1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

cảm nhận về thời gian của XD trong khổ 2 của vội vàng

24 18,3K 178

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, sống hết mình v

Trang 1

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình yêu” Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa

xuân, tuổi trẻ Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ

và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, thời gian cuộc đời:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua

Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm”

II THÂN BÀI

1 Khái quát: Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên,

sự sống Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc Đoạn thơ ta phân tích nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng” Ở đoạn này thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian

Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi

Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian

Cách thức trình bày của Xuân Diệu là “chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa; đồng thời bộc bạch quan niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc Đoạn thơ ( từ câu 14 đến câu 24, có thể đến câu 28 ) với giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn

Trang 2

trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên nhiên đã chứa đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan niệm “thời gian tuần hoàn” bằng một câu thật dứt khoát: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”.

Như vậy, Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến tính” Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn Cho nên tâm trạng nhân vật trữ tình mới

có thoáng nỗi buồn và nỗi hoài nghi.

2 Nội dung cần phân tích, cảm nhận:

a Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ Cái ta đang

có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.

b Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian Tức là lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Trang 3

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”

Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần) “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôi cũng mất”

Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao

độ (tới – qua, non –già, rộng – chật, xuân tuần hoàn, – tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua

là qua mãi Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân Ta nghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ

“Giục giã”:

“Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn

Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến

Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành

Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh

Trang 4

Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ”

Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân

đã “thức nhọn giác quan” để sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mà “say”, “thâu”, “hôn”, “cắn” cho kỳ hết những hương nồng của tuổi trẻ ?

c Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao Sự tàn phai không chỉ đến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi” Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi Cho nên, thời gian thẫm đẫm hương vị của sự chia lìa Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt” Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó

Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự

Trang 5

đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy Có phải vậy mà Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

d Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì

“mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả “Mau đi thôi” Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng Thế đấy, không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “Thơ tiếc cảnh”:

“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại

Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội vàng” về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ Cũng qua đó để hiểu thêm về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

e Đánh giá chung về quan niệm thời gian:

Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ

ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa Có như thế mới là biết sống Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội Vàng”.

Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về “thời gian tuyến tính” phải sống “Vội Vàng” cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng

Trang 6

Xuân Diệu.

3 Tổng kết nghệ thuật: Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi (nói làm chi, nếu, tiếc…); Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao

độ Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu

Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

BÀI LÀM

“Vội vàng” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập

“Thơ thơ” (1938) Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi,

mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống… cùng với một giọng thơ nồng nhiệt, đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ Đây là đoạn thơ trích trong

Trang 7

phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu:

“… Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua

………

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”.

1 Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân đang tới / nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

Các từ ngữ: “đang tới” với “đương qua”, “còn non” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận Trong hiện tại “đang tới” đã có màu li biệt “đương qua” Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” một cách nói điệu đà, rất thơ Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già” Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm Đó là một ý tưởng rất tiến bộ Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những cách cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạn với cặp mắt xanh non:

“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt…

(…) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”

(“Giục giã”)

Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng Mùa xuân, thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

(“Quả sấu non trên cao”)

2 Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”

Trang 8

Mất ý vị cuộc đời Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

“Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian” “Hảo hoa vô bách

nhật – Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du) “Mỗi năm một tuổi

như đuổi xuân đi…” (tục ngữ) Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái

nghịch lý của đời người Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thơ:

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”.

Xuân của bốn mùa thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân Tuổi trẻ “chẳng

hai lần thắm lại” Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn, trái lại đời

người thì hữu hạn Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch Ai cũng muốn trẻ

mãi không già, ai cũng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

“Tiếc cả đất trời” vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc,

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

Hỡi chàng trai kiều diễm mãi vui ca,

Mười chín tuổi! chẳng hai lần hoa nở!”.

(“Đẹp” – Xuân Diệu)

“Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cũng như “Mười chín tuổi! chẳng

hai lần hoa nở!”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay Có ham

Trang 9

sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy Vì thế không

được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

3 Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua

“mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc và biểu hiện Một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sống trong tình yêu – đó là những ý tưởng rất đẹp,

vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn – “Vội vàng” không nghĩa là sống gấp, như ai đó đã nói.

ĐỀ3: Có ý kiến cho rằng Xuân Diệu là “ Nhà thơ mới nhất trong các

nhà thơ mới” Anh, chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.

BÀI LÀM

Trong nửa sau những năm ba mươi, lá cờ đầu của phong trào “Thơ

mới” được chuyển qua tay Xuân Diệu Xung quanh Xuân Diệu và

Huy Cận (được gọi là nhóm Huy – Xuân) là một loạt thi sĩ, có người

cũ và có mới sáng tác, như Nguyễn Đình Thư, Phạm Hầu, Phan Khắc Khoan, Thu Hồng, Huyền Kiêu, Yến Lan, Tế Hanh… Họ làm

thành dòng chính của “Thơ mới” thời kỳ này Bên cạnh dòng chính

đó, có hai xu hướng thơ mới đáng chú ý hơn cả: “ Thơ điên”( còn

gọi là “Trường thơ loạn” của nhóm thơ Bình Định tập hợp xung quanh Hàn Mặc Tử) và xu hướng thơ được gọi là “tả chân”, chuyên

tả cảnh – trừ Nam Trân đi vào cảnh xứ Huế, còn thì đều tả cảnh quê: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ Đi vào đồng quê nhưng

không chỉ để tả cảnh quê mà còn với cả hồn thơ “chân quê” thì chỉ có Nguyễn Bính, thi sĩ “thơ mới” có công chúng rộng rãi nhất.

Với Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, tiêu biểu

đầy đủ nhất cho thời đại (thời đại chữ “tôi”- NHK thêm) –

cái “tôi” đã thật sự được giải phóng Nó không còn dáng vẻ bỡ

Trang 10

ngỡ, dè dặt trước đó, mà nó phát triển hết sức thành thật, táo bạo những cảm xúc, khát khao của trái tim đang tràn đầy, cháy bỏng của nó Thơ Xuân Diệu là niềm khát khao sống, khát khao đến

cuồng nhiệt Con người ấy muốn uống cạn, một cách vồ vập, “cái

ly tràn đầy sức sống”, – lời Tagore Vội vàng là bản tuyên ngôn sôi

nổi của quan niệm nhân sinh mới mẻ đó Nhưng đồng thời, Xuân Diệu hiểu rất rõ sự trôi chảy của thời gian, sự tàn phai của tuổi trẻ, nỗi bất trắc của cuộc đời Vì vậy, con người yêu sống nồng

nàn ấy luôn “vội vàng”, “giục giã” để tận hưởng cuộc sống Xuân

Diệu muốn đốt lên ngọn lửa trái tim và tuyên chiến quyết liệt với

tình trạng “chết mòn” mà ông gọi là “nỗi đìu hiu của cái Ao Đời

bằng phẳng”:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Không thể không coi đó là một thái độ nhân sinh tích cực: dứt khoát không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, mù tối, vô danh vô nghĩa.

Trong thơ Xuân Diệu toát lên một nhu cầu mãnh liệt: được cảm thông Con người ấy có ý thức về bản ngã, không phải là một

cái “tôi” ấy cần “phơi trải”,“trình bày”, ân cần hơn mọi sự ân cần,

là một tâm hồn khao khát tìm gặp những tâm hồn Nhà thơ trải đi

những hạt “phấn thông vàng” “gởi hương” của lòng mình “cho

gió” bốn phương, mong mỏi đến những tâm hồn đồng cảm.

Con người khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm ấy trở thành một nhà thơ tình cỡ lớn, như một tất tất yếu ! Bởi vì trên đời có gì khiến cho con người cảm thấy được sống đầy đủ, mãnh liệt bằng tình yêu? Không bằng lòng với tình yêu mơ màng, xa xăm như thế lũ hay Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu huy động cả linh hồn

và thể xác, mọi giác quan để hưởng ứng tình yêu một cách vồ vập,

ham hố, luôn“thèm muốn vô biên tuyệt đích” Lần đầu tiên ở Việt

Nam, tình yêu được quan niệm một cách chân thành, táo bạo, mới

mẻ đến thế: Một tình yêu đích thực, vừa rất đỗi trần tục, đậm sắc dục, nhưng đồng thời thật lý tưởng, đòi hỏi trước hết là sự giao hòa tuyệt đối của hai tâm hồn Ngay trong những câu thơ nồng

nàn, đầy nhục cảm trong xa cách (Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi

Trang 11

ngực…) thì trong chiều sâu cảm hứng, chính là niềm khao khát tới

đau đớn sự giao cảm trọn vẹn về linh hồn của con người trong cái cuộc đời lạnh lùng, đẩy mỗi cá nhân vào một hòn đảo cô đơn đó.

Bi kịch của tâm hồn Xuân Diệu cũng chính ở đó Muốn hiến dâng tâm tình chân thành, si mê, thèm khát sự giao cảm với đời,

nhưng đáp lại chỉ là sự hờ hững, lạnh nhạt (nước đổ lá khoai), là

sự cô đơn có tính chất nghiệp dĩ của cái“tôi” Tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát thấm thía: “ đời chúng ta nằm trong vòng

chữ tôi Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu vào càng thấy lạnh (NHK nhấn mạnh)” Là người tiêu biểu đầy đủ nhất

cho cái “Thơ mới” Xuân Diệu là người có thức “đi tìm bề

sâu” nhất và đồng thời rùng mình trước cái lạnh có sớm nhất Đến

Xuân Diệu, tâm trạng cô đơn không còn âm thầm, lặng lẽ như ở người xưa, mà trở thành một cảm giác rất nhục thể, đặc biệt sâu sắc, da diết, thấm thía tận xương tủy:

Em sợ lắm, giá băng tràn mọi nẻo

Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da.

Cái “tôi” đã đào tới tận đáy của nó, nó bỗng cảm thấy tất cả sự

nhỏ bé, trơ trọi của nó trong một thế giới bao la xa lạ Cuối cùng,

nó sợ bắt gặp chính nó:” Chớ để riêng em phải gặp lòng em” – tức

là nó mơ hồ hiểu rằng không thể lấy cá nhân là cứu cánh cho cá

nhân Vậy là, với Xuân Diệu, “Thơ Mới” đã lên tới đỉnh cao để rồi

bắt đầu đi vào khủng hoảng bế tắc.

Khó nói hết vai trò cách tân to lớn của Xuân Diệu đối với thơ ca

Việt Nam khi đó Đúng là “Xuân Diệu là người đã đem đến cho thơ

ca Việt Nam nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan) Cái mới ấy trước

hết là ở một nguồn sống mới, một cách cảm xúc mới, được diễn đạt bằng một giọng điệu, một ngôn ngữ nồng nàn, trẻ trung chưa từng có Đồng thời ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp để

đi sâu vào cái huyền diệu bên trong “của cái tôi”, Xuân Diệu có

những rung cảm tinh tế để cảm thụ và diễn tả những biến thái tế

vi của trái tim và ngoại cảnh Không ít câu chữ trong thơ Xuân

Diệu còn sượng, quá “Tây”, nhưng dần dần, với bút lực sáng tạo

dồi dào, Xuân Diệu đã nhanh chóng đạt đến độ nhuần nhị, tinh tế, vừa mới mẻ thanh tân vừa Việt Nam Nhà nghiên cứu Phạm Thế

Trang 12

Ngũ nhận xét: “ Sau 1940, người ta không còn mè nheo Xuân Diệu

về tật ngô nghê, người ta ngâm nga và bắt chước Thi sĩ qúa đà với tác động mầu nhiệm của thiên tài, vừa giáo hóa mình vừa cảm hóa người, lôi công chúng vào chia sẻ và thưởng ngoạn ngôn ngữ

Tên tuổi gắn liền với Xuân Diệu là Huy Cận và đôi bạn thơ này

trở thành trung tâm của phong trào “Thơ mới” nửa sau những

cả về phương diện nghệ thuật lẫn nội dung Với bài thơ “Vội

vàng”, Xuân Diệu đã cho ta thấy quan niệm nhân sinh mới mẻ và tiến bộ chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Mở đầu bài thơ là ước muốn táo bạo lạ lùng và niềm ngây ngất của tác giả trước mùa xuân cuộc đời Ước muốn táo bạo lạ lùng của thi sĩ được diễn tả bằng thơ ngũ ngôn bình dị mà gần gũi:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

Thơ ngũ ngôn xét về tiết tấu rất gần với lời nói hằng ngày Có lẽ

vì vậy Xuân Diệu đã dùng thể thơ này để thể hiện tuyên ngôn sống của mình Một loạt các điệp ngữ “Tôi muốn”, “đừng”, “cho” cùng kết cấu lặp đi lặp lại đã tạo nên hơi thở dõng dạc, hùng hồn của bản tuyên ngôn Ở đây, cái tôi trữ tình hiện lên đầy kiêu hãnh,

tự hào, muốn chỉ huy cả nắng, gió Động từ “buộc”, “tắt” được sử dụng rất tinh tế diễn tả ước muốn tham lam mà đáng yêu của Xuân Diệu Ước muốn táo bạo, lạ lùng ấy có nguyên nhân sâu xa

từ cái nhìn của nhà thơ về cuộc đời: Với ông, cuộc đời không phải

là bể khổ mà là sắc thắm, hương nồng và ông muốn thu hết vào cõi lòng để tận hưởng Vì quá yêu cuộc đời, ông trở nên ngây thơ

Ngày đăng: 28/04/2015, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w