Bình giảng đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử:Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay: Thuyền ai đậu bên sông trăng đó Có chở trăng về kịp
Trang 1Bình giảng đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay:
Thuyền ai đậu bên sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra:
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình cũ có đậm đà?
DÀN Ý
Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ cần bình giảng
Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập Thơ điên của Hàn Mặc Tử
Bài thơ được sáng tác sau khi Hàn Mặc Tử nhận được tấm hình chụp phong cảnh thôn Vĩ Dạ bên bờ sông Hương của Hoàng Cúc Và đó cũng là lúc nhà thơ biết mình đã lâm bệnh hiểm nghèo:
Bài thơ là hình ảnh những kỉ niệm đẹp về Thôn Vĩ, về xứ Huế, và mối tình chỉ còn trong nuối tiếc, xót xa, nhưng đầy thơ mộng, vấn vương Bài thơ có ba khổ thơ Đoạn bình giảng là hai khổ thơ sau
Bình giảng đoạn thơ
Các yếu tố nghệ thuật cần bình giảng:
Giọng thơ, nhịp thơ, lối đối trong những vần thơ:
+ Giọng thơ buồn, nhịp thơ khoan thai gợi buồn:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
và:
Ai biết tình cũ có đậm đà ?
+ Lối đối tạo nên câu thơ cân đối, gợi tả nỗi buồn chia li: “Gió theo lối gió mây đường mày”,
“Dòng nước buồn thiuhoa bắp lay: Hoa bắp lay - nồi buồn thương nhớ không yên
Các hình ảnh gợi cảm, giàu tưởng tượng, liên tưởng:
+ Thuyền chở trăng trên bến sông trăng:
Thuyền ai dậu bến sông trăng đó
Trang 2Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh tuyệt mĩ của trí tưởng tượng - vừa huyền ảo, mông lung việc vận dụng bao kỉ niệm + “Áo em trắng quá nhìn không ra”: Màu trắng của áo, hay “màu” của sự thánh thiện, cao xa, hay
là sự bạc bẽo, mong manh dễ nhận không ra — hay không với
tới
+ “Ở đây sương khói’’ mờ nhân ảnh” : Ở đây là Quy Nhơn hay Huế? “Sương khói" đất trời?
“sương khói” thời gian? Hay “sương khói của nghĩa tình?
Những điệp ngữ và câu hỏi tu từ:
+ “Mơ khách đường xa, khách đường xa”: “Khách đường xa” điệp trong một câu thơ kết hợp với
âm “a” trong “xa" ở cuối câu
+ Từ “ai” xuất hiện 3 lần trong đoạn thơ, trong cả bài là bốn lần: “Vườn ai”, "Thuyền ai”, "Ai biết”,
“Tình ai” Hai khổ thơ, hai câu hỏi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
và:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tất cả đều mơ hồ Hồi không để chờ lời đáp - Vô vọng mà vấn vương Hỏi để cực ta nỗi buồn, thương, nhớ tiếc sâu thẳm, khôn nguôi
Các ý chính về nội dung giảng bình cần nêu:
Có thế bình giảng nội dung kết hợp với bình giảng nghệ thuật)
Gió, mây đôi đường như mối tình chia li mà vương vấn Một nỗi buồn, thương, như lặng lẽ, trống vắng, vừa lắt lay, khuây đáo không yên:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay
Những kỉ niệm trên dòng sông Hương vào những đêm trăng ngày não trờ về lung linh, bồng bềnh trong mộng tưởng Hình ảnh cô gái và con đò ngày nào sống dậy Thuyền em hay “thuyền ai”? Câu hỏi như khác khoải, vừa thân quen vừa xa lạ Thuyền đậu giữa bến sống trăng mà không biết có chở trăng về được hay không? Tác giá kí thác vào hình ảnh huyền ảo mông lung
ấy bao nhiêu vương vấn, xót xa:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Trang 3Khổ thơ cuối của bài thơ là hình ảnh cô gái, người tình, như gần, như xa, như thực, như mơ, vừa thân thiết, vừa xa vời hiện ra như một ảo ảnh trong nỗi niềm “chới với”, của thi nhân:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Vừa như hi vọng, vừa như trách móc Một nỗi buồn, cô đơn như thấm lạnh cả linh hồn:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Quy Nhơn và xứ Huế, chiều về và sáng sớm đều nhiều sương khói Sương khói trong thơ xưa thường gợi nhớ quê hương Sương khói ở đây là sương khói của đất trời, của thời gian hay của tình người? Câu kết của bài thơ là một câu hoi không lời đáp Tình yêu đối với cảnh và người Vĩ
Dạ, xứ Huê đã trở thành xa xăm, chỉ còn trong hoài niệm Nhưng đa tình mà mệnh bạc Suốt đời thi sĩ sống trong cô đơn Bệnh tật Câu thư kết ngưng đọng bao nhiêu buồn thương, nhở tiếc vấn vương