1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân biệt lãnh đạo và thủ lĩnh

2 2,9K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33 KB

Nội dung

có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý.. Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem

Trang 1

Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh.

Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý

Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh đạo, quản

lý và thủ lĩnh:

- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra Lãnh đạo xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức

- Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự mong muốn

nỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó Từ sự mong muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý

Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản lý là cơ bản giống nhau Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối tượng của lãnh đạo

là con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có thể là đồ vật Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động bằng các chủ trương, chính sách

và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào đối tượng để điều hành, tổ chức một cách

cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề

ra Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao, thậm chí không đạt được mục đích đề ra

- Còn thủ lĩnh, thủ lĩnh cũng là một người đứng đầu nhóm, hoặc một tổ chức Thủ lĩnh cũng có nhiệm vụ lãnh đạo nhóm, quản lý nhóm để nhóm hoạt động nhằm đạt tới mục đích nào đó Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở suy tôn tự nguyện của các thành viên trong nhóm Thủ lĩnh tồn tại được trong nhóm nhờ uy tín của mình

Phân biệt giữa lãnh đạo và thủ lĩnh, có thể thấy một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản sau:

Thứ nhất, sự giống nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Người lãnh đạo và thủ lĩnh đều là những

người đứng đầu các nhóm, các tổ chức, đều ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước nhóm, trước tổ chức mà cần được giải quyết Họ là những người có uy tín, đồng thời cũng là những người được những người dưới quyền thừa nhận về vị trí và là những người đưa ra các quyết định quan trọng định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm

Trang 2

Thứ hai, sự khác nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Về sự ra đời của người lãnh đạo là trên cơ sở

do bổ nhiệm hoặc được bầu ra bằng phiếu tín nhiệm do cấp có thẩm quyền quyết định và quyền lực của họ được đảm bảo bằng pháp luật của nhà nước, họ lãnh đạo nhóm, tổ chức theo pháp luật của nhà nước và được nhà nước bảo vệ về quyền lợi Còn thủ lĩnh ra đời trên cơ sở sự suy tôn của nhóm mà không được pháp luật thừa nhận, do đó họ có thể lãnh đạo nhóm theo mục tiêu của nhóm, có thể trái pháp luật (ví dụ như các nhóm cướp, các nhóm cục bộ bản vị địa phương kiện cáo, biểu tình )

Về mức độ trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhóm thì đối với người lãnh đạo họ có trách nhiệm lớn hơn thủ lĩnh rất nhiều Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trên tất cả các phương diện hoạt động của nhóm trước cấp trên và cấp dưới, khi nhóm không hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ được giao thì người lãnh đạo phải chịu hình thức kỷ luật thích ứng Trái lại, người thủ lĩnh chỉ chịu trách nhiệm công việc trước mọi người trong nhóm mà không phải chịu trách nhiệm trước ai nữa, nếu hoạt động của nhóm không đạt mục đích, yêu cầu hoặc thất bại thì người thủ lĩnh sẽ bị mất uy tín và đồng thời sẽ mất vị trí đứng đầu của mình trong nhóm

Về tính chất nhiệm vụ thì người lãnh đạo được một tổ chức chính thức giao nhiệm vụ và họ có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ đó bằng hình thức ra các quyết định bằng văn bản, họ tác động tới nhóm hay tổ chức trên cơ sở quyền lực và khả năng, phẩm chất của bản thân Còn người thủ lĩnh thực hiện nhiệm vụ đó bằng năng lực, phẩm chất của mình và tác động tới nhóm bằng phương diện tình cảm

Ngày nay, vẫn còn tồn tại một số ít hiện tượng trong một cơ quan, tổ chức có cả người lãnh đạo

và thủ lĩnh (người thủ lĩnh ở đây thường là đứng đầu các nhóm nhỏ, được mọi người tín nhiệm trên cơ sở bảo vệ một quyền lợi gì đó cho nhóm) Vậy thì xử lý mối quan hệ này thế nào cho phù hợp là một vấn đề khó đặt ra cho người lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải nghiên cứu sâu tìm hiểu, nắm được việc suy tôn người thủ lĩnh trong nhóm nhằm mục đích gì để có biện pháp phù hợp điều hoà các quan hệ Trong trường hợp này người lãnh đạo không nên cứng nhắc, quyết định một chiều, mà phải mềm dẻo, linh hoạt, tận dụng được ảnh hưởng của người thủ lĩnh mà nhóm suy tôn để khôn khéo tác động vào người thủ lĩnh của nhóm để hướng các hoạt động của nhóm theo mục đích của cơ quan, tổ chức Biện pháp tác động có thể là các cuộc họp mở rộng mang tính dân chủ có sự tham gia của thủ lĩnh nhóm, hoặc gặp gỡ, động viên, làm công tác tư tưởng với chính thủ lĩnh của nhóm để qua thủ lĩnh tác động đến nhóm theo chiều hướng tích cực

DS Sưu tầm

Ngày đăng: 26/04/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w