1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015

450 595 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2015 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức đang diễn ra ở Nghệ An trong 2 ngày (21, 2242015). Tham gia Diễn đàn có nhiều chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách của Quốc hội, Chính phủ và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Nội dung chủ yếu của Diễn đàn là đánh giá hiện tình kinh tế đất nước, xác định những rào cản và khiếm khuyết để từ đó đề ra những chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, thay đổi thể chế kinh tế nhắm tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

1 PHN 1  -  2 KINH T VI: T PGS.TS. Trng s Vin Kinh t Vit Nam ng GDP Hình 1.1n 2010-: %) Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Hình 1.2ng kinh t n 1990-2014 9.5 8.4 8.5 5.5 6.0 6.4 6.8 7.8 3 4 5 6 7 8 9 10 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1990-2010 Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. 3 Tăng trưởng năm 2014 vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước” (H.1.1). Điểm nhấn là tăng trưởng bất ngờ ở quý 3 (6.07%) và quý 4 (6.96%) làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơn hẳn so với 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (H.1.2). Trong mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so với năm trước. Bng 1.1ng theo ngành (%)      Tổng số 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0.47 0.66 0.4 0.48 0.61 Công nghiệp và xây dựng 3.2 2.32 2.15 2.09 2.75 Dịch vụ 3.11 2.91 2.7 2.85 2.62 Hình 1.3. ng GDP theo ngành (%) Ngành nông nghip Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 cao hơn so với 3 năm trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, một 4 thực tế của ngành này là nhập khẩu đầu vào lớn, bao gồm giống, thiết bị vật tư, thuốc trừ sâu, nguyên liệu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu của toàn bộ ngành trong 11 tháng năm 2014 ước tính 19.78 tỷ USD. Điều này chứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng trong nước bị phụ thuộc ngày càng nhiều từ bên ngoài. Nhiều mặt hàng nông sản (chè, cà phê, cao su), thủy hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá basa) xuất khẩu ra thị trường thế giới với sản lượng lớn nhưng “không bền vững” do chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Nông nghiệp nói chung vẫn chủ yếu phát triển “quảng canh”, chưa thật rõ định hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Tuy năm 2014 đánh dấu sự chuyển hướng trong tái cơ cấu ngành, song xu hướng chi phối vẫn là “sản lượng cao, tiêu tốn nhiều nguồn lực, chất lượng thấp và giá trị gia tăng thấp”. Điểm sáng của ngành là đã có những đột phá mạnh trong ứng dụng rộng rãi khoa học kĩ thuật, công nghệ cao, với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp. Xu hướng tuy mới bắt đầu nhưng có khả năng lan tỏa nhanh. Ngành công nghip Hình 1.4. Ch s qun tr mua hàng PMI, % Nguồn: HSBC Sản xuất công nghiệp năm 2014 phục hồi đáng kể ở tất cả các nhóm ngành. Tính cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 7.6% so với năm 2013, cao hơn nhiều mức tăng 5.9% của năm 2013. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 10% so cùng kỳ năm 2013. Tính cả năm 2014, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến 5 tăng 12%, thấp hơn cùng kỳ 2013 là 0.87 điểm %. Chỉ số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm (Hình 1.4). Các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy điều kiện kinh doanh trong nước đang được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, về thực chất, nền công nghiệp nước ta là nền công nghiệp định hướng phi công nghệ 1 . Theo báo cáo của Bộ KHCN năm 2012, phần lớn các doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Khoảng 80%-90% công nghệ Việt Nam đang sử dụng là ngoại nhập. 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1950-1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao chỉ 2% so với 31% của Thái Lan, 51% của Malaysia, 73% của Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với công nghệ, ít có động lực sáng tạo; còn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng không quan tâm tới nghiên cứu phát triển vì vấn đề này được thực hiện tại công ty mẹ. Các công ty này chỉ chú trọng khai thác nguồn nhân lực và nguyên liệu rẻ của Việt Nam. Chính vì vậy, ở Việt Nam, ngành công nghiệp phụ trợ khó có thể phát triển, chủ yếu “khiêm tốn” đảm nhận công đoạn “công nghệ thấp” - gia công và lắp ráp. Năm 2014, ngành xây dựng bắt đầu hồi phục. Nhiều dự án giao thông được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các dự án đường cao tốc, các dự án phát triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA. Điển hình như dự án: Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, cầu Nhật Tân - nối sân bay Nội Bài, nhà ga T2 Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi. Nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, đặc biệt là phân khúc nhà chung cư giá trung bình và rẻ. Thị trường vật liệu xây dựng không có biến động lớn, góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Mặc dù vậy, đó chỉ là quá trình phục hồi chậm chạp. Tình trạng nợ đọng xây dựng từ những năm trước của các doanh nghiệp vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngành dch v 1 . Trong báo cáo đánh giá Khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo được công bố tại Hội thảo quốc tế “ Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá tổ chức sáng tạo” vào ngày 25/11/2014, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định: “Năng lực KHCN ở Việt Nam còn yếu và hệ thống đổi mới sáng tạo còn non trẻ, manh mún. Điều này không có lợi cho phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói chung”. Mức đầu tư cho nghiên cứu ở Việt Nam quá thấp, chỉ chiếm 0.2%-0.3% GDP. Ngoài ra, trong khi ở nhiều nước, khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp nhiều cho đầu tư đổi mới KHCN (trên 80%), thì ở Việt Nam diễn ra một xu thế ngược khi mà đầu tư cho phát triển từ nguồn vốn Chính phủ chiếm hơn 90%, chỉ còn lại 10% từ khối doanh nghiệp tư nhân. Điều đáng nói là qua nghiên cứu, WB cho rằng hệ thống đổi mới sáng tạo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn hiện đại chỉ mới manh nha. Còn 6 Tính cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945.2 nghìn tỷ đồng, tăng 10.6% so với năm 2013 (loại trừ yếu tố giá, tăng 6.3%), cao hơn mức 5.5% của năm 2013. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014, khu vực FDI có mức tăng trưởng cao nhất (16,9%), trong khi kinh tế Nhà nước chỉ tăng 9.6%; kinh tế ngoài Nhà nước tăng 10.5%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch tăng trưởng khá, cả năm đạt 381.8 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với 2013. Tính chung năm 2014, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 7874.3 nghìn lượt, tăng 4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10.6% của năm 2013. Một nguyên nhân quan trọng là căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây ra. Dịch vụ vận tải hành khách năm 2014 ước đạt 3058.5 triệu lượt khách, tăng 7.6% và vận tải hàng hóa năm 2014 ước tính đạt 1066.6 triệu tấn, tăng 5.6% so với năm 2013. Xut nhp khu Năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại, ước tính khoảng 2 tỷ USD. 7 Hình 1.5. Kim ngi hàng hóa theo khu vc kinh t, t USD Nguồn: Tổng cục Hải quan Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101.6 tỷ USD, chiếm 67.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15.2%. Về nhập khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 84.5 tỷ USD, chiếm 57.1% tổng kim ngạch và tăng 13.6% so với năm 2013. Tuy nhập khẩu lớn, nhưng khu vực FDI (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu ở mức cao (17.1 tỷ USD, so 13.7 tỷ USD năm 2013), còn khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu với 15 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, nhưng thị trường nhập khẩu còn quá tập trung. Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi nhập khẩu tới 29% giá trị từ riêng Trung Quốc.  Năm 2014, tỷ trọng đầu tư/GDP nhích lên một chút so với năm 2013, gia tăng về quy mô vốn ở cả 3 khu vực. Về cơ cấu đầu tư, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng xu hướng giảm rõ rệt hơn. Tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng trong khi FDI lại giảm so với năm trước (Hình 1.6, 1.7). Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi. Số vốn đổ vào thị trường BĐS tăng gấp 3 lần so với năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 14,493 tỷ USD, chiếm 71.6% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực bất động sản đạt hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 12.6%; ngành xây dựng đạt gần 1,06 tỷ USD, chiếm 5.2%; các ngành còn lại đạt gần 2.14 tỷ USD, chiếm 10.6%. Bng 1.2n 2007-2014 ( %) 8 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Đầu tư/GDP 42.7 38.2 39.2 38.5 34.6 33.5 30.4 31 Tăng trưởng GDP 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 Nguồn : Tổng cục thống kê (GSO) Hình 1.6 và 1.7. u vn phân theo ngành kinh t  Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) ng vic làm Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012 và 2013 như tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt hơn năm trước. Do đó, nên kinh tế cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 1.6 triệu lao động, tăng 3.6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1.494 triệu lao động, đạt 98.8% kế hoạch, tăng 2.7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106 ngàn người 2 . Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54.48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51.3%; lao động nữ chiếm 48.7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53.0 triệu người. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46.6% tổng số (năm 2013 là 46.8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21.4% (năm 2013 là 21.2%); khu vực dịch vụ chiếm 32.0% (năm 2013 là 32%). Số người có việc làm năm 2014 tăng cao hơn so với năm 2013. 2 Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 về lĩnh vực lao động và người có công do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 22/1. 9 Hình 1.8. S i có vi Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015) Mặc dù số việc làm mới nền kinh tế tạo ra lớn hơn năm trước nhưng đó chỉ là dấu hiệu tích cực về mặt số lượng. Chất lượng việc làm mới vẫn thấp và thiếu bền vững. Số việc làm từ khu vực doanh nghiệp chưa có sự đột biến về số và chất lượng. Trong năm 2014, số lượng lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị giải thể vẫn rất lớn. Cả nước có 67823 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp mới thành lập là 74842, lớn hơn số doanh nghiệp giải thể nhưng số lượng việc làm mới tạo ra có thể thấp hơn số việc làm mất đi. Các doanh nghiệp mới thành lập thường tạo ra chỗ làm mới bấp bênh hơn những doanh nghiệp cũ có thời gian dài hoạt động ổn định. Hình 1.9. S i có vic làm t 15 tui tr lên theo v th vic làm (%) 10 Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015) Như vậy, số việc làm mới tạo ra phần lớn vẫn trong khu vực phi chính thức hoặc lao động tự làm. Năm 2014, lao động dịch chuyển chậm từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp (chỉ 0.2% lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp) trong khi lao động ngành dịch vụ giữ nguyên. Số lao động làm công ăn lương vẫn chỉ chiếm số lượng thấp và gần như không thay đổi so với năm 2013, chiếm khoảng 35% lực lượng lao động. Còn lại trong nền kinh tế hầu hết là lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương. V tht nghip và thiu vic làm Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thường thấp. Người lao động phải tìm việc bằng mọi cách nhằm đảm bảo sinh kế của bản thân và gia đình. Thông thường, họ chấp nhận làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức hoặc chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức để có thu nhập. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thường ở mức rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%, trong đó khu vực thành thị là 3.43%, thấp hơn mức 3.59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1.47%, thấp hơn mức 1.54% của năm 2013. Lao động thất nghiệp chủ yếu trong độ tuổi thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15-24 tuổi năm 2014 là 6.3%, cao hơn mức 6.17% của năm 2013 (TCKT, 2015). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.45%, thấp hơn mức 2.74% của năm 2012 và 2.75% của năm 2013. Trong đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Cụ thể, năm 2014 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 1.18%; khu vực nông thôn là [...]... Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô TÌNH HÌNH KINH TẾ QUÍ I/ 2015 V NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN Ử L CHO 9 TH NG CÕN L I – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TS Lê Đình n Ngu n i m Đ c rung tâm th ng tin v o u c gia I Kinh tế thế giới Kinh tế vĩ mô quốc tế Những số liệu cập nhật về tăng trưởng kinh tế cuối năm 2014 và cả2 tháng đầu năm 20145 nhìn chung cho thấy chiều hướng phục hồi chậm hơn dự báo và không đồng đều của kinh tế toàn cầu... kinh tế khó khăn, tăng trưởng thấp, sản xuất bị thu hẹp do những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và quá trình tái cơ cấu mới đang được triển khai, thì việc lạm phát được kiểm soát ở mức thấp đã đóng vai trò quan trọng để duy trì ổn 7 Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm 19 định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh. .. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2014 Năm 2014, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố bất chấp nhiều biến động lớn về kinh tế - chính trị toàn cầu Chỉ số giá CPI bình quân cả năm chỉ tăng 4.09%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu của Quốc hội và là mức thấp nhất trong nhiều năm qua Đặt trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đầy biến động, bao gồm khủng 3 Suy thoái kinh tế, nhưng... báo và không đồng đều của kinh tế toàn cầu sẽ còn tiếp diễn trong năm 2015 Đáng lưu ý là giá dầu mỏ thế giới cũng như giá đồng đô la diễn biến khó lường sẽ tác động đến các nền kinh tế của thế giới 1 Mỹ Sản xuất công nghiệp của Mỹ tháng 2 tăng 0,1% so với tháng 1 /2015 Con số này khả quan hơn mức giảm 0,3% của tháng trước đó Nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông đã khiến cầu về các thiết bị liên quan tăng, trong... Metro trên toàn cầu, nhằm cải thiện lợi nhuận trong năm tài chính 2014 -2015 Có nhiều quan điểm cho rằng Metro Cash&Carry buộc phải rút khỏi thị trường Việt Nam vì thất bại trong kinh doanh, cũng có thể do nền kinh tế Việt Nam đã mất động lực, môi trường kinh doanh không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Nguồn: Châu Anh (2015) , Anh Hoa (2014) 2.3 Chính sách tài khóa Luật Đầu tư Công có quy... đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Kết quả đạt được là rõ ràng và đáng khích lệ Điển hình nhất là thời gian doanh nghiệp nộp thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (-290 giờ) chỉ sau 4 tháng trong khi cả 4 năm trước đó, chỉ giảm được tổng cộng 70 giờ) Những yếu tố khác đóng góp vào sự ổn định vĩ mô năm... tổng LLLĐ 12 hoảng chính trị Ucraina, kinh tế khu vực EU vẫn chưa phục hồi và chịu ảnh hưởng bởi các hành động trừng phạt lẫn nhau với Nga, hay sự nổi nên của nhà nước Hồi giáo IS, tranh chấp trên Biển Đông, thì những thành tựu của Việt Nam trong năm qua có thể được coi là hết sức bất ngờ Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính... cuộc khủng hoảng nợ công, từ các nền kinh tế mới nổi đến các quốc gia đang phát triển ở Đông Á cuối thập niên 1990, và gần đây nhất là ở các nước phát triển như Hy Lạp, Ai-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có thể thấy rằng, nợ công đã và đang là một vấn đề kinh tế đe doạ sự phát triển bền vững của mọi quốc gia trên thế giới Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1 /2015, nợ công của Việt Nam ở mức 87.063... ngoại hối đạt mức cao Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp rất cao, trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu, trình độ quản trị quốc gia không cao, năng suất lao động thấp, trình độ lao động thua kém nhiều nước trong khu vực và thế giới Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa... 64% GDP vào năm 2015 – gần chạm trần cho phép Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỷ qua và có mức độ 22 ngày một gia tăng Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) của Việt Nam trung bình giai đoạn 2007-2010 là 2.4% GDP, nhưng con số này đã tăng gấp gần 1.5 lần trong giai đoạn 2011-2014, lên mức 3.4% GDP Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm thì . 7 Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm. 20 định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Hp 2.1. Th ng bán l. ngờ. Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải. ngành kinh t  Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) ng vic làm Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012 và 2013 như tăng trưởng kinh tế

Ngày đăng: 27/04/2015, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w