ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 HOÁ HỌC 9 I. Phần trắc nghiệm: Câu 1. Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng hai lần số nguyên tử cacbon và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là A. metan B. etylen C. axetilen D. benzen Câu 2. Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử cacbon, tham gia phản ứng cộng và tham gia phản ứng thế nhưng không làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là A. metan B. axetilen C. etilen D. benzen Câu 3. Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, làm mất màu dung dịch brom, đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra khí cacbonic và 1 mol hơi nước. Hợp chất đó là A. metan B. etilen C. axetilen D. benzen Câu 4. Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. Hợp chất đó là A. metan B. etilen C. axetilen D. benzen Câu 5. Có các chất : Metan, etilen, axetilen, benzen. Chất nào có phản ứng cộng brom ? Tại sao ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng để minh họa. Câu 6. Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng : A. C 2 H 4 , CH 4 ; B. C 2 H 4 , C 6 H 6 C. C 2 H 4 , C 2 H 2 ; D. C 2 H 2 , C 6 H 6 Câu 7. Khí C 2 H 2 lẫn khí CO 2 , SO 2 , hơi nước. Để thu được khí C 2 H 2 tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua : A. Dung dịch nước brom dư. B. Dung dịch kiềm dư. C. Dung dịch NaOH dư rồi qua dd H 2 SO 4 đặc. D. Dung dịch nước brom dư rồi qua dd H 2 SO 4 đặc. Câu 8. Chất hữu cơ khi cháy tạo sản phẩm CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là 1 : 1 và làm mất màu dung dịch nước brom.Chất hữu cơ là : A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 6 H 6 Câu 9. Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO 2 , CH 4 , C 2 H 4 . Viết các phương trình hoá học. Câu 10. Hoàn thành các phương trình hoá học sau : C 6 H 6 + ? ? → C 6 H 5 Cl + ? C 2 H 4 + Br 2 → ? C 2 H 4 + ? ? → C 2 H 5 OH Câu 11.Có những từ, cụm từ sau : hoá trị 4, theo đúng hoá trị, liên kết trực tiếp, liên kết xác định, oxi, hiđro, cacbon, Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : a) Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau (1) của chúng. b) Những nguyên tử (2) trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể (3) với nhau tạo thành mạch cacbon. c) Mỗi hợp chất hưũ cơ có một trật tự (4) giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 12. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các khí : cacbonic, metan, etilen ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích. Câu 13.Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dd brom, người ta thu được 4,7 gam đibrometan. 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích. (Br = 80 ; C = 12 ; H = 1) Câu 14. Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Các chất chỉ có liên kết đơn là A. metan, axetilen. B. benzen, polietilen. C. metan, polietilen. D. axetilen, metan. Câu 15. Cho các chất: Metan, axetilen, etilen, benzen, polietilen. Các chất chỉ có liên kết đôi là A. Benzen, etilen. B. Etilen, metan C. Axetilen, polietilen. D. Metan, axetilen Câu 16. Điền vào chỗ trống công thức hoá học và điều kiện thích hợp. 1. CH 2 = CH 2 + ? ? → C 2 H 5 OH 2. ? + Cl 2 ? → CH 3 Cl + ? 3. C 6 H 6 + ? ? → C 6 H 5 Br + ? Câu 17. Có các chất sau : C 2 H 5 OH, CH 3 –COOH, NaOH, NaCl, Na, Cu. Những cặp chất tác dụng được với nhau : a) C 2 H 5 OH + CH 3 –COOH có xúc tác H 2 SO 4 đặc, t o b) C 2 H 5 OH + NaOH c) C 2 H 5 OH + NaCl d) C 2 H 5 OH + Na e) CH 3 COOH + NaOH f) CH 3 COOH + NaCl g) CH 3 COOH + Na h) CH 3 COOH + Cu Câu 18. Hợp chất h/cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dd NaOH. Hợp chất h/ cơ có công thức là : A. C 2 H 6 O ; B. C 6 H 6 ; C. C 2 H 4 ; D. C 2 H 4 O 2 Câu 19. Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH 3 COOH, C 6 H 12 O 6 ; C 2 H 5 OH bị mất nhãn, có thể dùng cách nào trong các cách sau để nhận ra ba dung dịch trên : A. Giấy quỳ tím. B. Dung dịch Ag 2 O/NH 3 . C. Giấy quỳ tím và Na. D. Giấy quỳ tím và dung dịch Ag 2 O/NH 3 . Câu 20. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng : C 2 H 4 (1) → C 2 H 5 OH (2) → CH 3 COOH (3) → CH 3 COOC 2 H 5 (4) → CH 3 COONa Câu 21. Ghép ứng dụng ở cột (II) với chất tương ứng ở cột (I) Chất (I) Ứng dụng (II) A. CH 3 COOH. 1. Sản xuất giấy B. Chất béo 2. Thực phẩm C. Glucozơ 3. Sản xuất vitamin C D. Tinh bột 4. Sản xuất xà phòng E. Xenlulozơ 5. Sản xuất phẩm nhuộm 6. T ráng gương 7. Sản xuất vải sợi Câu 22. Có các chất sau : C 2 H 5 OH, NaOH, Ba(NO 3 ) 2 , CaCO 3 , Na, Cu. Axit axetic tác dụng được với: A. C 2 H 5 OH, NaOH, Ba(NO 3 ) 2 , CaCO 3 , Na, Cu B. C 2 H 5 OH, NaOH, CaCO 3 , Na C. C 2 H 5 OH, NaOH, Ba(NO 3 ) 2 , CaCO 3 , Na D. NaOH, CaCO 3 , Na, Cu. II TOÁN : ( các dạng tham khảo ) 1/ Đốt cháy hoàn toàn 30ml rưọu etylic chưa rõ độ rượu , cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dd Ca(OH) 2 dư , được 100g kết tủa . a/Tính thể tích không khí (chứa 20% thể tích oxi )để cháy lượng rượu đó . b/Xác định độ rượu , biết khối lượng riêng của C 2 H 5 OH là 0,8 g/ml. 2/ Cho 87g dd rượu etylic chưa rõ độ rượu , tác dụng với Na lấy dư thì thu đựơc 28 lít khí hidro(đktc) . a/Tính % về khối lượng của rượu etylic và nứơc trong dd ? b/Tính độ rượu của dd ? 3/ Cho 20 ml rượu etylic 96 0 tác dụng với Na lấy dư . a/ Tính thể tích khí hidro thu được (đ,k,t,c) ? Biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là 0,8 g/ml và 1g/ml . b/ Pha thêm 21,2 ml nước vào rượu 96 0 ở trên : tính độ rượu thu được ? . etylic 96 0 tác dụng với Na lấy dư . a/ Tính thể tích khí hidro thu được (đ,k,t,c) ? Biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là 0,8 g/ml và 1g/ml . b/ Pha thêm 21,2 ml nước vào rượu 96 0 . mất màu dung dịch nước brom.Chất hữu cơ là : A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 6 H 6 Câu 9. Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO 2 , CH 4 , C 2 H 4 . Viết các phương trình hoá. Hợp chất h/ cơ có công thức là : A. C 2 H 6 O ; B. C 6 H 6 ; C. C 2 H 4 ; D. C 2 H 4 O 2 Câu 19. Để nhận ra 3 lọ đựng các dung dịch không màu : CH 3 COOH, C 6 H 12 O 6 ; C 2 H 5 OH bị mất nhãn,