường. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích những giá trị cơ bản của bài văn nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. _________________________________ ĐỀ 42 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu khái quát về tác giả Thạch Lam và những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Câu 2 (3đ) : Từ đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về niềm hạnh phúc khi được sống thực với chính mình và mọi người. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Hãy phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh : Hỡi đồng bào cả nước “ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “ Người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích vai trò của nhân vật Vợ Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân. ___________________________ ĐỀ 43 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy nên ngắn gọn tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu 2 (3đ) : Anh (chị) hiểu như thế nào là một tình bạn đẹp ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích đoạn thơ sau : Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ( trích Tràng Giang của Huy Cận) ___________________________________________ ĐỀ 44 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu xuất xứ và viết đoạn phiên âm bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh. Câu 2 (3đ) : “Nếu cuộc đời là một màn kịch, không may mắn là một diễn viên chính thì tôi xin chon một vai phụ xuất sắc nhất”. Anh (chị) cảm nhận như thế nào câu nói trên ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Vì sao trong tác phẩm Chữ người tử tù tác giả Nguyễn Tuân lại gọi “cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ cảnh tượng trên. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Hãy phân tích nhân vật Từ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao. ____________________________________ ĐỀ 45 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày ngắn gọn con đường thơ của Tố Hữu qua từng thời kì. Câu 2 (3đ) : Từ cuộc đời các nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đời và số phận người phụ nữ xưa và nay. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Hãy phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo khi bị cánh cổng tình yêu sập đóng (Thị Nở từ chối tình yêu). Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích cách sử dụng hình ảnh so sánh và ý nghĩa những hình ảnh trong khổ thơ sau : Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư. Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi. ĐỀ 46 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu nội dung thơ và nghệ thuật thơ Tố Hữu . Câu 2 (3đ) : Từ tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Bình giảng đoạn thơ sau : “ Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miềm Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Hãy phân tích đoạn thơ sau : “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình tran trải khắp muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. ( trích Từ ấy của Tố Hữu) ____________________________________________ ĐỀ 47 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của tác giả Hàn Mặc Tử qua bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ. Câu 2 (3đ) : Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) nêu vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích đoạn thơ sau : “ Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà” ? ( trích Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : “ Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”? __________________________________ ĐỀ 48 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu những thành tựu nổi bậc chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến cách mạng tháng 8 – 1945. Câu 2 (3đ) : “ Thuốc lá là cái bóng đêm bao trùm lấy sức khỏe lẫn sự sống. Hằng năm có đến hàng nghìn người tử vong do thuốc lá” . Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) nêu tác hại của thuốc lá. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện lúc chiều tới trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. _____________________________ ĐỀ 49 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Tác giả của bài thơ sau là ai? Hãy nêu khái quát về cuộc đời, tác phẩm tiêu biểu và những đặc điểm thơ ca chung trong sáng tác : “ Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” . (Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968) Câu 2 (3đ) : Suy nghĩ của anh (chị) về thanh niên hiện nay và internet. II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng dòng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. _____________________________ ĐỀ 50 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày tóm tắt về hoàn cảnh sáng tác, cách kể chuyện và và ý tưởng truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Câu 2 (3đ) : Lời phát biểu của nhac sĩ: “ Năm hai mươi tuổi, tôi nói: Tôi và Mô-da Năm ba mươi tuổi, tôi nói: Mô-da và tôi Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: chỉ có Mô-da”. Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa nhận thức và nhân vật người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao qua nhân vật Hộ và làm rõ tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của tác phẩm. ______________________________ ĐỀ 51 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Nêu ý nghĩa hình ảnh “con tàu” và đại danh “Tây Bắc” trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Câu 2 (3đ) : Vì sao anh (chị) lại yêu thích học bộ môn Ngữ Văn. Hãy trình bày những suy nghĩ của cá nhân mình ? II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Anh (chị) hãy giải thích vì sao tác giả gọi nhân vật bà Hiền là một hạt bụi lấp lánh những ánh vàng của Hà Nội. Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau : “ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng. Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân”. ______________________________ ĐỀ 52 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên. Câu 2 (3đ) : Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90) II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau: “ Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. _____________________________ ĐỀ 53 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Trình bày ngắn gọn về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “sóng” và mối quan hệ giữa hai hình tượng “sóng và em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Câu 2 (3đ) : Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009, tr.91) II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b ) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) : Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) : Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55) “ Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương . Sđd) ________________________________ ĐỀ 41 I. Phần chung (5đ) Câu 1 (2đ) : Hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bộ phận : văn học công khai và văn học không công khai trong giai đoạn từ đầu. Mĩ A. Lin-côn (18 09 - 18 65) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. " (Theo Ngữ văn 10 , Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 13 5). Từ. cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt." (Tác phẩm văn học 19 30 - 19 75, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 19 90, tr. 71) Phân

Ngày đăng: 30/04/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w