TIẾT 2 DẠNG 1. XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT OXIT VÀ HỢP CHẤT KHÍ Bài 1: Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VI A có 60% oxi về khối lượng.Hãy xác nguyên tố R và viết công thức oxit cao nhất. Bài 2: hợp chất khí với hidrro của nguyên tố R thuộc nhóm IV A có chứa 25% hidro về khối lượng.Xác định nguyên tố R và viết công thức oxit cao nhất. Bài 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO 3 .Với hidro ,nó tạo thành một hợp chất khí có chưa 94,12%R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố. Bài 4: một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH 3 .Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất .Định tên nguyên tố. Bài 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73%oxi, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 75% nguyên tố đó.Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khi với hidro. Bài 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó,còn trong hợp chất khí với hidro chứa 2,74% hidro.Xác định nguyên tố R. TIẾT 3,4 DẠNG 2. XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI Bài 7: Cho 0,78g một kim loại kiềm X tác dụng với nước thì có 0,224 lit một khí bay lên ở đkc.hãy cho biết tên kim loại kiềm. Bài 8: cho 0,48 g một kim loại thuộc nhóm IIA vào dd HCl dư thì sau phản ứng thu được dd có khối lượng tăng 0,44g .Xác định lim loại nhóm IIA. Bài 9: Cho 8,5 g hỗn hợp kim loại kiềm ở hai chu kì kế cận nhau vào nước thì thu được 3,36 lit khí H 2 ở đkc. a/ Xác định tên mỗi kim loại kiềm. b/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 10: Cho 8,8 g hỗn hợp hai kim loại nhóm II A ở hai chu kì liên tiếp nhau vào dd HCl dư thì sau phản ứng khối lượng dd axit tăng lên 8,2g. a/ Xác định tên mỗi kim loại. b/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 11: Cho một dd chứa 22g hỗn hợp muối natri của 2 halogen ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 47,5 gam kết tủa. a/ Xác định tên mỗi halogen. b/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Bài 12: Cho 8 gam oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIA tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dich hidro xit kim loại nhóm I A có nồng độ 1M thì sau phản ứng thu được 14,2g muối trung hòa xác định công thức oxit của R và hidroxit kim loại nhóm I A . Bài 13:Cho 4 g oxit của một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 200ml dd halogenhidric có nồng độ 1M thì thu được 9,5 gam muối khan Xác định tên kim loại và halogen. Bài 14: cho 1 lượng oxit kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% thì sau phản ứng ta thu được dung dịch muối có nồng độ 12,34 %.Xác định công thức của oxit kim loại Bài 15: Cho một lượng oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IVA tác dụng vừa đủ với NaOH 8% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 10,15% .Xác định nguyên tố R. Bài 16: Cho một lượng muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 14,77%. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat. Bài 17: Cho một lượng muối barihalogenua tác dụng với một lượng vừa đủ dd H 2 SO 4 5% thì sau phản ứng thu được một dung dịch axit có nồng độ 3,77%.Xác định tên của halogen. Bài 18: Nguyên tố R tạo ra hai oxit có công thức RO x và RO y lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng .Xác định nguyên tố R, viết công thức hóa học các oxit biết rằng x,y là hai số nguyên liên tiếp. Bài 19:Cho 1,8 gam kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau một thời gian thể tích khí thoát ra đã vượt quá 3,36 lit(đkc) .Xác định kim loại . TIẾT 5 DẠNG 3. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HAI NGUYÊN TỐ A VÀ B TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Bài 7. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 25. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Bài 8. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 16. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Bài 9. Hai nguyên tố A và B thuộc có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết Avà B thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Bài 10. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19. Xác định A, B. Biết A thuộc nhóm IVA còn B thuộc nhóm IIIA. Bài 11. Hai nguyên tố A và B có hiệu đơn vị điện tích hạt nhân bằng nguyên tử khối của hiđro. Tổng số proton của chúng bằng nguyên tử khối của kali. 1. Xác định A và B 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B. . dịch muối trung hòa có nồng độ 10, 15% .Xác định nguyên tố R. Bài 16: Cho một lượng muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thì sau phản ứng thu được dung. tên kim loại và halogen. Bài 14: cho 1 lượng oxit kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% thì sau phản ứng ta thu được dung dịch muối có nồng độ 12,34 %.Xác định công thức của oxit. H 2 ở đkc. a/ Xác định tên mỗi kim loại kiềm. b/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 10: Cho 8,8 g hỗn hợp hai kim loại nhóm II A ở hai chu kì liên tiếp nhau vào dd HCl dư thì sau