1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhiên liệu mới cho thế kỉ 21

7 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Nhiên liệu mới cho thế kỉ 21 Các nhà khoa học Mỹ cho biết, những viên bi làm từ hợp kim nhôm và gali có thể tạo ra hyđro nguyên chất khi rót nước lên chúng. Phát hiện này có thể mang lại sự lựa chọn mới cho các động cơ chạy bằng khí. Hyđro được xem là giải pháp cuối cùng trong các nhiên liệu sạch, đặc biệt để chạy xe hơi vì nó chỉ sinh ra nước khi đốt cháy. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng khẳng định hyđro sẽ là nhiên liệu trong tương lai, tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy phương pháp nào có hiệu quả nhất để sản xuất và lưu trữ nó. Sau khi phát minh ra hệ thống này, ông Jerry Woodall, giáo sư cơ khí thuộc đại học Purdue, bang Indiana (Mỹ) nhận định, các viên bi hợp kim có thể là một giải pháp thay thế. Ông cho biết, hyđro được sinh ra theo yêu cầu, vì vậy chỉ sản xuất nó với một lượng đủ dùng khi cần thiết. Theo đó, hyđro không cần phải lưu trữ và vận chuyển (đây là hai công đoạn khó khăn trong sử dụng hyđro). Hiện nay, các nhà khoa học của trường đại học Purdue đang nghĩ cách để sử dụng hệ thống này cho các động cơ nhỏ hơn như máy xén cỏ và cưa xích. Nhưng họ nghĩ trước hết hệ thống sẽ được dùng để thay thế xăng hoặc làm pin nhiên liệu hyđro chạy xe ôtô. Khi đứng một mình, nhôm sẽ không phản ứng với nước vì trên bề mặt có tạo thành một lớp màng oxit tính bảo vệ kim loại khỏi tiếp xúc với ôxy. Việc bổ sung gali sẽ ngăn lớp màng này không hình thành, cho phép nhôm tương tác với nước. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Max Planck, Đức, đã phát hiện thấy rằng titan disilic (TiSi2) - một chất bán dẫn khá rẻ và có sẵn trên thị trường - có khả năng phân ly nước thành hyđro và oxy nếu chiếu ánh sáng Mặt Trời vào các thiết bị phản ứng chứa nước và bột xúc tác này. Theo các nhà khoa học, titan disilic có những tính chất quang điện tử rất khác thường và rất thích hợp để sử dụng trong công nghệ chuyển hóa năng lượng Mặt Trời, đặc biệt hơn là vật liệu này hấp phụ ánh sáng trong dải phổ rộng. Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng, trong quá trình thí nghiệm, hyđro được giải phóng khá dễ dàng, còn oxy hấp phụ trên bề mặt xúc tác. Nếu nâng nhiệt độ lên trên 100oC, oxy được lưu giữ trên bề mặt này sẽ được nhanh chóng được giải phóng. Nhờ đó, người ta có thể dễ dàng tách hai loại khí này. Dựa trên những thí nghiệm đối chiếu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy rằng nếu chiếu ánh sáng lên TiSi2 khi có mặt một lượng nhỏ oxy (như thường có trong nước chưa tách khí) thì sẽ tạo ra những điểm có hoạt tính xúc tác. Tiếp theo, những điểm cỡ nanô này sẽ xúc tác các phản ứng phân ly nước, tạo thành các khí hyđro và oxy. Hiện tại, đã có một công ty được thành lập nhằm mục đích tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa phát hiện mới này. Trong khi hyđro đã có hướng sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ trong tương lai, thì việc tích trữ nhiên liệu này một cách an toàn và hiệu quả vẫn còn là một thách thức lớn. Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Bath (Anh) đã tìm ra được một vật liệu đi từ rođi phosphen. Loại vật liệu trên có thể hấp thụ hyđro và giải phóng gần như tức thì loại khí này ở nhiệt độ và áp suất thường khi áp vào vật liệu một điện áp nhỏ. Mặc dù hợp chất này không thích hợp để lưu trữ hyđro nhiên liệu nhưng nó đóng vai trò quan trọng khi cần giải phóng nhanh hyđro. Cơ quan Năng lượng Mỹ cho biết, họ mong muốn tỷ lệ hyđro đạt được 6% trọng lượng hệ thống lưu trữ để các ô tô dùng hyđro chạy được quãng đường dài tương đương quãng đường của ô tô dùng xăng có cùng thể tích bồn chứa nhiên liệu. Các vật liệu cơ kim và hyđrua kim loại có thể đáp ứng điều này nhưng chúng chỉ hoạt động ở nhiệt độ rất cao, khó có thể tạo được trong một chiếc xe bình thường. Mặc dù tỉ lệ năng lượng trên trọng lượng của vật liệu mới không cao như yêu cầu, nhưng khi người lái nhấn ga, nó có thể giải phóng nhiên liệu nhanh hơn bình chứa dạng hyđrua kim loại. Về cơ bản, vật liệu này có thể trữ được 10 - 15% lượng hyđro cần thiết để chạy xe. Mỗi phân tử của hợp chất trên sẽ hút và giữ chắc hai phân tử hyđro, ngay cả trong chân không, nhưng chỉ cần dòng điện 1 vôn ở nhiệt độ và áp suất thường, hyđro sẽ được giải phóng trong vòng 170 mili giây. Vì làm từ kim loại nặng nên tỉ lệ giữa trọng lượng và lượng nhiên liệu lưu trữ của vật liệu mới này mới chỉ đạt 0,1%. Tuy nhiên dự đoán con số này sẽ lên tới 1,5- 2% tổng trọng lượng hyđro được lưu trữ nếu sử dụng vật liệu tương tự nhưng đi từ các kim loại nhẹ. Có thể tạo ra một “bình” chứa hyđro bằng cách tạo vật liệu nói trên trên thành khối hoặc cho vào thùng. Mẫu đầu tiên từ vật liệu rođi phosphen hy vọng sẽ được hoàn thành trong vòng 1 năm. Mẫu thứ hai sẽ sử dụng một kim loại nhẹ hơn và rẻ hơn và có thể ra đời trong vòng 2- 3 năm tới. Phát triển xúc tác phân ly nước Các nhà hóa học của úc vừa phát triển tinh thể titan đioxit (TiO2) có hoạt tính xúc tác phân ly nước mạnh hơn nhiều lần so với loại xúc tác thông thường. Anatas là một trong 3 dạng tinh thể của titan đioxit có thể hoạt động như một chất quang xúc tác phân ly nước thành hyđro và oxy dưới điều kiện ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng phong phú và tiềm năng này hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức. Tinh thể mới được tạo ra bằng cách điều chỉnh cấu trúc mạng tinh thể trên bề mặt của các tinh thể. Dạng điển hình có 6 nguyên tử titan kết hợp {101} là dạng bền nhiệt. Tuy nhiên, một cấu trúc khác chỉ có 5 nguyên tử titan là {001} lại có hoạt tính quang hóa mạnh hơn nhiều. Max Lu, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Queensland (úc), cho biết tỉ lệ phần trăm của các nguyên tử titan "chưa bão hòa" cao trong {001} cho phép dạng bề mặt tinh thể này tương tác mạnh hơn với các phân tử nước hấp phụ, dẫn đến bề mặt loại này có hoạt tính quang hóa mạnh hơn nhiều lần. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện xúc tác Leibnitz, Rostock (Đức) đã tách thành công hyđro từ axit formic (HCOOH) một cách có kiểm soát mà không cần sử dụng nhiệt độ cao như trong các quá trình reforming nhiệt độ cao thường được áp dụng để sản xuất hyđro theo các phương pháp khác. Theo các nhà khoa học trên, hyđro sản xuất từ axit formic như vậy có thể được nạp trực tiếp vào các pin nhiên liệu. Quy trình sản xuất hyđro từ axit formic của các nhà nghiên cứu tại Rostock là một quy trình khả thi để giải phóng hyđro theo nhu cầu. Khi có mặt một amin (ví dụ N.N- dimetylhexylamin) và chất xúc tác thích hợp (ví dụ phức ruteni phốtphin), axit formic sẽ được chuyển hóa một cách chọn lọc thành CO2 và H2 ở nhiệt độ phòng. Người ta chỉ cần sử dụng bộ lọc than hoạt tính đơn giản để lọc hyđro là có thể sử dụng cho pin nhiên liệu. Việc sử dụng axit formic làm chất lưu trữ hyđro cho phép kết hợp các ưu điểm của công nghệ pin nhiên liệu hyđro/oxy đã phát triển ổn định với những ưu điểm của nhiên liệu lỏng. Axit formic không thuộc diện hóa chất độc và có thể lưu trữ dễ dàng. Hơn nữa axit này có thể được sản xuất từ CO2 và hyđro đi từ sinh khối, nên về nguyên tắc chu trình sản xuất và sử dụng hyđro thông qua axit formic không phát thêm CO2 ra môi trường. Trong tương lai gần, công nghệ sản xuất hyđro từ axit formic này mở ra những khả năng ứng dụng mới, chẳng hạn để cung cấp điện cho các dụng cụ điện cầm tay. Nhiên liệu mới cho thế kỉ 21 Các nhà khoa học Mỹ cho biết, những viên bi làm từ hợp kim nhôm và gali có thể tạo ra hyđro nguyên chất khi rót nước lên chúng. Phát hiện này có thể mang lại sự lựa chọn mới cho các động cơ chạy bằng khí. Hyđro được xem là giải pháp cuối cùng trong các nhiên liệu sạch, đặc biệt để chạy xe hơi vì nó chỉ sinh ra nước khi đốt cháy. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng khẳng định hyđro sẽ là nhiên liệu trong tương lai, tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy phương pháp nào có hiệu quả nhất để sản xuất và lưu trữ nó. Sau khi phát minh ra hệ thống này, ông Jerry Woodall, giáo sư cơ khí thuộc đại học Purdue, bang Indiana (Mỹ) nhận định, các viên bi hợp kim có thể là một giải pháp thay thế. Ông cho biết, hyđro được sinh ra theo yêu cầu, vì vậy chỉ sản xuất nó với một lượng đủ dùng khi cần thiết. Theo đó, hyđro không cần phải lưu trữ và vận chuyển (đây là hai công đoạn khó khăn trong sử dụng hyđro). Hiện nay, các nhà khoa học của trường đại học Purdue đang nghĩ cách để sử dụng hệ thống này cho các động cơ nhỏ hơn như máy xén cỏ và cưa xích. Nhưng họ nghĩ trước hết hệ thống sẽ được dùng để thay thế xăng hoặc làm pin nhiên liệu hyđro chạy xe ôtô. Khi đứng một mình, nhôm sẽ không phản ứng với nước vì trên bề mặt có tạo thành một lớp màng oxit tính bảo vệ kim loại khỏi tiếp xúc với ôxy. Việc bổ sung gali sẽ ngăn lớp màng này không hình thành, cho phép nhôm tương tác với nước.  Do olygome và polyme với mạch chính chỉ chứa liên kết cacbon –cacbon (loại trừ loại có nhóm cực tính cồng kềnh ở mạch chính như PVA) cho thấy ít có phản ứng xúc tác phân hủy bằng enzym, đặc biệt khi KLPT của chúng lớn.  Có nhiều cách để đưa “liên kết yếu” vào mạch chính của những polyme này. Những “liên kết yếu” được thiết kế cho phép kiểm soát sự phân hủy của polyme kỵ nước KLPT lớn thành polyme KLPT thấp hơn, để sau đó vi sinh tiêu hoá thông qua quá trình phân hủy sinh học. Trong cách này đặc biệt nhấn mạnh đến chế tạo polyme phân hủy sinh học bằng 2 phương pháp biến tính. Đó là đưa nhóm chức vào mạch chính, đặc biệt là nhóm este dễ bị phá vỡ bằng thủy phân hoá học và đưa nhóm chức vào mạch chính để có thể xảy ra phản ứng cắt mạch quang hoá, đặc trưng là nhóm cacbonyl.  Một phương pháp đặc biệt thông minh đưa nhóm este vào vinyl polyme bao gồm cả polystren và polyetylen là tiến hành phản ứng đồng trùng hợp các monome vinyl tương ứng (ví dụ : stiren) với một monome đặc biệt theo cơ chế gốc tự do hay mở vòng để tạo ra nhóm este trong mạch chính.  Các monome exetal vòng thế bằng metylen và octo este có thể tham gia vào phản ứng đồng trùng hợp gốc tự do như vậy.  Một hướng khác, tổng hợp copolyme phân hủy quang cũng sử dụng phản ứng đồng trùng hợp gốc tự do. Nhưng trong trường hợp này comonome tạo ra nhóm keton hoặc có sẵn trong mạch chính hoặc là ta tự gắn nó vào mạch chính.Cả hai cacbon monooxit và vinyl keton sẽ tạo ra “liên kết yếu” và cả hai comonome này đã được dùng hiệu quả ở lượng nhỏ để điều chế copolyme hữu ích với các monome dạng vinyl khác nhau (đặc biệt đối với polystryren R = C6H5 và polyetylen R = H).  Trong tất cả các lọai polyme đi từ dầu mỏ, những polyme như PVA, PVC được xem là có nhiều khả năng nhất trong việc biến tính để tạo ra hệ polyme có thể PHSH.  Chúng ta đã xem xét việc sử dụng PVA với một số chất khác như tinh bột, xenlulozo…để tạo nên những hệ polyme composite có chất lượng tốt(chương X).  Nếu xét trên khía cạnh độ bền vật liệu thì sự kết hợp giữa polyme PHSH với một số sợi gia cương , như sợi thủy tinh chẳng hạn, sẽ cho ta một vật liệu mới có độ bền cao hơn.Ví dụ sau đây chứng minh điều đó: □-Độ bền uốn. ■-ứng suất đàn hồi. Đối với các polyme riêng rẽ như tinh bột hay polylactide, độ bền uốn và ứng suất đàn hồi thường không bằng nhau và có độ chênh lệch từ vài phần trăm đến gần 50%. Nhưng khi có sự kết hợp với sợi thủy tinh gia cường để tạo thành dạng polyme mới GFRP (Glass- Fibre-Reinforced-Polyme) thì độ bền uốn và ứng suất đàn hồi của các polyme PHSH nói trên đạt cực đại (100%). Những phát triển mới về chất dẻo sinh học làm từ tinh bột  Sản phẩm lai đầu tiên trên thị trường loại này là Biopropylen CP Bio-PP-50 - một hỗn hợp của polypropylen homopolyme trộn với 50% tinh bột và một hỗn hợp của chất dẻo hóa hoặc phụ gia. Biopropylen có độ cứng, bền và chịu nhiệt cao hơn so với PP nhưng lại có độ giãn và bền cơ học kém hơn. Không giống như các polyme sinh học khác, Biopropylen không cần phải sấy khô. Biopropylen và PP nguyên chất có giá tương đương nhau, tuy nhiên tỉ trọng cao hơn 16% của Biopropylen sẽ làm tăng chi phí trong quá trình sử dụng. Biopropylen có thể được dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau, tùy thuộc vào tỉ lệ tinh bột được dùng và tỉ lệ này có thể thay đổi đặc tính và giá của vật liệu tạo ra. Biopropylen có thể được sản xuất với bất kỳ một loại polyme PP nào và nhiều loại tinh bột khác nhau như tinh bột ngô, sắn, lúa mì, khoai tây.  Sản phẩm này được sử dụng nhằm vào các loại hàng hóa dùng lâu bền hơn là sử dụng làm bao bì dễ phân hủy. Biopropylen cũng được quan tâm cho lĩnh vực chế tạo ôtô, đồng thời nó cũng được nhắm đến mục đích sản xuất đồ dùng gia đình, các sản phẩm tiêu dùng, đồ chơi, điện gia dụng, vỏ điện thoại và các thiết bị máy tính, các sản phẩm y khoa, bao bì đóng gói mỹ phẩm, các loại đĩa CD/DVD, đồ nội thất và các sản phẩm cho ngành xây dựng.  Biopropylen được thử nghiệm nhiều phương pháp gia công khác nhau như ép đùn, đúc khuôn nóng, ép khuôn, thổi thành màng mỏng, v.v Biopropylen có màu mờ đục và có thể được phối trộn với PP tiêu chuẩn hoặc tạo màu. Hiện nay, Biopropylen đang được thử nghiệm về khả năng phân hủy sinh học và khả năng làm phân compost từ các phế thải chứa Bipropylen đã qua sử dụng. Chất dẻo này cũng đã trải qua các kiểm nghiệm về độc tố ở Mỹ, Canađa và Đông Âu. Hiện nay, Cereplast cũng đang chờ FDA chấp thuận cho sử dụng sản phẩm này.  Biến tính PE bằng CaCO3  Giá polyme cao gấp đôi trong 2 năm vừa qua đã làm cho các nhà gia công chất dẻo tăng nhu cầu sử dụng canxi cacbonat (CaCO3 - một loại chất độn thường được dùng để làm giảm giá thành trong sản xuất sơn, giấy và gia công chất dẻo) lên 10%. Hiện tại, các nhà gia công chất dẻo đã sản xuất thành công các loại túi đựng chất lượng cao chứa tới 15 - 20% CaCO3. Một số loại màng mỏng hoặc vật liệu dẻo trong một vài ứng dụng khác có thể chứa lên tới 30% chất độn này. Ở châu Âu, các màng mỏng dùng để bọc bơ có thể chứa tới 60% CaCO3. Công ty Ampacet có thể cung cấp các loại hỗn hợp màng có chứa 70 - 80% CaCO3 dùng cho mục đích này.  Ở Bắc Mỹ, chất độn CaCO3 dùng cho màng mỏng được lấy từ đá mable (một loại đá vôi), ở những khu vực khác trên thế giới CaCO3 được sản xuất từ đá phấn. Các loại đá này đều có tính chất hóa học như nhau, nhưng đá phấn và đá vôi là trẻ hơn về mặt địa chất và phải được xử lý hơi ẩm trước khi chuyển sang dạng concentrat. đối với các loại màng túi đựng, kích cỡ hạt chất độn CaCO3 sẽ là 1 - 2 micron và được bao bọc (xử lý bề mặt) bằng 1,0 - 1,2% axit stearic. Loại concentrat này thích hợp để sản xuất ra loại màng kỵ nước. Các loại màng nông nghiệp có thể sử dụng CaCO3 có cỡ trung bình là 3 micron và không cần xử lý bề mặt, do đó giảm được chi phí.  CaCO3 có tác động đến độ bóng và độ sáng của túi đựng. Vì CaCO3 tạo tính mờ đục nên có thể sử dụng ít hơn trong các màng trong suốt tự nhiên so với trong những loại màng được tạo màu. CaCO3 có thể được bổ sung nhiều hơn vào PE thấp áp (14 - 20%) so với PE cao áp (8 - 15%) và tạo ra các loại màng dày hơn.  CaCO3 có trọng lượng riêng là 2,71 g/cm3, cao gần gấp 3 lần của PE (có trọng lượng riêng 0,92 - 0,97 g/ cm3). Nhưng năng suất tuyến tính khi kéo màng (mét/ giờ) cũng tăng vì CaCO3 tăng sự truyền nhiệt. Nó nhanh nóng và cũng nhanh nguội hơn PE. CaCO3 có tính dẫn nhiệt cao hơn 5 lần so với PE, vì vậy nhựa có chứa CaCO3 và đóng rắn nhanh hơn nhựa không độn. Với ưu điểm trên, việc bổ sung 25% CaCO3 có thể làm tăng công suất gia công đối với một số PE thấp áp lên 50%.  CaCO3 là chất bột có màu trắng tự nhiên. độn 7 - 10% CaCO3 trong PE cao áp, có thể được làm giảm tới 25% TiO2 và cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất.  Biến tính polystyrene  Hiện nay, polystyren (PS) được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm do có chi phí thấp và tính cách điện. Tuy nhiên, do áp lực về giảm tác động của rác thải bao bì đang buộc các nhà máy chế biến thực phẩm phải tìm các vật liệu thay thế thân môi trường hơn. Các hộp PS thường có thể mất hàng trăm năm để phân hủy, kể cả đã được tăng tốc nhờ hóa chất phụ gia và các phương pháp khác. Tuy nhiên, các hóa chất và phương pháp này đều rất đắt và cũng gây hại cho môi trường.  Được biết, các nhà sản xuất trước đây đã cố gắng làm cho chất dẻo thân môi trường hơn bằng cách kết hợp chúng với xenlulô và tinh bột để vi khuẩn có thể phân hủy, hoặc thêm các polyme bắt sáng để phân huỷ chúng dưới ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này đều có các bất lợi nghiêm trọng. Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Công nghệ ở Trung Quốc đã phát triển một phương pháp mới gắn các hạt nhựa hấp thụ nước đường kính khoảng 5 micromet vào styren trước khi nó được polyme hóa để tạo PS. Khi loại PS này tiếp xúc với nước, các hạt polyme nở ra, phá hủy cấu trúc polyme thành bột mà sau đó sẽ bị phân hủy sinh học. Theo nhóm nghiên cứu, bằng cách thay đổi tỉ lệ các thành phần, họ cũng có thể điều khiển được tốc độ phân hủy. Một nhân tố quan trọng là PS bọt rẻ hơn so với các vật liệu thường và vì vậy được các nhà sản xuất dễ dàng chấp nhận.  Ngoài ra, bọt PS mới còn phân hủy nhanh hơn và không bị mất tính năng trong khi dùng. Công ty Cascades của Canađa khẳng định các hộp đi từ bọt PS phân hủy Bioxo của Công ty phân hủy trong 3 năm và không làm mất tính năng khi dùng làm vật liệu bao bì. Bioxo dùng chất phụ gia dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (TDPAC) do các nhà cung cấp chất phụ gia polyme của Canađa phát triển. Nhà sản xuất cho biết, chất phụ gia này trộn với colophan sẽ hoạt động như một chất xúc tác làm tăng quá trình phân hủy, không làm giảm tính năng trong khi vật liệu được dùng làm bao bì. Sau khi sử dụng, bọt phân hủy do tiếp xúc với oxy, nhiệt và tia UV hoặc tác động cơ học thành bột mịn. Một khi đã bị phân hủy, vi khuẩn và vi sinh vật có thể tiếp tục tác động làm tiêu bột. Quá trình phân hủy sẽ giải phóng cacbon đioxit. Hiện nay, Bioxo đã được Mỹ và Canađa chấp thuận để dùng làm bao bì đựng thực phẩm  Sử dụng chất lỏng ion hóa để tái chế polyme  Phương pháp triệt để nhất để tái chế chất dẻo là giải trùng hợp polyme thành các monome và sử dụng các monome này làm nguyên liệu sản xuất polyme mới. Nhưng phần lớn các phương pháp giải trùng hợp đã được phát triển đều đòi hỏi sử dụng nhiệt độ cao, sử dụng dung môi chọn lọc hoặc phải có thiết bị cao áp chuyên dụng. Mới đây, các nhà khoa học Akio Kamimura và Shigero Yamamoto tại Đại học Tổng hợp Yamaguchi (Nhật Bản) đã sử dụng các chất lỏng ion hóa làm dung môi và phát hiện một phương pháp độc đáo để chuyển hóa các bao bì chất dẻo thành các nguyên liệu gốc.  Quy trình giải trùng hợp của các nhà khoa học Nhật Bản vẫn đòi hỏi phải được thực hiện ở nhiệt độ cao, nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất lỏng ion hóa vì chúng ít bay hơi ở những nhiệt độ cao như vậy.  Trong một quy trình tương đối đơn giản, các nhà khoa học đã đưa mẫu nylon 6, chất lỏng ion hóa và chất xúc tác vào bình phản ứng rồi khuấy hỗn hợp khoảng 1 giờ trong môi trường khí nitơ ở nhiệt độ 300oC và áp suất khí quyển. Quá trình giải trùng hợp đã dẫn đến việc hình thành các monome caprolactam của nylon, sau đó các nhà khoa học thu được chất này bằng cách chưng cất.  Khi sử dụng N - metyl - N - propylpiperidium bis (triflo - metylsulfon) - imit làm dung môi và N,N - dimetyl - aminopyridin làm chất xúc tác, các nhà khoa học đã đạt được hiệu suất thu hồi caprolactam cao nhất, đến 86%.  Ngoài ra người ta còn nhận thấy dung môi phản ứng có thể tái chế 5 lần mà không làm giảm đáng kể hiệu suất thu hồi monome.  . formic này mở ra những khả năng ứng dụng mới, chẳng hạn để cung cấp điện cho các dụng cụ điện cầm tay. Nhiên liệu mới cho thế kỉ 21 Các nhà khoa học Mỹ cho biết, những viên bi làm từ hợp kim nhôm. dụng cho pin nhiên liệu. Việc sử dụng axit formic làm chất lưu trữ hyđro cho phép kết hợp các ưu điểm của công nghệ pin nhiên liệu hyđro/oxy đã phát triển ổn định với những ưu điểm của nhiên liệu. Nhiên liệu mới cho thế kỉ 21 Các nhà khoa học Mỹ cho biết, những viên bi làm từ hợp kim nhôm và gali có thể tạo ra hyđro

Ngày đăng: 27/04/2015, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w