Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần gió
Trang 1Trong số các thi nhân thời Thơ mới
(1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần
cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong
Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước
mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh) Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn
Vĩ Dạ
Nếu nói Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay nhất trong đời thơ Hàn Mặc Tử thì e có phần cứng nhắc và hơi khiên cưỡng, võ đoán nhưng chắc chắn đây là bài thơ nổi tiếng nhất, được đông đảo bạn đọc biết đến nhất Điều ấy có được phần cũng do bài thơ được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông trung học
Đã có nhiều, rất nhiều các nhà nghiên cứu,
Trang 2phê bình văn học kiến giải về Đây thôn Vĩ Dạ Bài viết này tiếp cận ở một góc độ mới: coi thi phẩm như một giấc mơ Một giấc mơ tổng kết cuộc đời Hàn Mặc Tử Chúng ta đều biết bài thơ có xuất xứ từ một bức ảnh Hoàng Cúc gửi tặngHàn Mặc Tử khi biết nhà thơ lâm trọng bệnh Thực tế sau đấy không bao lâu Hàn Mặc Tử qua đời Một trong những thuộc tính của giấc mơ là sự hỗn độn, xuyên thấu thời gian, không gian Trong giấc mơ, chủ thể có thể đi qua nhiều vùng không gian vào những khoảng thời gian khác nhau Trong giấc mơ
có tên Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã đưa người đọc đi ngược về quá khứ, xuôi đến hiện tại và hướng đến tương lai của đời mình
1 Quá khứ tươi đẹp
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Trang 3Chữ về trong câu đầu tiên của khổ thơ gợi
mở không chỉ một cuộc trở về mang ý nghĩa
về mặt không gian (thôn Vĩ) mà còn gợi mở
về mặt thời gian (quá khứ) Đó là sự trở về quãng thời gian tươi đẹp (đã qua) của Hàn Mặc Tử khi nhà thơ sống ở Huế, làm báo và quen Hoàng Cúc Quá khứ tươi đẹp ấy được hiển hiện bằng gam màu xanh chủ đạo Toàn khổ thơ tràn ngập một màu xanh Màu xanh của hàng cau, màu xanh của ruộng vườn, màu xanh của lá trúc Màu xanh, theo quan niệm của người phương Đông, là màu của sự sống, màu của sức sống, màu của sự bình yên, thanh thản Ngoài ra sự xuất hiện của tia nắng trong câu thơ thứ hai cũng là điều khiến chúng ta cần quan tâm Ánh nắng có khởi thủy từ mặt trời Mặt trời từ xưa đến nay, từ đông sang tây đều được coi là biểu tượng của khí dương, của một sự khởi đầu mới Một ngày mới, một tương lai mới đều được ví von bằng sự xuất hiện của ánh sáng, của mặt trời Với việc xuất hiện dày đặc của màu xanh (3
Trang 4trên 4 câu thơ) của ánh nắng báo hiệu sự vầng dương đang hé rạng trong khổ thơ, dường như Hàn Mặc Tử đã kín đáo bộc lộ niềm nuối tiếc về một quá khứ tươi đẹp chưa mấy cách xa Đó là khoảng thời gian Hàn Mặc
Tử còn là chàng trai yêu đời, đầy khát khao hoài bão với những câu thơ trong trẻo, lành mạnh nhưng không kém phần lãng mạn, táo bạo như:
Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Dám ôm hồn cúc ở trong sương.
Ở khổ thơ này cũng không thể không bàn đến hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền Chiếc lá trúc thanh mảnh che khuất gương mặt chữ điền Đó là khuôn mặt của ai, vì sao phải che ngang? Câu hỏi này đã làm bao người bình bài thơ phải lao tâm khổ tứ Có thể nói đây là câu thơ tốn nhiều bút mực nhất của giới nghiên cứu, phê bình văn học Riêng chúng tôi, từ góc nhìn của phân tâm học cho rằng hình ảnh lá trúc và mặt chữ điền là một
Trang 5personal (mặt nạ) của Hàn Mặc Tử trong giấc mộng trở về quá khứ Dẫu là trong mộng nhưng do vẫn bị ám ảnh về bệnh tật và hình hài (xấu xí, gớm ghiếc mà bệnh mang lại) nên Hàn Mặc Tử cần một vật để che chắn khuôn mặt thật của mình Vật đó không gì hợp hơn chiếc lá trúc và mặt chữ điền Lá trúc (cây trúc) tượng trưng cho người quân tử Chữ điền tượng trưng cho sự khôi ngô tuấn tú - hình dạng Đây là hai điều mà mọi chàng trai đều mơ ước có được Hàn Mặc Tử ở thời điểm viết Đây thôn Vĩ Dạ đã bị bệnh tật đánh cắp đi khuôn mặt và người đời ghẻ lạnh, lánh
xa Vậy nên trong hành trình ngược về quá khứ ấy, để tránh những phiền phức mang lại, cách tốt nhất là cải trang với lá trúc và khuôn mặt chữ điền
Những kiến giải trên chúng tôi có sự hợp
lý nhất định trong khuôn khổ của phê bình phân tâm học nếu nhìn từ mối quan hệ giữa khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai Đang từ
Trang 6quá khứ tươi đẹp, sự xuất hiện của mặt nạ (dù đã mang ý đồ che chắn) nhưng vẫn gợi cho chủ thể Hàn Mặc Tử về nỗi đau mình đang phải gánh chịu Lập tức, ý thơ quá khứ tươi đẹp vụt tắt, hiện tại tàn nhẫn ập tới bằng những lời thơ buồn bã
2 Hiện thực ảm đạm
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Thời điểm hiện tại được đánh dấu bằng cụm từ chỉ thời gian tối nay Như đã trình bày
ở trên, hiện tại của Hàn Mặc Tử đượm một màu u tối Các hình ảnh ở hai câu thơ đầu trong khổ đều biểu trưng cho sự không chắc chắn, không chốn tựa nương Gió vô hình, mây vô dạng, dòng nước vô biên, tất cả đều không bờ không bến, không có một sự ổn định như các hình ảnh ở khổ một Đã vậy
Trang 7nhưng thứ vô hình, vô định dạng ấy lại không gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng rời rạc và xa nhau như chưa từng gắn kết Gió mây vốn quấn quýt với nhau nay chia xa Dòng nước trôi buồn bã, hoa bắp lay nhẹ nhàng càng nhuốm vẻ ảm đạm, thê lương Sự xuất hiện của ánh sáng cũng không làm tình hình sáng sủa hơn Ánh sáng của nắng đã biến mất thay vào đó là ánh sáng của mặt trăng Mặt trăng
là biểu tượng của khí âm do đó ánh sáng phát
ra từ mặt trăng gợi nhiều đến sự huyền ảo hơn là sức sống như mặt trời Khí dương mất, khí âm thịnh Rõ ràng đây là những dấu hiệu báo điềm không hay Trong bối cảnh ấy, con người xuất hiện qua đại từ phiếm chỉ ai với lời khẩn cầu và mong ngóng, da diết: Có trở trăng về kịp tối nay càng làm cho không gian nhuốm thêm màu buồn Cũng viết về nỗi mong ngóng vầng trăng và con đò, trong Bến
My Lăng, Yến Lan viết: Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách/ Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng Chàng kỵ mã trong thơ Yến Lan dù ở
Trang 8gọi đò gọi đò như hối hả/ Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi vẫn làm chủ được tình huống, vẫn còn có quyền (trách cứ) người lái
đò mải say trăng đầu gối sách còn tâm tư người gọi đò, chờ đò trong khổ thơ này của Hàn Mặc Tử thật tội nghiệp, yếu đuối Dường như con người ấy không còn biết bấu víu vào đâu, không còn biết tin ai trên cõi đời này nữa Có lẽ chỉ ở trong tâm trạng ấy, nhà thơ mới có sự mong ngóng, van vỉ với lời lẽ da diết làm thương cảm lòng người đến thế
Hiện thực u ám đó đưa chủ thể lang bạt trong giấc mơ đến tương lai Đáng buồn thay
đó lại là:
3 Tương lai u ám
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
Trang 9Màu sắc chủ đạo trong khổ thơ là sắc trắng Trước nhất, màu trắng từ áo người em gái: Áo em trắng quá nhìn không ra Một màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết của người con gái Với những người trong mộng của mình, Hàn Mặc Tử luôn có ý nghĩ trong sáng, tôn thờ một cách thánh thiện như vậy Nhưng đến câu thơ thứ ba, sắc trắng chuyển sang ý nghĩa khác hẳn: Đó là màu của tang tóc, thê lương Nhà nghiên cứu Đặng Tiến trong bài viết Hàn Mặc Tử và bài thơ thôn Vỹ
đã có nhận xét rất tinh rằng: “chữ nhân ảnh có nghĩa là hình bóng người xưa, một chút nghĩa
cũ đang mờ dần nhạt dần với thời gian Nhưng hiểu rộng ra, trong kinh Phật, nó còn diễn tả kiếp sống mong manh, có có không không Các cụ sẽ xem câu thơ đây là điềm dữ cho tác giả, một câu thơ “trệ”, báo hiệu việc không may.” Sắc trắng trong câu thơ thứ ba
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh mang âm hưởng của sắc trắng trong Viếng hồn trinh nữ của Nguyễn Bính:
Trang 10Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi
Đem đi một chiếc quan tài trắng
Và những vòng hoa trắng lạnh người.
Như vậy là Hàn Mặc Tử đã dự biết được
về kết cục không mấy tốt đẹp đang chờ mình
ở tương lai Nên không phải ngẫu nhiên màu trắng chiếm gam màu chủ đạo trong khổ thơ này Cũng ở khổ thơ cuối ở đây không còn ánh sáng Mặt trời và mặt trăng đều biến mất Khí âm và khí dương đều không còn Ánh sáng giờ đây chỉ là màu trắng nhợt nhạt thông qua màn sương khói
Và đến câu cuối cùng: Ai biết tình ai có đậm đà là một tiếng thở dài của con người đã
ý thức được cái kết cục của đời mình Câu kết
ấy gợi cho chúng ta nhớ đến tiếng thở dài của Nguyễn Du: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Nhưng bên cạnh cảm giác buồn đau đáu như câu thơ của
Trang 11bậc đại thi hào, Ai biết tình ai có đậm đà còn
dư vị trách móc, dỗi hờn, ai oán của một số phận nghiệt ngã Một lời hờn dỗi làm người đọc nhói lòng
Giờ đây khi Hàn Mặc Tử đã đi xa được mấy chục năm Chuyện của nhà thơ với những người trong mộng là câu chuyện riêng Còn với chúng ta, thế hệ đi sau có thể nhận thức
rõ được một điều rằng: tình cảm bạn đọc dành cho nhà thơ và những thi phẩm của ông, trong đó có bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tuyệt phẩm này thật sự là đậm đà Hàn Mặc Tử giờ không còn phải trải niềm đau trên giấy mong manh nữa Niềm đau ấy được thế hệ sau hiểu
và cảm thông, hòa đồng Ngày ngày ở ngôi
mộ của thi nhân bên Quy Nhơn vẫn có lớp lớp người yêu thơ đến viếng Và ngày ngày ở đâu đó trên dải đất hình chữ S này, ai đó vẫn cất giọng ngâm những Mùa xuân chín, Bẽn lẽn, Đây thôn Vĩ Dạ
Trang 12Tôi nghĩ họ Hàn nơi thế giới bên kia cũng thấy
ấm lòng