1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CÁC nước ĐÔNG NAM á – THỐNG NHẤT và đa DẠNG

26 3,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 884,06 KB

Nội dung

Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG 4 - Phân tích được nguyên nhân, điều kiện của sự thống nhất và đa dạng của của các nước trong khu vực Đông Nam Á; - Trình bày được

Trang 1

2 Chủ đề 2: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG (4

- Phân tích được nguyên nhân, điều kiện của sự thống nhất và đa dạng của của các nước trong khu vực Đông Nam Á;

- Trình bày được sự hợp tác khu vực hiện nay và lợi ích chung của các nước trong khu vực;

- Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập;

- Nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác trong giai đoạn hiện nay

B Nội dung chính của chủ đề

- Sự thống nhất và đa dạng về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á

- Những nét giống và khác nhau về dân cư giữa các nước trong khu vực

- Sự tương đồng và đa dạng về lịch sử, văn hóa, kinh tế của các nước trong khu vực (từ quá khứ đến hiện tại)

- ASEAN: sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á

C Chuẩn bị

1 Đối với GV

- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học

- Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận

- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (SGK, sách GV, sách tham khảo, danh mục tài liệu, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh )

- Máy chiếu (nếu có)…

Trang 2

2 Đối với HS

- Sách, vở, đồ dùng học tập

- Các tư liệu cần tìm hiểu

D Gợi ý hình thức tổ chức/ phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

Tùy vào điều kiện cụ thể mà GV có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

- Dạy học dự án (HS được giao các nhiệm vụ theo nhóm và tự tìm kiếm, thu thập,

xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày sản phẩm của mình);

- Dạy học trên lớp, HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV Có thể vận dụng nhiều phương pháp/ kĩ thuật như nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, trực quan…

E Gợi ý các hoạt động dạy học

PHƯƠNG ÁN 1: DẠY HỌC TRÊN LỚP, HS TỰ HỌC DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA GV

I HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Hoạt động 1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, dân cư và những ảnh hưởng từ bên ngoài – cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á

- Phân công công việc cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam Á, rút ra những

điểm chung và khác biệt giữa các nước trong khu vực;

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về dân cư (dân số, chủng tộc ) ở Đông Nam Á;

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về những ảnh hưởng từ bên ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) đối với sự phát triển các quốc gia Đông Nam Á;

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về những ảnh hưởng từ bên ngoài (các nước phương Tây) đối với sự phát triển các quốc gia Đông Nam Á;

- Tài liệu học tập: Ngoài tài liệu trong SGK (môn Lịch sử và Địa lí), trong quá trình chuẩn bị bài giảng, GV nên tìm hiểu và cung cấp thêm tài liệu học tập cho HS1.

- Các nhóm báo cáo kết quả:

+ Đại diện các nhóm 1, 2, 3, 4 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm

+ Các thành viên của nhóm và các nhóm khác bổ sung ý kiến

1

GV tham khảo ở phần Phụ lục

Trang 3

+ GV tập hợp các ý kiến, bổ sung và kết luận nội dung

- Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV Các nhóm giữ lại bài thảo luận và có bổ sung

để làm tư liệu học tập cho các thành viên của nhóm

Hoạt động 2 Tìm hiểu về các thời kì lịch sử Đông Nam Á từ thời kì đầu công nguyên đến nay – đặc điểm chung và sự đa dạng về lịch sử của các nước trong khu vực

- Nhiệm vụ của các nhóm đôi:

+ HS đọc SGK và các tài liệu tham khảo

+ Thảo luận và điền vào Phiếu học tập (ở phần Phụ lục)

- Báo cáo kết quả:

+ GV chọn một số nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả

+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến

- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và kết luận về nội dung

- HS sửa chữa và bổ sung vào Phiếu học tập

Hoạt động 3 Tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á

a) GV:

- Cung cấp tài liệu cho HS (bài đọc Văn hóa Đông Nam Á ở phần Phụ lục và các tài liệu liên quan)

- Chia thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc, thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi:

1 Trình bày các thành tựu văn hóa vật chất của các nước Đông Nam Á Chỉ ra sự thống nhất và đa dạng trong đời sống văn hóa vật chất của cư dân khu vực này

2 Trình bày các thành tựu văn hóa tinh thần của các nước Đông Nam Á Chỉ ra sự thống nhất và đa dạng trong đời sống văn hóa vật chất của cư dân khu vực này

3 Những nhân tố nào tạo nên sự thống nhất trong văn hóa các nước Đông Nam Á? + Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về Văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á, trả lời câu hỏi 1 và 3

+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu về Văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á, trả lời câu hỏi 2 và 3

Trang 4

b) HS đọc thông tin bài đọc Văn hóa Đông Nam Á (ở phần Phụ lục), thảo luận và ghi vào vở câu trả lời

c) Kết luận nội dung

- Các nhóm HS trình bày câu trả lời

- Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến

- GV bổ sung, tổng kết nội dung

Hoạt động 4 Tìm hiểu về các hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Nam Á

a) GV:

- Yêu cầu cá nhân HS đọc SGK (Lịch sử và Địa lí, lớp 8 và lớp 9), kết hợp với đọc thông tin từ bài đọc “Văn hóa Đông Nam Á”, GV cung cấp thêm tài liệu cho HS tham khảo và yêu cầu HS trả lời cho các câu hỏi:

+ Hoạt động kinh tế chính của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại và phong kiến là gì?

+ Nền kinh tế các nước Đông Nam Á trong bối cảnh sau khi giành được độc lập dân tộc như thế nào? Các nước Đông Nam Á đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó? + Sự phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á tiêu biểu hiện nay

b) HS tham khảo SGK, tài liệu và trả lời câu hỏi

c) Trình bày kết quả

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

- HS khác bổ sung

- GV bổ sung, kết luận về nội dung

Hoạt động 5 Tìm hiểu về ASEAN

a) GV

- Yêu cầu các nhóm đôi đọc SGK (Lịch sử và Địa lí, lớp 8 và lớp 9), GV có thể cung cấp thêm tài liệu cho HS tham khảo và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày quá trình thành lập ASEAN

+ Trình bày hoạt động của ASEAN qua các thời kì lịch sử

+ Sự hợp tác của ASEAN hiện nay như thế nào?

b) HS tham khảo SGK, tài liệu và trả lời câu hỏi

Trang 5

c) Trình bày kết quả

- GV yêu cầu một số nhóm HS trả lời các câu hỏi HS khác bổ sung

- GV bổ sung, kết luận về nội dung

Kết luận:

1 Cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á

- Đông Nam Á là một khu vực bao gồm cả phần lục địa và hải đảo, hầu hết các nước

đều giáp biển Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm quanh năm nên động thực vật phát triển đa dạng Các nước có mạng lưới sông

ngòi dày đặc và ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân

- Cư dân: toàn bộ cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit Phương nam, tiểu chủng này được hình thành do sự hỗn dung giữa 2 đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit

Từ tiểu chủng này phân hóa thành các tộc người khác nhau ở Đông Nam Á

- Các nước Đông Nam Á đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước phương Tây trong quá trình phát triển của lịch sử

2 Các thời kì lịch sử Đông Nam Á

- Đầu công nguyên đến thế kỉ X: thời kì hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến

+ Ăn uống: Gạo có vai trò quan trọng nhất trong bữa cơm hàng ngày, bên cạnh đó còn

có rau, thịt, cá Các món ăn thường có gia vị cay

+ Trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với nam

là đóng khố cởi trần

+ Nhà ở: chủ yếu là ở nhà sàn Bên cạnh đó, các tộc người thường có “ngôi nhà chung”

Trang 6

+ Phương tiện đi lại: chủ yếu đi lại bằng thuyền

- Văn hóa tinh thần:

+ Chữ viết: nguồn gốc chữ viết được sáng tạo từ chữ Ấn Độ hoặc chữ Trung Hoa, đến thời hiện đại, có những quốc gia chuyển sang hệ chữ La-tinh

+ Tín ngưỡng – tôn giáo: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo với hầu hết các tôn giáo lớn: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Đạo Hindu Bên cạnh đó còn tồn tại các tín ngưỡng truyền thống: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên

+ Lễ hội: Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề chính là cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả sản xuất nông nghiệp tốt đẹp

- Điều kiện tạo nên sự thống nhất của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á:

+ Điều kiện tự nhiên: khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật luôn phong phú; nhiều sông ngòi kênh rạch và gần biển;

+ Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh

tế nông nghiệp lúa nước, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên

+ Đều chịu ảnh hưởng ít hoặc nhiều từ văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nước phương Tây

4 Kinh tế Đông Nam Á:

- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu từ thời kì cổ đại

- Sau khi giành được độc lập, các nước đều tiến hành công nghiệp hóa để đưa đất nước thoát khỏi sự yếu kém, lạc hậu về kinh tế và lệ thuộc vào nước ngoài

5 Tìm hiểu về ASEAN:

- 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN) được thành lập tại Băng-cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Malaysia Đến năm 1999, ASEAN có 10 thành viên bao gồm các nước Đông Nam Á (trừ Đông Timo)

- Các nước tăng cường hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội, xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển

Trang 7

II HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1 Chỉ trên bản đồ Các nước Đông Nam Á (Hình 1):

- Kể tên các quốc gia Đông Nam Á hiện nay;

- Kể tên những nước giáp biển, nước không giáp biển, những nước quần đảo và bán đảo ở khu vực Đông Nam Á

- Kể tên thủ đô các nước Đông Nam Á

Hoạt động 2 Quan sát Hình 2 và Hình 3, trả lời câu hỏi:

- Đây là những lễ hội gì? Ở đâu? Mô tả về lễ hội trong từng bức tranh

- Đặc điểm chung của hai lễ hội này là gì?

Hoạt động 3 Quan sát biểu đồ (Hình 4) và trả lời câu hỏi:

- Phân tích sự tăng trưởng GDP năm 2012 và xu hướng tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 đến 2016 Rút ra nhận xét

- GV đưa ra chủ đề chung HS cần tìm hiểu: “Đông Nam Á – Thống nhất và đa dạng”

- GV và HS cùng xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề HS hứng thú, sao cho đảm bảo được mục tiêu của chủ đề

Với chủ đề này, GV và HS có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau2:

+ Tiểu chủ đề 1: Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên ngoài – cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á

+ Tiểu chủ đề 2: Tính thống nhất và đa dạng về lịch sử các nước Đông Nam Á

+ Tiểu chủ đề 3: Tính thống nhất và đa dạng về văn hóa các nước Đông Nam Á

2

GV và HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề

Trang 8

+ Tiểu chủ đề 4: Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á + Tiểu chủ đề 5: ASEAN - sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực

Đông Nam Á

Sau khi xác định các tiểu chủ đề, các HS có cùng sở thích có thể tìm hiểu một chủ

đề (GV cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác nhau)

Hoạt động 2 Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc

- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu VD:

+ Tiểu chủ đề 1: “Điều kiện tự nhiên, cư dân và ảnh hưởng từ bên ngoài – cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:

và khác biệt

• Ảnh hưởng từ bên ngoài đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á (ảnh

hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc, các nước phương Tây)

+ Tiểu chủ đề 2: “Tính thống nhất và đa dạng về lịch sử các nước Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:

Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X;

tín ngưỡng dân gian, lễ hội)

• Những điểm tương đồng và đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, chữ viết, lễ hội, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại của cư dân các nước Đông Nam Á

Trang 9

+ Tiểu chủ đề 4: “Tính thống nhất và đa dạng về kinh tế các nước Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:

nền kinh tế, các hướng đi trong phát triển kinh tế )

• Sự đa dạng về phát triển kinh tế (con đường tiến hành, thời điểm, kết quả ) + Tiểu chủ đề 5: “ASEAN - sự thống nhất và hợp tác cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á” cần giải quyết các vấn đề:

- GV và HS và các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi

có thể tìm kiếm nguồn tư liệu để thực hiện dự án: thư viện (sách, báo, tạp chí ), Internet, bảo tàng Trong quá trình tìm kiếm, HS cũng có thể bổ sung thêm nguồn tài liệu GV nên hướng dẫn HS cách khai thác, trích dẫn nguồn tài liệu3

- Các nhóm phân công công việc cho các thành viên Có thể phân công theo hai cách: phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại (bản văn, bản

đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê ) hoặc phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng

hợp thông tin theo nội dung của đề cương

Hoạt động 3 Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công Dự kiến kế hoạch thực hiện (2 tuần)

Thời gian Công việc

Trang 10

- Thu thập tài liệu: sách báo, tạp chí, tranh ảnh; các báo cáo và các kết quả điều tra

về tự nhiên, dân số, kinh tế Nguồn tư liệu được khai thác chủ yếu qua thư viện, Internet

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu: các thành viên của nhóm sau khi hoàn thành phần thu thập tài liệu sẽ cùng nhau báo cáo kết quả về công việc của mình với các thành viên trong nhóm

- Xử lí thông tin tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm Trong quá trình đó, thành viên của từng nhóm sẽ trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Thảo luận: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận để hoàn thiện và viết báo cáo cuối cùng

Hoạt động 4 Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình về tiểu chủ đề của nhóm

- Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản tổng hợp về chủ đề: Các nước

Đông Nam Á – thống nhất và đa dạng

1 Cơ sở cho tính thống nhất và đa dạng của Đông Nam Á

- Đông Nam Á là một khu vực bao gồm cả phần lục địa và hải đảo, hầu hết các nước

đều giáp biển Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm quanh năm nên động thực vật phát triển đa dạng Các nước có mạng lưới sông

ngòi dày đặc và ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân

- Cư dân: toàn bộ cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit Phương nam, tiểu chủng này được hình thành do sự hỗn dung giữa 2 đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit

Trang 11

Từ tiểu chủng này phân hóa thành các tộc người khác nhau ở Đông Nam Á

- Các nước Đông Nam Á đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước phương Tây trong quá trình phát triển của lịch sử

2 Các thời kì lịch sử Đông Nam Á

- Đầu công nguyên đến thế kỉ X: thời kì hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến

+ Ăn uống: Gạo có vai trò quan trọng nhất trong bữa cơm hàng ngày, bên cạnh đó còn

có rau, thịt, cá Các món ăn thường có gia vị cay

+ Trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với nam

là đóng khố cởi trần

+ Nhà ở: chủ yếu là ở nhà sàn Bên cạnh đó, các tộc người thường có “ngôi nhà chung” + Phương tiện đi lại: chủ yếu đi lại bằng thuyền

- Văn hóa tinh thần:

+ Chữ viết: nguồn gốc chữ viết được sáng tạo từ chữ Ấn Độ hoặc chữ Trung Hoa, đến thời hiện đại, có những quốc gia chuyển sang hệ chữ La-tinh

+ Tín ngưỡng – tôn giáo: Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo với hầu hết các tôn giáo lớn: đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa, Đạo Hindu Bên cạnh đó còn tồn tại các tín ngưỡng truyền thống: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên

+ Lễ hội: Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề chính là cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả sản xuất nông nghiệp tốt đẹp

- Điều kiện tạo nên sự thống nhất của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á:

+ Điều kiện tự nhiên: khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật luôn phong phú; nhiều sông

Trang 12

ngòi kênh rạch và gần biển;

+ Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh

tế nông nghiệp lúa nước, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên

+ Đều chịu ảnh hưởng ít hoặc nhiều từ văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nước phương Tây

4 Kinh tế Đông Nam Á:

- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu từ thời kì cổ đại

- Sau khi giành được độc lập, các nước đều tiến hành công nghiệp hóa để đưa đất nước thoát khỏi sự yếu kém, lạc hậu về kinh tế và lệ thuộc vào nước ngoài

5 Tìm hiểu về ASEAN:

- 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN) được thành lập tại Băng-cốc (Thái Lan) với 5 thành viên: Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Malaysia Đến năm 1999, ASEAN có 10 thành viên bao gồm các nước Đông Nam Á (trừ Đông Timo)

- Các nước tăng cường hợp tác về kinh tế, văn hóa và xã hội, xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển

F Gợi ý kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào nội dung của chủ đề để lấy điểm cho phù hợp với môn Lịch sử hoặc môn Địa lí

- Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan Căn

cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá

- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: chú ý đánh giá khả năng tư duy tổng hợp; thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huống của HS…

- Cần tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân

- Đánh giá theo dự án (tham khảo chủ đề 1)

Trang 13

PHỤ LỤC

1 Nội dung các bài liên quan:

Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau:

- Môn Lịch sử:

+ Bài 6 (lớp 7) Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

+ Bài 11 (Lớp 8) Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

+ Bài 20 (Lớp 8) Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

+ Bài 5 (Lớp 9) Các nước Đông Nam Á

- Môn Địa lí:

+ Bài 14 (Lớp 8) Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo

+ Bài 15 (Lớp 8) Đặc điểm dân cư và xã hội Đông Nam Á

+ Bài 16 (Lớp 8) Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

+ Bài 17 (Lớp 8) Hiệp hội các nước Đông Nam Á

2 Phiếu học tập

Phiếu học tập: Lịch sử Đông Nam Á

Hoàn thành vào bảng sau

TT Các thời kì

lịch sử

tiêu biểu trong từng thời kì

Ngày đăng: 28/04/2015, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w