CD hien tuong tu nhien

29 139 0
CD hien tuong tu nhien

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. CHỦ ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU 1. Phát triển thể chất: - Biết sử dụng đúng trang phục phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Thực hiện các vận động 1 cách tự tin và khéo léo. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. - Trẻ khéo léo khi vận động bật liên tục qua chướng ngại vật. - Biết phối hợp chân tay khi chạy, nếm xa và nhảy xa. - Phát triển của cơ nhỏ của đôi bàn tay, thông qua các hoạt động xé dán. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ hiểu đặc điểm của mùa hè cũng như đặc điểm mùa mưa ở địa phương: Cây ccối xanh tươi có hoa phượng nở, tiếng ve kêu. - Trẻ biết miêu tả thời tiết trong mùa hè (Mùa mưa). - Biết quan sát so sánh phán đoán sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh. - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết, sinh hoạt của con người thay đổi trong mùa hè (Mùa mưa). - Biết phân loại quần áo theo mùa, có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh - Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với con người và động vật. - Nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn bảo vệ các nguồn nước. - Nhận biết hôm qua, hôm nay và ngày mai - Biết khám phá về các hiện tượng tự nhiên. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Chủ động trong trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì quan sát, nhận xét phỏng đoán. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Trẻ thích đọc thơ và nghe kể chuyện về các hiện tượng tự nhiên - Trẻ có khả năng diễn đạt những hiểu biết của mình về các hiện tượng tự nhiên 1 cách rõ ràng 4. Phát triển tình cảm xã hội: - Trẻ có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. - Có thói quen tự phục vụ bản thân. - Tham gia vào các hoạt động giáo dục 1 cách tích cực 5. Phát triển thẩm mĩ: Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. - Biết vẽ, xé dán 1 số đề tài liên quan đến chủ đề. - Biết làm 1 số thí nghiệm nhỏ với nước. Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện bài thơ… về các hiện tượng tự nhiên, thể hiện cảm xúc sáng tạo trước cái đẹp của 1 số hiện tượng tự nhiên. * Chuẩn bị: - Đới với cô: + Tranh ảnh về chủ đề “Hiện tượng tự nhiên.” + Nguyên vật liệu mở: lon, nắp hộp sữa, hộp giấy, hộp sữa, giấy báo, đĩa, len, xốp, hồ dán, kéo, giấy màu… + Sư tầm tham khảo tài liệu về chủ đề “Hiện tượng tự nhiên.” + Trang trí trong và ngoài lớp theo chủ đề. + Sưu tầm thơ, truyện, về chủ đề “Hiện tượng tự nhiên.” - Đối với trẻ: + Nguyên vật liệu mở: Hộp sữa, bìa cat tông …. Để trẻ tạo ra sản phẩm. + Keo kéo giấy màu… + Tranh ảnh về các nghề nghiệp từ họa báo. - Đối với phụ huynh: + Phối hợp phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu cho lớp hực hiện chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” + Chú ý đến chế độ ăn của trẻ. + Dạy cho trẻ biết về “Hiện tượng tự nhiên.” trong cuộc sống. Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. MẠNG NỘI DUNG: Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Nước Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm của nước, ánh sáng, không khí, - Biết được lợi ích của nước, ánh sáng, không khí,… - Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Biết bảo vệ, giũ gìn để nguồn nước luôn trong sạch… Mùa hè Mục đích yêu cầu - Trẻ biết thời tiết của mùa hè nắng nóng, oi bức. - Biết những loại quần áo trong mùa hè. Biết bảo vệ sức khỏe trong mùa hè… - Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người như cây cối, con vật trong mùa hè. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Nước * Hoạt động 1: - Truyện: Giọt nước tí xíu. Hoạt động 2: - Sự kì diệu của nước. *Hoạt động 3: - Hát vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với” *Hoạt động 4: - Vẽ mưa. *Hoạt động 5: - Xác định phải trái so với đối tượng khác. *Hoạt động 6: -Ném đích thẳng đứng. * Hoạt động 7: -Trò chơi chữ h k *Hoạt động 8: - TCVĐ: Trời mưa - TCHT: Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn. Mùa hè * Hoạt động 1: Thơ: Trưa hè Truyện: Sơn tinh, thủy tinh *Hoạt động 2: - Mặt trời mặt trăng và các vì sao - Đồ dùng và quần áo mùa hè - *Hoạt động 3: - Hát vận động bài “Nắng sớm” - “ Bé và trăng” *Hoạt động 4: - Vẽ về biển. - Xé dán thuyền trên biển *Hoạt động 5: - Đếm đến 10-NB nhóm có10ĐT- CS 10. - NBMQH hơn kém trong phạm vi 10. * Hoạt động 6 : - Bật xa 45 cm, ném xa bằng 1 tay. - Bật liên tục 5-6 vòng, lăn bóng 5m. *Hoạt động 7: -Tô chữ h k - LQ chữ p,q.Trò chơi chữ p q *Hoạt động 8: TCVĐ: - Mưa to, mưa nhỏ - Nhảy qua suối nhỏ. TCHT: - Làm nổi 1 vật chìm - Nam châm sẽ hút gì. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1: NƯỚC Thực hiện từ ngày 28/2 đến ngày 4/3/2011 Thờigian Hoạt động Thứ Hai 28/2/2011 Thứ Ba 1/3/2011 Thứ Tư 2/3/2011 Thứ Năm 3/3/2011 Thứ Sáu 4/3/2011 Đón trẻ. TDBS HMTCĐG -Cùng trò chuyện với trẻ về các nguồn nước. -ĐT hô hấp 4- Tay 4- Chân 4- Bụng 4- Bật 4. -Họp mặt trò chuyện về chủ điểm. Hoạt động có chủ đích Văn học MTX Q Â nhạc Tạo hình LQV T T.Dục LQCViết Truyện: Giọt nước tí xíu. Sự kì diệu của nước Hát vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với” Vẽ mưa ( ĐT) Xác định phải trái so với đối tượng khác Ném đích thẳng đứng Trò chơi chữ h k Hoạt động ngoài trời -HĐCC: Nước đá biến đi đâu -TCVĐ: Trời nắng, trời mưa. Hoạt động góc. 1.Góc phân vai: - Gia đình - Bán nước giải khát. 2. Góc XD: -Xây dựng hồ nước, bể bơi. 3. Góc sách: Xem sách tranh ảnh về các nguồn nước. 4 .Góc nghệ thuật: Vẽ các nguồn nước - Hát các bài hát có trong chủ đề. 5. Góc thiên nhiên: Cho trẻ làm thí nghiệm với nước về sự hòa tan. Hoạt động chiều - TCVĐ: Trời mưa - TCHT: Nước ở đâu bay hơi nhanh hơn - ôn, hoạt động góc - Nêu gương cuối ngày Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. KẾ HOẠCH TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG NHÁNH 1: NƯỚC Thực hiện từ ngày 28/2 đến ngày 4/3/2011 HỌP MẶT – TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐIỂM I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết kể lại những công việc đã làm qua 2 ngày nghỉ - Được nghe cô kể câu chuyện “Chị Hằng Nga” - Trẻ biết lắng nghe cô kể công việc của cô… - Trò chuyện cùng cô về các nguồn nước và ích lợi của nước. - Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức giúp đỡ cô và gđ, biết tiết kiệm nước và sử dụng nước sạch. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh các nguồn nước, hình ảnh ông trăng. III/ HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” 2. Nội dung : * Họp mặt : + Gọi trẻ lên kể những công việc đã làm qua ngày nghỉ. - Vậy các con có giúp gì cho gia đình nhân ngày nghỉ học không? Cho trẻ lên kể. Tuyên dương những cháu biết giúp đỡ mẹ, động viên nhắc nhở những cháu chưa có tinh thần giúp đỡ cần cố gắng hơn nữa làm những công việc vừa sức để mẹ đỡ đi sự vất vả vì mẹ cũng nhiều việc lắm… + Cô kể câu chuyện : - Để thưởng các con chăm chỉ làm những công việc nhỏ cô kể cho các con nghe câu chuyện“Chị hằng Nga”. Kết hợp tranh ông trăng. Ông trăng thường xuất hiện vào ban đêm, đầu tháng chị hằng Nga còn phải học nên ít làm việc giúp mẹ nên trăng thường nhô lên chỉ bằng cái lưỡi liềm, đến khi giữa tháng chị Hằng Nga đi học về sớm lại chăm chỉ làm nhiều việc giúp mẹ nên mặt trăng vui sướng lắm và tròn trịa như cái đĩa, Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” -Nghe cô giới thiệu -Lần lượt từng trẻ lên kể 3 – 4 trẻ kể. -Nghe cô kể câu chuyện Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. cuối tháng chị Hằng Nga lại bận rộn không giúp được mẹ nhiều nên mẹ phải thức khuya làm việc vì thế mà mẹ xuất hiện rất muộn, đó chính là chuyện của chị Hằng Nga. Giáo dục trẻ học tập chị luôn giúp đỡ mẹ, vì mẹ cũng nhiều việc vất vả nếu chúng ta phụ giúp mẹ những công việc nhỏ thì mẹ có thời gian nghỉ ngơi. + Cô kể lại những công việc của cô: GV kể lần lượt từng công việc như đi chợ, giặt đồ lau nhà, nấu cơm, cho con ăn, dạy con học, cho gà ăn trồng rau…Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ cha mẹ cô giáo và mọi người những việc vừa sức. + Cô đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan: - Bé ngoan: Cháu ngoan ngoãn lễ phép, kính trên nhường dưới đoàn kết bạn bè. - Bé sạch: Cháu sạch sẽ gọn gàng, giữ gìn VS. - Bé chăm: Đi học đều hăng say phát biểu XD bài đạt 4-5 lần cờ / tuần. * Trò chuyện về chủ điểm : - Các con biết nước có ở những đâu? - Nguồn nước nào thuộc nước sạch? - Nước có những lợi ích gì đối với đời sống con người cũng như cỏ cây hoa lá? - Nếu thiếu nước con người sẽ ra sao? Cô tóm lại nước rất cần cho sinh hoạt của con người cũng như con vật và cây cối, con người thường sử dụng những nguồn nước sạch như nước giếng, nước khoan, còn nước sông, suối, biển là nguồn nước bị ô nhiễm, nước biển là nhóm nước mặn, làm được muối ăn, nước ngọt là nước sông, suối, giếng…GD trẻ biết bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm trong khi sử dụng nước. 3. Kết thúc : - Cho cả lớp hát. -Nghe cô kể những công việc của cô đã làm qua ngày nghỉ -Trẻ đọc các tiêu chuẩn bé ngoan. -Cùng trò chuyện về những nguồn nước. -Cả lớp hát “cho tôi đi làm mưa với”.  Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. THỂ DỤC BUỔI SÁNG ĐT: HÔ HẤP 4– TAY 4– CHÂN 4 – BỤNG 4 - BẬT 4 I/ YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ tập các động tác trong BT phát triển chung, đi theo các kiểu kiễng gót khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân.… 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập đúng các động tác và đi theo các kiểu chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ thường xuyên tập TDBS cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: GV tham khảo kỹ ĐT để dạy trẻ, đĩa nhạc theo trường. 2. Đồ dùng của trẻ: Giầy thể dục. III/ HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ *Hoạt động 1: Khởi động. -Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “Trời nắng trời mưa” đi theo các kiểu đi. Cô đi ngược chiều quan sát trẻ. * Hoạt động 2: Trọng động. + BT phát triển chung: Cho trẻ tập đúng động tác theo nhạc. - Động tác hô hấp 4: Ngửi hoa. Đứng tự nhiên: làm động tác giả gắt hoa bằng hai tay rồi đưa lên mũi ngưởi hít hương thơm của hoa. Sau khi hít vào thì phát những âm thanh dài a,a,a…( để thở ra). - Động tác tay 2: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ngang, gập khủyu tay ngón tay cham vai. +TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. +Nhịp 1: Bước chân trái lên một bước nhỏ, chân phải kiểng gót, tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa. +Nhịp 2: Gập khuỷu tay ngón tay chạm vai. +Nhịp 3: Như nhịp 1 +Nhịp 4: Về TTCB. -Trẻ đi kiễng gót nghiêng bàn chân, khom người -Đội hình 3 hàng ngang. - Trẻ tập 2 x 8 nhịp -Tập 2 x 8 nhịp CB. TH Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. - Động tác chân 2: Bước khuỵu một chân sang bên, chân kia thẳng. +TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống hông. +Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra trước, lên cao, trọng tâm dồn chân phải. +Nhịp 2: Về TTCB. +Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, lên cao +Nhịp 4: Về TTCB. +Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên. - Động tác bụng 4: Cúi gập người về trước, hai tay đan sau lưng. +TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. +Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, hai tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau lòng bàn tay hướng lên trên. +Nhịp 2: Cúi gập người về trước. Ưỡn lưng( thân người vuông góc vớ chân), tay đưa cao về phiá sau chân thẳng. +Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cuối sâu hơn. +Nhịp 4: Về TTCB. +Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên. Đổi chân. - Động tác bật 3: Bật luân phiên chân trước chân sau. +TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống hông. +Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước chân phải ra phía sau. +Nhịp 2: Bật ngược lại chân trái ra phía sau chân phải ra phía trước. +Nhịp 3: Như nhịp 1. +Nhịp 4: Về TTCB. +Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên. *Hoạt động 3: Hồi tĩnh. -Tập 2 x 8 nhịp CB.4 1. 3 2 -Tập 2 x 8 nhịp CB.4 1.3 2 -Tập 2 x 8 nhịp CB .4 TH .1.2.3 -Cả lớp đi nhẹ nhàng.  Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 1: NƯỚC Thực hiện từ ngày 28/2 đến ngày 4/3/2011 I/ YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Trẻ được chơi theo ý thích ở các góc đạt kết quả. 2. Kỹ năng: Nhằm tạo cho trẻ thích hoạt động góc. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ đoàn kết chơi theo đúng góc, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Chơi xong cất đúng vào nơi quy định. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Đồ dùng đồ chơi phong phú phù hợp. Sắp xếp các góc gọn đẹp. 2. Chuẩn bị của trẻ: Cung cấp kiến thức cho trẻ về một số cây xanh và môi trường sống, cây lương thực. III/ HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định –gây hứng thú: - Cô cùng trẻ múa hát bài “Lý cây xanh”. - Cô nói theo ai –theo ai. - Cô dẫn trẻ đi Quan sát các góc chơi. - Cô giới thiệu góc và cách chơi. - Cho trẻ thoả thuận nhận góc chơi. - Cho trẻ hát 1 bài đi đến góc chơi. * Hoạt động ở các góc: 1.Góc phân vai: - Gia đình - Bán nước giải khát. 2. Góc XD: -Xây dựng hồ nước, bể bơi. 3. Góc sách: -Xem sách tranh ảnh về các nguồn nước. 4 .Góc nghệ thuật: Vẽ các nguồn nước - Hát các bài hát có trong chủ đề. 5. Góc thiên nhiên: -Cho trẻ làm thí nghiệm với nước về sự hòa tan. - Cô Quan sát trẻ chơi nhắc nhở trẻ chơi tốt nhận xét trẻ chơi khen trẻ. - Cô giáo dục trẻ đoàn kết, giữ gìn đồ dùng sử dụng xong cất đúng nơi quy định. * Kết thúc - Cô khen lớp, nhóm-cá nhân. - Cả lớp hát bài “Em yêu cây xanh.” - Cả lớp hát. - Theo cô-theo cô. - Trẻ Quan sát góc chơi. - Trẻ nhận góc chơi. - Trẻ tiến hành công việc ở các góc chơi. - Trẻ cất đồ dùng. - Cả lớp hát.  Lớp: Lá Trung tâm GV: Hồ Thị Yến Vâng. . qua ngày nghỉ. - Vậy các con có giúp gì cho gia đình nhân ngày nghỉ học không? Cho trẻ lên kể. Tuyên dương những cháu biết giúp đỡ mẹ, động viên nhắc nhở những cháu chưa có tinh thần giúp đỡ. sạch sẽ gọn gàng, giữ gìn VS. - Bé chăm: Đi học đều hăng say phát biểu XD bài đạt 4-5 lần cờ / tu n. * Trò chuyện về chủ điểm : - Các con biết nước có ở những đâu? - Nguồn nước nào thuộc nước. sẵn và hàng ngày cho trẻ theo dõi rồi đưa ra kết luận nước ở đồ vật nào bay hơi nhanh hơn. Cô tuyên dương những trẻ suy đoán đúng. Sau đó cô tóm lại sự suy đoán của trẻ là chính xác vì những

Ngày đăng: 29/04/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan