1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề đề nghị HKI 10 - 11

4 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

Phòng GD – ĐT Bình Tân CÂU HỎI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ Trường THCS Tân Thành Môn: Sinh học 8 I. Phần trắc nghiệm: 1. Chức năng của mô biểu bì là : A. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể . C. Co dãn và che chở cho cơ thể . B. Bảo vệ , nhận kích thích và tiết các chất . D. Bảo vệ, hấp thụ và tiết các chất. 2. Mô thần kinh có chức năng : A. Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau . C. Giúp các cơ quan hoạt động dễ dàng. B. Điều hòa hoạt động các cơ quan . D. Nâng đỡ , liên kết các cơ quan . 3. Cung phản xạ gồm các nơron: A. Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm. B. Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron cảm giác. C. Nơron trung gian, nơron li tâm, nơron vận động. D. Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron liên lạc. 4. Nơron có chức năng: A. Cảm ứng, bảo vệ. B. Cảm ứng, nâng đỡ. C. Cảm ứng, dẫn truyền. D. Cảm ứng, hấp thụ. 5. Cột sống có chức năng là: A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng. B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực. C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động. D. Bảo đảm cho cơ thể vận động được dễ dàng. 6. Máu gồm các thành phần cấu tạo. A. Tế bào máu và huyết tương. C. Prôtêin, lipit, muối khoáng. B. Nguyên sinh chất, huyết tương. D. Huyết tương và các chất hòa tan. 7. Môi trường trong gồm: A. Máu, huyết tương. C. Máu, nước mô, bạch huyết. B. Bạch huyết, máu. D. Các tế bào máu, chất dinh dưỡng. 8. Vai trò của môi trường trong là: A. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. B. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài. C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất. D. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. 9. Loại bạch cầu nào tham gia vào quá trình thực bào? A. Bạch cầu trung tính. B. Bạch cầu ưa axít. C. Bạch cầu ưa kiềm. D. Bạch cầu limphô. 10. Hoạt động nào là hoạt động của bạch cầu limphô B? A. Tiết kháng thể. C. Tự tiết prôtêin bảo vệ cơ thể. B. Thực bào bảo vệ cơ thể. D. Không tham gia hoạt động. 11. Bạch cầu limphô T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh bằng cách nào? A. Tiết men phá huỷ màng. C. Dùng chân giả tiêu diệt. B. Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu. D. Tiết kháng thể. 12. Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A.Hồng cầu B.Bạch cầu C.Tiểu cầu D. Đại bạch cầu. 13. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O, A, B vì A. Nhóm máu AB , hồng cầu có cả A và B . C. Nhóm máu AB ít người có. B. Nhóm máu AB huyết tương không có βα , . D. Không có nhóm máu AB. 14. Hệ tuần hoàn gồm: A. Động mạch , tĩnh mạch và tim . C. Tim và hệ mạch. B. Tâm nhĩ , tâm thất , động mạch , tĩnh mạch. D. Tim, hệ mạch và máu. 15. Máu lưu chuyển trong toàn bộ cơ thể là do: A. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch . C. Cả A và B đúng. B. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể. D. Cả A và B sai. 16. Điểm xuất phát của hệ bạch huyết là : A. Mao mạch bạch huyết . C. Mao mạch bạch huyết ở các cơ quan trong cơ thể. B. Các cơ quan trong cơ thể . D. Mao mạch máu ở các cơ quan trong cơ thể. 17. Huyết áp cao nhất là ở: A. Động mạch phổi. B. Động mạch chủ. C. Động mạch nhỏ. D. Tĩnh mạch chủ. 18. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là: A. Người lớn tuổi nên động mạch bị xơ cứng. C. Lao động nặng, lo lắng, hồi hộp…. B. Do ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật và muối. D. Cả A, B, C đúng. 19. Phòng tránh bệnh cao huyết áp cần: A. Huyết áp cao lâu ngày dân đến suy thận, tăng áp lực máu. B. Làm tăng áp lực máu, thường xuyên tập thể thao, lao động vừa sức, hạn chế ăn muối. C. Thường xuyên tập thể thao, lao động vừa sức; hạn chế ăn muối, uống rượu, hút thuốc. D. Làm tăng áp lực máu, thường xuyên tập thể thao, uống rượu, hút thuốc. 20. Cấu tạo tế bào ở người có đặc điểm khác so với tế bào thực vật là: A. Không có vách tế bào. C. Không có chất tế bào. B. Không có màng sinh chất. D. Không có nhân. 21. Cho công thức công của cơ như sau: A = F x s. Một người kéo một vật nặng 5 kg từ một nơi thấp lên cao 10 mét thì công cơ sinh ra là bao nhiêu? A. 50 jun. B. 100 jun. C. 500 jun. D. 1000 jun. 22. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân chủ yếu gây mỏi cơ là: A. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ. B. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi. C. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2. D. Thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ. 23. Trong thành phần của máu, các tế bào máu chiếm thể tích là: A. 45 %. B. 55 %. C. 90 %. D. 10 % 24. Trong thành phần của máu, huyết tương chiếm thể tích là: A. 45 %. B. 55 %. C. 90 %. D. 10 % 25. Cấu tạo tim người có: A. 2 ngăn. B. 3 ngăn có vách hụt. C. 3 ngăn hoàn chỉnh. D. 4 ngăn hoàn chỉnh. 26. Câu nào sau đây không đúng: A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ. B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu trong động mạch. D. Máu di chuyển một chiều từ động mạch  tâm thất  tâm nhỉ. 27. Sự thông khí ở phổi do : A. Lồng ngực nâng lên hạ xuống . C. Thay đổi thể tích lồng ngực . B. Cử động hô hấp hít vào thở ra. D. Cả A,B,C đúng. 28. Các chất trong thức ăn gồm : A. Chất vô cơ, chất hữu cơ, muối khoáng . C. Chất vô cơ, chất hữu cơ . B. Chất hữu cơ, vitamin, prôtêin, lipit . D. Chất hữu cơ, nước và muối khoáng. 29. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng là : A. Prôtêin, tinh bột, lipit . C. Prôtêin , tinh bột, hoa quả . B. Tinh bột chín . D. Bánh mì, dầu thực vật . 30. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hoá học và lí học ở dạ dày : A. Prôtêin. B. Gluxit . C. Lipit . D. Khoáng . II. Phần tự luận: 1. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể như thế nào? Đáp án: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: - Thực bào : Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá. - Tế bào limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn. - Tế bào limphô T : Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng phân tử prôtêin đặc hiệu. 2. Hoạt động tiêu hoá ở ruột non như thế nào? Đáp án: * Biến đổi lý học : - Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với các dịch tiêu hoá (dịch ruột, dịch mật, dịch tuỵ). - Các khối lipit được tách thành những giọt lipit nhỏ (nhũ tương hoá). * Biến đổi hoá học: Ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, protein) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin, axit béo, axit amin). 3. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp? Đáp án: - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân gây hại : + Xây dựng môi trường trong sạch (trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi …). + Không hút thuốc lá . + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi. + Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. 4. Các chất dinh dưỡng đã hấp thụ được vận chuyển về tim như thế nào? Gan có vai trò gì? Đáp án: - Theo đường máu là : Đường, axit béo, glyxêrin, axit amin, các vitamin tan trong nước, muối khoáng nước . - Theo đường bạch huyết là : axit béo, glyxêrin và các vitamin tan trong dầu ( A, D, E, K ). - Vai trò của gan : Điều hoà nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định và khử độc. 5. Trình bày đặc điểm của bộ xương người tiến hoá hơn bộ xương thú? Đáp án: - Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động bằng tay. - Hộp sọ phát triển. - Lồng ngực nở rộng sang hai bên. - Cột sống cong ở 4 chổ. - Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. 6. Nêu cách sơ cứu người bị gãy xương cẳng tay? Đáp án: - Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy. - Lót vải mềm gấp dày hoặc bông gòn vào các chỗ đầu xương. - Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. - Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ. - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. 7. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể như thế nào? Đáp án: - Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của sự chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm 2 mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau là đồng hoá và dị hoá. - Đồng hoá là quá trình tổng hợp chất từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích luỹ năng lượng . - Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. - Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể . 8. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch như thế nào? Đáp án: - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu. - Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch ( do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). - ở động mạch : Vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch. - Ở tĩnh mạch: máu vận chuyển nhờ: + Co bóp của các cơ quan thành mạch. + Sức hút của lồng ngực khi hút vào. + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Van 1 chiều 9. Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Đáp án: - Huyết tương: Có các chất dinh dưỡng, hooc môn, kháng thể, chất thải nên tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể . - Hồng cầu : Có huyết sắc tố ( Hb ) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về phổi. 10. Cấu tạo và chức năng của bộ xương người như thế nào? Đáp án: a. Thành phần : Bộ xương gồm: - Xương đầu :gồm xương sọ và xương mặt . - Xương thân : + Xương cột sống : nhiều đốt khớp lại , có 4 chỗ cong . + Xương lồng ngực : gồm xương sườn nối với xương ức tạo thành lồng ngực . - Xương chi : gồm + Xương chi trên: xương đai vai và xương tay. + Xương chi dưới: xương đai hông và xương chân. b. Chức năng: - Nâng đỡ cơ thể có hình dạng nhất định. - Là chỗ bám cho cơ giúp cơ thể vận động . - Bảo vệ cơ thể. Tân Thành, ngày 30 tháng 11 năm 2010 Giáo viên Nguyễn Huỳnh Bảo Lộc . động bằng tay. - Hộp sọ phát triển. - Lồng ngực nở rộng sang hai bên. - Cột sống cong ở 4 chổ. - Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Chi trên có khớp. xương cẳng tay? Đáp án: - Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy. - Lót vải mềm gấp dày hoặc bông gòn vào các chỗ đầu xương. - Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. - Dùng băng y tế quấn. ruột non như thế nào? Đáp án: * Biến đổi lý học : - Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với các dịch tiêu hoá (dịch ruột, dịch mật, dịch tuỵ). - Các khối lipit được tách thành những giọt lipit

Ngày đăng: 28/04/2015, 00:00

w