Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
285,5 KB
Nội dung
B. NỘI DUNG ĐỀ: 1 Năm học: 2008- 2009 Trường THCS Măng Cành GV: Nguyễn Thị xuân Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác , giặc chết như rạ. ( Ngữ Văn 6- Tập1) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Con Rồng cháu Tiên B. Thánh Gióng C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh D. Sự tích Hồ Gươm 2. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Hành chính 3. Những chi tiết nào dưới đây không thực sự cần thiết khi em xây dựng lại cốt truyện của truyền thuyết “ Thánh Gióng”? A. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con. B. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi giết giặc. C. Gióng cần ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. D. Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng. E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. F. Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương. 4. Giải nghĩa từ “ tráng sĩ” như thế nào cho đúng. A. Người có sức khoẻ bình thường. B. Người vâng mệnh vua đi làm một cái gì đó ở trong và ngoài nước. C. Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. D. Người giữ một chức vụ quan trọng trong triều đình. 5. Trong các từ sau từ nào là từ láy? A. Tráng sĩ. B. Ngựa sắt C. Lẫm liệt D. Oai phong 6. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Trượng B. Tráng sĩ C. Lẫm liệt D. Vươn vai Phần II: Tự luận (7 điểm) 7. (3 điểm) Em hãy tóm tắt truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo sự việc gắn với nhân vật. 8. (4 điểm) Em hãy dùng lời văn tự sự để viết một đoạn văn kể về ngày đầu tiên đi học. 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5điểm) Các từ trong các nhóm từ sau đây có quan hệ với nhau như thế nào? (đồng nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm) a, mùa đông, phía đông, người đông như kiến b, chạy 100m, chạy tiền, chạy ăn từng bữa c, xanh biếc, xanh non, xanh da trời Câu 2 (1điểm) Hãy chỉ ra các động từ diễn tả những việc làm của thiếu nhi trong đoạn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gầu Trưa nào bắt sâu Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất. (Trần Đăng Khoa) Câu 3 (1,5điểm) Dùng dấu ngắt câu để ngắt đoạn văn sau thành những câu hoàn chỉnh theo mục đích nói: …Hức( ) Thông ngách sang nhà ta( ) Dễ nghe nhỉ( ) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được( ) Thôi im cái điệu mưa sùi sụt ấy đi( ) Đào tổ nông thì cho chết( ) (Tô Hoài) Câu 4 (1điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: a, Những đỉnh núi Mèo nhọn hoắt in đậm trên một bầu trời lơ thơ ít sao. b, Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Câu 5 (5 điểm) Tả một đồ vật có ý nghĩa sâu sắc đối với em.(Đồ vật đó có thể là Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. Chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc cặp sách…) 3 HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 6 NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN Câu 1 (1,5điểm) Học sinh chỉ ra được: a. mùa đông, phía đông, người đông như kiến => quan hệ đồng âm (0,5đ) b. chạy 100m, chạy tiền, chạy ăn từng bữa => quan hệ nhiều nghĩa (0,5đ) c. xanh biếc, xanh non, xanh da trời => quan hệ đồng nghĩa (0,5đ) Câu 2 (1điểm) Các động từ có trong đoạn thơ: chống (hạn), (0,25đ) vục, (0,25đ) bắt (sâu), (0,25đ) gánh (phân) (0,25đ) Câu 3 (1,5điểm): Điền đúng mỗi dấu câu được (0,25đ) …Hức( ! ) Thông ngách sang nhà ta( ? ) Dễ nghe nhỉ( ! ) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được( . ) Thôi im cái điệu mưa sùi sụt ấy đi( . ) Đào tổ nông thì cho chết( ! ) - (Tô Hoài) - Câu 4 (1điểm): Xác định đúng CN – VN ở mỗi câu được (0,5đ) a. Những đỉnh núi Mèo nhọn hoắt / in đậm trên một bầu trời lơ thơ ít sao. CN VN b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng / mái chùa cổ kính. VN CN Câu 5 (5 điểm) A. Yêu cầu chung: Học sinh viết được bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, thể hiện được sự quan sát riêng, bộc lộ được cảm xúc. B. Yêu cầu cụ thể: TẢ QUYỂN SÁCH TIẾNG VIỆT 5, TẬP 2 - MB: Lý do em có quyển sách? - TB: - Tả bao quát: Quyển sách có hình gì? Bìa được trang trí ntn? Màu sắc? Sách có mùi thờm gì là đặc trưng? (giấy mới, màu mực in ) - Tả từng bộ phận: + Số trang, trang trí bìa có những gì? + Lật trang đầu có điểm gì chú ý? Trang tiếp theo ? + Phía trong của sách + Ấn tuwongj của em ( thích bài học nào?) - KB: Cảm nghĩ của em đối với quyển sách ntn? 4 NỘI DUNG ĐỀ: Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm) Xác định yêu cầu câu hỏi và chọn nội dung trả lời đúng nhất. 1. Ba truyện : Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh của em gái tôi và Buổi học cuối cùng có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể? A. Ngôi thứ ba , thứ tự kể thời gian. B. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể sự việc. C. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc. D. Ngôi thứ ba, nhân hoá. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? A. Không bao giờ bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời. B. Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn mình. C. Không nên ích kỉ, chỉ biết mình, chỉ nói suông mà chẳng làm gì để giúp đỡ người cần giúp đỡ. D. Ở đời mà có tính hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. 3. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá? A. Cây dừa sải tay bơi . B. Cỏ gà rung tai. C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về. 4.Ai là nhân vật chính trong truyện “ Buổi học cuối cùng”? A. Chú bé Phrăng. B. Thầy Ha- men. C. Cả hai: chú bé Phrăng và thầy Ha – men. D. Nước Pháp. 5. Vì sao trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ không kể lần thứ hai thức dậy của anh đội viên? A. Vì tác giả nhằm hoặc quên từ thứ ba và thứ hai. B. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện trùng lặp. C. Vì có lẽ lần thứ hai thức dậy anh đội viên ngại không dám nói, không dám mời Bác ngủ và thiếp đi , ngủ tiếp. D. Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Người đọc có thể ngầm hiểu rằng lần thứ hai anh đội viêncũng vẫn cố mời mà Bác vẫn không ngủ. Để đến lần thứ ba thức dậy, tâm trạng của anh mới càng lo sợ, hốt hoảng giật mình hơn. 5 6. Nếu viết câu văn “ đi đứng oai vệ” thì câu văn mắc lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Thiếu bổ ngữ. Phần II: Tự luận (7 điểm) 7. Từ truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” , em có suy nghĩ và rút ra bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh? (2 điểm) 8.Viết một đoạn văn ngắn, trình bày những cảm nhận của emvề ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”. (5 điểm) C. ĐÁP ÁN: PhầnI: Trắc nghiệm (3 điểm) . Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đúng C D D C D A PhầnII: Tự luận( 7 điểm) Câu7: ( 2 điểm) Qua truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” giúp ta có cái nhìn chính xác hơn về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh. Cần vượt lên lòng tự ái, không để cho sự ghen tị luồn vào trong tim, cần thực sự vui mừng và quí trọng tài năng hay thành công của người khác. Chỉ có như vậy mới không đánh mất đi tình cảm chân thành và biết vươn lên khẳng định năng lực và tài năng của chính mình. Câu 8: ( 5 điểm) Yêu cầu viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”. - Về ý nghĩa, nội dung: + Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta. + Biểu hiện tình cảm yêu quí, cảm phục của người chiến sĩ, cũng là của toàn thể quân và dân đối với Bác. -Về ý nghĩa nghệ thuật: + Trong thơ có sự kết hợp kể, miêu tả với biểu cảm. + Lời thơ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm được tổ chức theo vần, đoạn nghe âm vang dễ thuộc, dễ nhớ. ********************************************************************************* 6 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6 HỌC KÌ I. Trường THCS Măng Cành . Tiết 46. Tuần 12. Năm học: 2008- 2009. GV: Nguyễn Thị Xuân . Đề số 3 ( Thời gian làm bài: 45 phút). A. MA TRẬN: Mức độ Lĩnh hội nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Cấu tạo từ Từ đơn C1 C8 2 Từ phức C2 1 Từ láy C3 1 Từ loại Danh từ C5 Cụm danh từ C8 1 Từ mượn C6 2 Nghĩa của từ C4 C7 2 Tổng số câu Trọng số điểm 2 1 4 2 1 2 1 5 8 10 * Trắc nghiệm : (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. * Tự luận: Câu 7 được 2 điểm. Câu 8 được 5 điểm. 7 B. NỘI DUNG ĐỀ: Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. 1. Từ đơn là từ như thế nào? A. Từ có một tiếng. B. Từ có hai tiếng trở lên C. Từ chỉ có một nghĩa. D. Từ có nhiều nghĩa. 2. Từ phức là từ như thế nào? A. Là từ có cấu tạo phức tạp. B. Là từ có hai tiếng trở lên. C. Là từ có hai tiếng. D. Là từ có nhiều nghĩa. 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Nao núng . B. Rút quân. C. Vững vàng D. Ròng rã. 4.Giải nghĩa từ “lung lay”? A. Không vững lòng tin ở mình. B. Sự buồn bã làm não lòng người. C. Sự bình tĩnh, tự tin. D. Ý chí kiên định. 5. Từ nào sau đây không phải là danh từ? A. Sơn Tinh B. Thần nước B. Luỹ đất D. Đánh nhau 6. Từ “ Phù Đổng Thiên Vương” có nguồn gốc từ đâu? A. Từ thuần Việt B. Từ Hán- Việt C. Từ tiếng Anh 8 D. Từ tiếng Pháp Phần 2: Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Em hãy cho biết nghĩa của từ bụng? b. Câu nào thể hiện nghĩa đen , nghĩa bóng? - Đi guốc trong bụng. – Ăn cho ấm bụng. - Bụng dạ hẹp hòi - Cái bụng bị đau. Câu 2: (5 điểm) Chép các cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ. - Tất cả các bà mẹ đều yêu thương con mình. - Những học sinh trường này. C. ĐÁP ÁN. Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đúng A B B A D B Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu1: (2 điểm)* Nghĩa của từ “ bụng” với nghĩa đen là bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày hoặc phần phình toở giữa một số sự vật( bụng chân). VD: Ăn cho ấm bụng. Cái bụng bị đau. * Nghĩa bóng là biểu tượng của một ý nghĩ sâu kín không bộc lộ ra. VD: Đi guốc trong bụng. Bụng dạ hẹp hòi. Câu 2: ( 5 điểm) Phần trước Phần trung tâm Phần sau T2 t1 T1 T2 S1 S2 Tất cả các Những bà mẹ học sinh đều yêu thương con mình trường này 9 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6 HỌC KÌ II. Trường THCS Măng Cành Tiết 115. Tuần 29. Năm học: 2008- 2009. GV: Nguyễn Thị Xuân . Đề số 4 ( Thời gian làm bài: 45 phút). A. MA TRẬN: Mức độ Lĩnh hội nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Cấu tạo từ Từ ghép C1 C8 2 Nghĩa của từ C2 1 Từ mượn C3 1 Từ loại Cụm từ C4 1 Phép tu từ C5 C9 2 Câu Xác định chủ ngữ C6 C7 2 Tổng số câu Trọng số điểm 3 1,5 3 1,5 2 3 1 4 9 10 * Trắc nghiệm : (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. * Tự luận: Câu 7 được 1 điểm. Câu 8 được 2 điểm. Câu 9 được 4 điểm. 10 [...]... *********************************************************************************** 12 ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HK I LỚP 6 Trường THCS Măng Cành Tiết 68 Tuần 17 Năm học: 2008- 2009 GV: Nguyễn Thị Xuân Đề số 5 ( Thời gian làm bài: 90 phút) A MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Lĩnh hội nội dung Văn Phương thức học biểu đạt Nội dung TN C1 TL Thông hiểu TN TL Vận dụng Thấp Cao TN TL TN TL Tổng 1 C2 C5 1 1 1 C4 1 C6 1 1 1 C3 Thể loại Tiếng Việt Tập làm văn Cụm từ Cấu tạo từ... Đạt những yêu cầu trên song diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai từ 2 lỗi các loại 5 -6: Biết kể câu chuyện – nhưng cách kể còn chung chung, diễn đạt trung bình, sai không quá 4 lỗi các loại 3-4: Bài viết chỉ kể đơn giản, sai nhiều lỗi ( 5 lỗi trở lên) 1-2: Bài viết sơ sài còn yếu 16 ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 2 LỚP 6 HỌC KÌ I Trường THCS Măng Cành Tiết 37-38 Tuần 10 Năm học: 2008- 2009 Họ và tên: Nguyễn... trong xã hội 6 Dòng nào sau đây là cụm danh từ? A Một lâu đài to lớn B Đang nổi sóng mù mịt C Không muốn làm nữ hoàng D Lại nổi cơn thịnh nộ 7 Những từ nào sau đây , từ nào không phải là từ láy? A Thông minh B Sửng sốt 14 C Mượt mà D Tưng hửng 8.Từ “ trẩy kinh” trong truyện “ Em bé thông minh” có nguồn gốc từ đâu? A Từ thuần Việt B Từ Hán Việt C Từ tiếng Anh D Từ tiếng Pháp Phần II: Tự luận (6 điểm) 9... tiếng Anh D Từ tiếng Pháp Phần II: Tự luận (6 điểm) 9 Kể một kỉ niệm với thầy ( cô) giáo của em C ĐÁP ÁN: PhầnI Trắc nghiệm: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu Đúng 1 B 2 D 3 D 4 C 5 D 6 A 7 A 8 B Phần tự luận: (6 điểm) 1 Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu một kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản thân em 2 Thân bài: (5 điểm) - Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy (cô) - Tình huống... 1 C2 C5 1 1 1 C4 1 C6 1 1 1 C3 Thể loại Tiếng Việt Tập làm văn Cụm từ Cấu tạo từ Từ mượn C7 C8 *Viết bài văn tự sự Tổng số câu Trọng số điểm C9 3 1,5 5 2,5 1 6 1 9 10 13 * Trắc nghiệm : (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm * Tự luận: Câu 9 được 6 điểm B NỘI DUNG ĐỀ: Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Xác định yêu cầu câu hỏi và chọn nội dung trả lời câu hỏi đúng nhất 1 Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu văn bản... loại khác - Hình thức trình bày sạch sẽ 2 Biểu điểm: 9-10: Đạt những yêu cầu trên 7-8: Đạt những yêu cầu trên song đôi chỗ còn lúng túng 5 -6: Biết kể câu chuyện nhưng cách kể còn chung chung 3-4: Bài viết chỉ kể đơn giản, sai nhiều lỗi 17 ĐỀ TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 3 LỚP 6 HỌC KÌ I Trường THCS Măng Cành Tiết 48- 49 Tuần 13 Năm học: 2008- 2009 Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Thời gian làm bài: 90 phút Đề: Kể về... Trình bày sạch , đẹp (1 điểm) ********************************************************************************** 19 Trường THCS Măng Cành Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI LỚP 6 Tiết 105- 1 06 Tuần 27 Học kìII Năm học: 2008- 2009 Thời gian: 90 phút Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình 1 Yêu cầu: • Nội dung: - HS biết tả người thân yêu và gần gũi nhất... trong xã hội 6 Dòng nào sau đây là cụm danh từ? A Một lâu đài to lớn B Đang nổi sóng mù mịt C Không muốn làm nữ hoàng D Lại nổi cơn thịnh nộ 7 Những từ nào sau đây , từ nào không phải là từ láy? A Thông minh B Sửng sốt C Mượt mà D Tưng hửng 8.Từ “ trẩy kinh” trong truyện “ Em bé thông minh” có nguồn gốc từ đâu? A Từ thuần Việt B Từ Hán Việt C Từ tiếng Anh D Từ tiếng Pháp Phần II: Tự luận (6 điểm) 9 Kể... tiếng Anh D Từ tiếng Pháp Phần II: Tự luận (6 điểm) 9 Kể một kỉ niệm với thầy ( cô) giáo của em C ĐÁP ÁN: PhầnI Trắc nghiệm: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu Đúng 1 B 2 D 3 D 4 C 5 D 6 A 7 A 8 B Phần tự luận: (6 điểm) 1 Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu một kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản thân em 2 Thân bài: (5 điểm) - Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy (cô) - Tình huống... văn với lời văn trong sáng, không sai phạm các lỗi 18 7-8: Đạt những yêu cầu trên nhưng cách trình bày , chọn những sự việc chưa sâu sắc , nêu được ý nghĩa tính nết nhưng chưa cụ thể có sai sót nhỏ 5 -6: Đạt yêu cầu, có nêu được nhân vật , chọn sự việc, suy nghĩ nhưng còn chung chung Sai 2-4 lỗi các loại 3-4: Chưa đạt yêu cầu sai nhiều lỗi các loại 2-1: Bài viết quá yếu, sơ sài , đọc không hiểu, câu . nhớ. ********************************************************************************* 6 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6 HỌC KÌ I. Trường THCS Măng Cành . Tiết 46. Tuần 12. Năm học: 2008- 2009. GV: Nguyễn Thị Xuân . Đề số. luận (6 điểm). 9. Kể một kỉ niệm với thầy ( cô) giáo của em. C. ĐÁP ÁN: PhầnI. Trắc nghiệm: (4 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đúng B D D C D A A B Phần tự luận: (6 điểm). 1 1 Thể loại C4 1 Tiếng Việt Cụm từ C6 1 Cấu tạo từ C7 1 Từ mượn C8 1 Tập làm văn *Viết bài văn tự sự. C9 1 Tổng số câu Trọng số điểm 3 1,5 5 2,5 1 6 9 10 13 * Trắc nghiệm : (4 điểm) Mỗi