1/ ĐỀ TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 2/ ĐẶT VẤN ĐỀ * Tầm quan trọng của công nghệ thông tin: Sự bùng nổ của CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. * Các thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu: Thuận lợi: Nhà trường: - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Được sự ủng hộ của các cấp uỷ – UBND – các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Khó khăn: Nhà trường: Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 đến 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. Giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 1 Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức tin học nhưng kiến thức còn hạn hẹp, chưa có chiều sâu cũng như chiều rộng nên việc cập nhật những vấn đề còn hạn chế. Hơn nữa khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. * Lí do chọn đề tài - Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính … Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội. - Trước tình hình công nghệ ngày càng phát triển, nhất là các phần mềm ứng dụng Tin Học. Chính vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy môn tin học cần đặt ra yêu cầu : Soạn, giảng lý thuyết và hướng dẫn thực hành như thế nào để phát huy tính tích cực, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh trong quá trình dạy và học. * Giới hạn nghiên cứu Áp dụng biện pháp nghiên cứu môn tin học cho học sinh ở các khối 3,4,5 của trường tiểu học Võ Thị Sáu. Phương pháp nghiên cứu - Phỏng vấn học sinh khối 3, 4, 5. - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới, kiểm tra thực hành) - Sử dụng bảng biểu đối chiếu. - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. - Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học. 3/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. + Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 2 + Qua các năm tại trường tôi có rút kinh nghiệm và chú ý học hỏi đồng nghiệp trong và ngoài trường để vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp và ngày càng có hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm mà tôi để tâm suy nghĩ thực hiện trong năm học qua. 4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua thực tiễn giảng dạy hơn 3 năm tôi thấy: Môn Tin học là một bộ môn rất mới mẻ, kiến thức thì vô cùng rộng, vả lại cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc học của học sinh. Hơn nữa, là một bộ môn mới đưa vào tiểu học nên phương pháp và chất lượng giảng dạy chưa được tốt. Mặc khác, cơ sở vật chất còn hạn chế, thực tại ở trường được 11 máy tính như vậy 2 đến 3 em thực hành chung trên một máy tính, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành của các em. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 3, 4, 5 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện đề tài Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 48/219 22% Thao tác đúng 78/219 36% Thao tác chậm 72/219 33% Chưa biết thao tác 21/219 9% Tôi được biết, hiện nay đề tài này chưa có ai nghiên cứu. Nhằm khắc phục tình trạng trên, bằng kinh nghiệm của mình tôi đã áp dụng cho lớp tôi dạy thành công. Tôi xin trình bày nội dung thực hiện như sau: 5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tin học là một môn khoa học. Vì vậy, khi hướng dẫn cho học sinh môn tin học thì chúng ta phải dựa trên cơ sở khoa học, nhưng cơ sở nào để học sinh tiếp thu một cách hiệu quả. Dựa trên sự khác biệt của học sinh( sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình, khác biệt về nhận thức, độ tập trung, trí nhớ, thông minh ) từ đó xây dựng các biện pháp dựa trên sự khác biệt của học sinh, các mức độ khác nhau trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh. Hơn nữa, khả năng tư duy tin học của học sinh tiểu học còn rất hạn chế. Các em nhìn nhận vấn đề nào đó thường mang tính độc lập ít tìm đến sự lôgic của nhiều vấn đề. Do đó, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức một cách cụ thể, có cơ sở khoa học. Như vậy việc chiếm lĩnh kiến thức mới đạt hiệu quả và bền vững. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào trong giảng dạy. 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 3 Đối với giáo viên: nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị các thiết bị( máy tính và các thiết bị phần cứng máy tính có liên quan đến bài học). Các yêu cầu đề ra để soạn bài : - Đảm bảo tính hệ thống - Đảm bảo tính thời gian - Đảm bảo nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ , súc tích Ví dụ: Bài 4 : Chuột máy tính (quyển 1- lớp 3) Giáo viên sử dụng chuột máy tính thật để giới thiệu bộ phận con chuột( sử dụng đồ dùng trực quan, không dùng hình ảnh thay thế), giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những nút nào, chức năng của các nút đó, cách đặt tay lên chuột như thế nào? - Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản (khối 4). Giáo viên dạy phần lưu văn bản, khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh sửa, xem hay xóa bỏ. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có( máy tính, các thiết bị phần cứng như: chuột, bàn phím, đĩa cứng, đĩa mềm…) của môn tin học áp dụng vào Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 4 trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành có hiệu quả hơn. Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức cũ đã học, hướng dẫn mẫu cho từng nhóm trước để học sinh quan sát và thực hành bài tốt. 2 Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống. Ví dụ : Ở chương 2, bài 2: Sử dụng bình phun màu, SGK trang 21( quyển 3- lớp 5) Yêu cầu thực hành là vẽ cây cổ thụ sau: Học sinh sử dụng công cụ bình phun màu để thực hành vẽ cây cổ thụ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng công cụ cọ vẽ để vẽ các cành cây, bút chì để vẽ thân cây và công cụ phun màu để vẽ lá và công cụ tô màu, kết hợp thực hiện sao chép thành hai cây cổ thụ và lưu bức tranh lại( kiến tức này đã đựơc học ở lớp 4). Ngoài ra giáo viên khuyến khích học sinh áp dụng các kỹ năng đã học trong môn mĩ thuật để trình bày, trang trí cho cây cổ thụ đẹp hơn, thông qua bài học thì học sinh sẽ yêu quý và biết bảo vệ thiên nhiên hơn. 3. Xây dựng lớp học tự quản trong giờ thực hành Đối với môn tin học, mỗi tuần học 2 tiết nên việc học sinh đi từ lớp học đến phòng học tin thường gây mất trật tự nhất là tiết học thực hành nên ở tiết học tin thì công việc đầu tiên và quan trọng nhất là ổn định lớp. Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao, các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 5 Ngay từ đầu năm học. Từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong giờ học lý thuyết cũng như thực hành. Tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung của lớp cũng như các trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, giáo viên cần gần gũi với học sinh, trực tiếp hỏi về gia đình, bản thân học sinh. Khi xếp chỗ cho học sinh trong gìơ lý thuyết cũng như thực hành, chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, những học sinh học yếu, hiếu động, học sinh cá biệt. Trong giờ thực hành giáo viên cũng xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh trung bình để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong việc giữ kỉ luật của lớp. Nếp tự quản: - Giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. - Giáo viên cần chọn ra một số học sinh nổi trội hơn trong lớp để làm nòng cốt, mỗi lớp khoảng từ 1 đến 2 em. Trong giờ thực hành, giáo viên khi ra bài tập xong, giáo viên sẽ làm mẫu lần đầu sau đó sẽ mời em học sinh nổi trội này thực hành lại trước lớp, sau đó các em này sẽ giúp giáo viên hướng dẫn cho các bạn trong thực hành. Áp dụng phương pháp này thì các em sẽ nhanh tiếp thu bài và nhớ lâu hơn, vì các em trao đổi với nhau, giúp nhau trong học tập. “ Học thầy không tày học bạn ”, dù giáo viên có nhiệt tình, tận tụy, cởi mở bao nhiêu thì nhiều em HS vẫn còn “ngại hỏi” trong học tập, vả lại một GV cùng lúc thì khó có thể quan sát và trả lời được hết tất cả các em trong lớp. Đối với Tin học, kiến thức là vô tận nên phương pháp này là một phương pháp hay trong quá trình học tập của các em. Ví dụ: Trong lớp 4, bài sao chép văn bản thì trong SGK chỉ trình bày cách: Chọn phần văn bản cần sao chép, sau đó nháy chuột vào nút sao, đưa con trỏ chuột đến nơi cần sao chép và nháy chuột vào nút dán. Trong khi đó, để sao chép văn bản ta có thể thục hiện: - Vào Edit chọn copy, vào Edit chọn Paste - Nhấn phím CTRL-C, CTRL- V Nếu GV giới thiệu cả 3 cách trên thì GV sẽ không đủ thời gian để truyền đạt hết, nên nếu thực hiện phương pháp này thì sẽ rất tốt vì nhiều em HS nhà có máy tính nhiều em biết được 2 phương pháp này, khi lên lớp các em sẽ trao đổi, em học khá sẽ giúp các em yếu nắm vững hơn với nội dung thực hành. - Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm: theo vị trí máy) trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát thao tác và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được thì em học sinh nổi trội sẽ Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 6 hướng dẫn, trường hợp gặp vướng mắc nào đó mà em học sinh nổi trội không xử lí được thì giáo viên lại hướng dẫn cho em đó và trước lớp để rút kinh nghiệm - Trong giờ học thực hành giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn thực hành cho học sinh xong rồi thì chỉ theo dõi, nhận xét các hoạt động của lớp, để cho các em tự lực thực hành, tự khám phá, sáng tạo trong giờ học, giáo viên không làm thay các công việc của học sinh, việc giữ gìn trật tự và hướng dẫn giao cho các em giỏi đã chọn. - Nếu GV đến giờ thực hành để mặc cho HS tự làm không có làm mẫu trước thì sẽ tốn nhiều thời gian mà kết quả lại không cao. Sau mỗi giờ học, giáo viên có rút kinh nghiệm lớp nhận xét, tuyên dương hay nhắc nhở các nhân, các nhóm thực hiện tốt trong giờ học. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân. 6/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Sau khi thực hiện chuyên đề Tỷ lệ tăng, giảm Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 48/219 22% 78/219 36% Tăng: 14% Thao tác đúng 78/219 36% 87/219 40% Tăng: 4% Thao tác chậm 72/219 33% 52/219 24% Giảm: 9% Chưa biết thao tác 21/219 9% 0/219 0% Giảm: 9% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. 7/ KÕt luËn Qua 3 năm giảng dạy môn Tin học, khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học, học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm bài và thực hành cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học môn Tin học, tạo Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 7 thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài đúng theo yêu cầu và có sáng tạo trong bài học. Bài học - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú cho học sinh tiếp thu bài. - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ… - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. - Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 3,4,5. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. 8/ ĐỀ NGHỊ - Môn Tin học ở tiểu học là bộ môn hết sức mới do vậy và phân phối chương trình chưa có sự thống nhất, phần lớn là dựa vào điều kiện của từng trường mà tự xây dựng kế hoạch riêng, việc này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình dạy học nên đề nghị cấp trên có chỉ đạo chặt chẽ hơn. - Tuy được trường và các cấp cũng như các bậc phụ huynh quan tâm đến bộ môn tin tuy nhiên số lượng máy hiện nay vẫn còn ít so với số lượng học sinh trong các lớp điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh. Kính đề nghị các cấp lãnh đạo hỗ trợ thêm máy tính cũng như cá tài liệu tham khảo và các thiết bị dạy học. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu, tổ Chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tôi có được các phương pháp dạy môn Tin học ngày càng tốt hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! Núi Thành, ngày 20 tháng 02 năm 2011 Người viết Trần Thị Anh Đào Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 8 9/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Nghiên cứu từ SGK, SGV quyển 1,2,3 của Bộ giáo dục và đào tạo 2/ Nghiên cứu từ các bài viết SKKN của giáo viên tin học cấp 1, cấp 2 trên Violet.vn 10/ MỤC LỤC 1) Tên đề tài Trang 1 2) Đặt vấn đề Trang 1 3) Cơ sở lí luận Trang 2 4) Cơ sở thực tiễn Trang 3 5) Nội dung nghiên cứu Trang 3 6) Kết quả nghiên cứu Trang 7 7) Kết luận Trang 7 8) Đề nghị Trang 8 9) Tài liệu tham khảo Trang 9 HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU XÉT DUYỆT Giáo viên thực hiện: Trần Thị Anh Đào Trang 9 . thực hành Đối với môn tin học, mỗi tuần học 2 tiết nên việc học sinh đi từ lớp học đến phòng học tin thường gây mất trật tự nhất là tiết học thực hành nên ở tiết học tin thì công việc đầu. tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT,. ngày càng phát triển, nhất là các phần mềm ứng dụng Tin Học. Chính vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy môn tin học cần đặt ra yêu cầu : Soạn, giảng lý thuyết và