Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
86,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ –––––––––––––––––––– PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1– Cơ sở lý luận. – Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nghị quyết TW 2, khoá 2 của Đảng có xác định” Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường , xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước….làm cho trí thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp”Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay. – Để đạt được điều đó thì bên cạnh việc phát hiện học sinh năng khiếu, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ phụ đạo, rèn luyện các em còn yếu, kém để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là yếu tố là mối băn khoăn lớn của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục nhất là đội ngũ thầy cô giáo, của các bậc phụ huynh học sinh. Hơn nữa, trong tình hình học tập hiện nay, hầu như ở trường nào cũng tồn tại các em học sinh thuộc diện yếu kém. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, giảm tỷ lệ học sinh trung bình là một vấn đề rất nan giải đòi hỏi những người làm công tác giáo dục, nhất là thầy cô giáo phải quan tâm đầu tư nỗ lực cùng với Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với hội phụ huynh học sinh vạch ra một chương trình kế hoạch cụ thể để dạy tốt, học tốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 2– Cơ sở thực tiễn: Là một cô giáo dạy văn phải chứng kiến rất nhiều học sinh yếu bộ môn, viết văn còn sai lỗi chính tả, dùng từ viết văn không đúng ngữ pháp, chưa biết sử dụng chính xác Tiếng Việt tôi cảm thấy mình chưa làm trách nhiệm và bổn phận, làm thế nào để học sinh hình thành và phát triển nhân cách, làm thế nào để các em học tốt các môn khác khi mà môn học cơ sở cội nguồn: Văn, Tiếng Việt còn yếu kém? Từ sự suy tư, trăn trở đó, tôi quyết định phải đem hết khả năng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu của bản thân giúp đỡ các em chỉ ra cho học sinh một phương pháp học tốt nắm được kiến thức vững vàng tạo cho học sinh yếu van, sự học văn có một điểm say mê, tự tin và cố gắng nỗ lực để học tốt môn văn qua thực tế những năm học vừa qua, bên cạnh nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu kém môn văn (chủ yếu là học sinh lớp 6,7) dưới sự cố gắng tận tâm của thầy, sự phấn đấu của mình của trò, kết quả học tập môn ngữ văn gần đây có tiến bộ rõ rệt. Điều đó là một món quà quý giá của người dạy học đem lại cho tôi niềm sung sướng và hạnh phúc vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại một số kinh nghiệm nho nhỏ mà tôi đã vận dụng và đạt kết quả tương đối khả quan. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ phần nào sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp và nhất là các em học sinh yếu môn ngữ văn, để có thể học tập tốt hơn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này đã đề cập đến phương pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém trong môn Ngữ văn, cùng với cách thức vận dụng đề tài. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh khối 6 trường THCS ĐakTaLey V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích - Phương pháp hỏi- đáp - Phương pháp tổng hợp, thống kê PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ B/ NỘI DUNG: I– MỤC TIÊU PHỤ ĐẠO: Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức phổ thông, vận dụng và rèn luyện được năng lực, kỹ năng ,viết văn để có thể học tốt môn ngữ văn – một trong những môn quan trọng trong nhà trường. Trước mắt là để học sinh đạt kết quả học tập hàng năm.Sau này có kiến thức nhất định vận dụng trong thực tế cuộc sống giao tiếp hàng ngày. II– NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1– Thuận lợi: – Được sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên, sâu sát của các cấp ban ngành phòng giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp. – Sự hỗ trợ hết mình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ của nhà trường làm tốt công tác giảng dạy, phụ đạo học sinh tếu kém, sự quan tâm của Hội phụ huynh học sinh và gia đình các em. Phòng khen thưởng kịp thời, có ý nghĩa thiết thực. – Bản thân học sinh yếu cũng muốn được vươn lên, cố gắng nhiều tham gia đầy đủ lớp học phụ đạo và làm tốt bài tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của cô giáo. 2– Khó khăn: Là học sinh yếu kém nên các em không có phương pháp học tốt không có năng lực tiếp thu bài hoặc tiếp thu bài chậm thường nản lòng trước bài tập khó. Do quan niệm phiến diện sai lầm của không ít phụ huynh chỉ hướng cho học sinh mình học các môn khoa học tự nhiên tin học, ngoại ngữ còn việc con em mình, yếu ngữ văn lại chẳng quan tâm thiết tha gì? Trình độ yếu kém của các em lại đa dạng nên việc soạn bài đầu tư nghiên cứu kế hoạch giảng dạy phụ đạo cũng rất khó khăn đòi hỏi thầy cô, phải nỗ lực thật nhiều mọi hi vọng cụ thể đạt hiệu quả. Các em không có phương pháp học tập đứng đắn kỹ năng thực hành thường xuyên về học thuộc lòng mà không hiểu và nắm vững bài cũng như không có ít kỹ năng viết văn, khi vào lớp phụ đạo các em không đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của giáo viên nên cũng không gây ít khó khăn cho người giảng dạy. Những học sinh yếu kém này thường thiên về hai dạng: Một là những em con nhà giàu quen được sự nuông chiều của gia đình, điều kiện học tập rất đầy đủ và thoải mái nhưng bản thân các em lại chẳng thiết tha gì với việc học nên học yếu cũng không cố gắng. Các em lại thường xuyên bỏ học, cúp tiết không làm bài tập không học bài. Hai là những học sinh yếu, gia đình lại nghèo, ngoài việc học các em phải lao động phụ giúp gia đình nên cũng không có thời gian điều kiện để vươn lên. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã cố gắng khắc phục tìm ra những giải pháp giảng dạy phù hợp với hai dạng học sinh nói trên. III– CÁCH THỨC THỰC HIỆN: Trước tiên người thầy phải nhiệt tình, thật sự tha thiết gần gũi, yêu thương trò như người thân trong gia đình bằng tình cảm tâm huyết đó thầy đem hết năng lực ra giảng dạy vượt qua mọi cản trở, khó khăn và nhẫn nại, chịu khó đầu tư soạn giảng, sử dụng những phương pháp dạy học mới, linh hoạt phù hợp với trình độ các em, tạo ra sự lôi cuốn sự hấp dẫn để các em ham học và chịu khó học tập vượt lên. Trao đổi tiếp xúc với các em tìm hiểu nguyên nhân cũng như nắm được hoàn cảnh gia đình của từng em (nhất là đối với những gia đình có em cá biệt), để có sự tác động kịp thời và phương pháp giảng dạy thích hợp. Qua những bài làm kiểm tra cũng như tiết học trên lớp phát hiện những đối tượng nào yếu– kém lập thành một danh sách rồi kiểm tra lại một lần nữa để phân loại các em theo từng nhóm cụ thể chẳng hạn: + Nhóm yếu về dùng từ, diễn đạt, diễn cảm. + Nhóm yếu về kĩ năng lập luận dựng đoạn. + Nhóm yếu về phương pháp làm bài. + Nhóm yếu về phương pháp phân tích cảm thụ văn chương. + Nhóm những em nằm trong hai ba dạng trên để dựa vào đó có kế hoạch giảng dạy thích hợp. Dựa theo phân phối chương trình chính khoá và kế hoạch phụ đạo đề ra một chương trình riêng cụ thể để áp dụng cho các tiết học trên lớp và phụ đạo để giúp các em nâng cao chất lượng học tập dần dần. Đầu tư soạn bài cho thật dễ hiểu, đi từ kiến thức cơ bản rồi dùng phương pháp gợi mở giúp các em tiếp thu dần dần, ban đầu cung cấp cho các em sơ đẳng vừa với trình độ tiếp thu của học sinh yếu về sau từ từ nâng dần lên trình độ trung bình để các em theo kịp với trình độ các bạn trong lớp. – Mỗi tuần dạy phụ đạo hai buổi cho các em. Bước 1: Dạy chung cho cả lớp để bồi dưỡng những kiến thức chung. Bước 2: Dạy theo sự phân nhóm ở trên và chú ý nhiều hơn của học tập thực hành. Trong những giờ lên lớp, tôi luôn chú ý đến các em thuộc diện yếu giành những câu hỏi và bài tập dễ để các em có thể tiếp thu và làm bài được các em không cảm thấy tự ti vì thua rút so với các bọn khác. Ngoài ra để tạo sự lôi cuốn trong học tập động viên các em vươn lên tôi còn dùng những giờ phụ đạo ngoại khoá tổ chức các hình thức vừa vui chơi vừa học tập như: Đố vui, thi hái hoa dân chủ, kiểm tra trắc nghiệm, trao đổi thảo luận nhằm giúp các em vui vẻ phấn đấu thi đua học tập. Phân công một học sinh khá kèm một học sinh yếu .Đối với gia đình, báo cáo tình hình học tập của các em với gia đình để tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong việc trao đổi tình hình học tập của các em, giúp nhà trường trong việc hướng dẫn con em cần cố gắng vươn lên trong học tập. Trong quá trình học tập, cô luôn luôn chú ý theo dõi phát hiện những em có nhiều tiến bộ, tuyên dương khen thưởng trước lớp khuyến khích các em khác cố gắng noi theo. Khi đã phân loại được từng nhóm học sinh như trên, cô giáo cần làm nhiệm vụ quan trọng là cung cấp kiến thức. a) Về văn học: Dựa theo các bài văn học trong chương trình giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức cơ bản nắm vững những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, quan tâm đặc biệt nội dung, nghệ thuật và nhận xét, về văn học giai đoạn đó để tiến hành, tôi cung cấp cho học sinh theo hệ thống lược đồ sau: Ví dụ cụ thể: Văn học dân gian STT Tên văn bản Thể loại Nội dung chủ yếu Nghệ thuật nổi bật Nhận xét đánh giá chung b) Về tác phẩm văn học: Căn cứ theo đặc trưng thể loại tôi giúp cho các em học tập và nắm vững các phần sau: – Thuộc và nhớ nội dung, chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Ví dụ: + Về văn xuôi: Thuộc cốt truyện, nắm vững các chi tiết, kết cấu nhân vật hệ thống các sự kiện, biến cố, giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Gắn tác phẩm với thời đại lúc tác phẩm ra đời để am hiểu. xuất xứ hoàn cảnh sáng tác chủ đề, giá trị nội dung, đặc sắc hình thức, giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Để có thể nắm vững các điều đó thì học sinh cần có một phương pháp tìm hiểu, tôi chỉ cho các em cách đơn giản nhưng rất hữu hiệu nhất cho các em là đọc thật kỹ tác phẩm rồi dựa vào hệ thống câu hỏi gợi mở và em hiểu tác phẩm trước ở nhà, sau đó vào vào giờ học chăm chú theo dõi bài giảng của thầy cô về nhà học thuộc bào. => Ví dụ cụ thể: Em hãy tìm hiểu và nắm vững văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài, các em có thể tiến hành trả lời các câu hỏi gợi mở sau đây để tìm hiểu: - Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài? Nêu xuất xứ của văn bản? - Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? cách lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? - Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn. - Em có nhận xét gì về lời văn và cách sử dụng từ ngữ để miêu tả Dế Mèn của tác giả Tô Hoài? Tác dụng? - Có ý kiến cho rằng Dế Mèn rất đẹp và đáng yêu, là nhân vật lý tưởng về ngoại hình nhưng có ý kiến cho rằng Dế Mèn rất đáng ghét vì hống hách, ngỗ ngược. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? - Sự việc nào giúp Dế Mèn nhận ra được bài học đầu tiên cho mình? - Nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản là gì? Hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản. Qua nhiều lần thực hành như vậy các em càng có điều kiện luyện tập khả năng tìm hiểu, cảm thụ phân tích tác phẩm. Điều đó giúp học sinh dù là yếu kém nhưng nếu biết cố gắng thì đứng trước một tác phẩm văn học (dù là tác phẩm ngoài chương trình) sẽ không lúng túng mà biết cầm đúng chiếc chìa khoá để mở cảnh của văn chương chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi nhà văn học. Nhưng chỉ chú trọng bồi dưỡng kiến thức văn học không thôi thì chưa đủ vì một trong những nguyên nhân cơ bản của việc học yếu văn là các em chưa có khả năng diễn đạt (dùng từ, viết câu, tập luyện dựng đoạn) và làm bài do vậy tôi đã đi sâu vào khâu rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua phân môn Tiếng Việt. c) Kỹ năng diễn đạt (qua môn Tiếng Việt) Một trong những mặt yếu ở khâu diễn đạt là cho các em còn nhiều hạn chế trong việc dùng từ, vốn từ ở trong việc dùng từ , vốn từ ở học sinh còn rất nghèo, chính vì vậy nên khi sử dụng các em thường bị lặp từ dùng không chính xác do không nắm rõ nghĩa và sử dụng không đúng vị trí trong câu, có những em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thực hiện ý nghĩa, tình cảm đó trong bài viết. Do vậy tôi đã làm những công việc như sau: [...]... đây: Trong những ngày bị bọn tưởng giới thạch, giam cầm trong nhà tù, tâm hồn Hồ Chí Minh vãn kiên cố không khuất phục => Dùng sai từ “kiên cố” vì từ “kiên cố” là chỉ một sự vật Đối với câu trên cần thay từ “kiên cố” bằng từ “kiên cường” vì “Kiên cường” là từ để chỉ tinh thần không lung lay, ý chí kiên định của con người Sau khi các em đã thành thạo thao tác dùng từ, viết câu, tôi tiến hành hướng dẫn... trị, sự đóng của ca dao đối với văn học dân tộc và đời sống của con người Việt Nam – Suy nghĩ tình cảm của em từ kiến ở trong đề bài: Tất cả những công việc trên là sự hướng dẫn của thầy nhưng để học tốt hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của trò các biết nhẫn nại, kiên trì, chịu khó học tập làm tốt và đầy đủ theo sự hướng dẫn và yêu cầu của giáo dục của giáo viên thì mới đạt hiệu quả... dành một thời gian nhấtt định để tập diễn đạt, tập cách dùng từ và viết văn Phải thật sự có tinh thần tự giác, nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Biết yêu thích và nhớ được những câu thơ đoạn văn hay để làm tư liệu khi làm bài Sắp xếp một thời khoá biểu học tập ở nhà thật hợp lý dành nhiều thời gian cho những bộ môn mình còn đang yếu kém, biết tin vào sự nỗ lực, phấn đấu của chính mình, không nên . chỉ ra cho học sinh một phương pháp học tốt nắm được kiến thức vững vàng tạo cho học sinh yếu van, sự học văn có một điểm say mê, tự tin và cố gắng nỗ lực để học tốt môn văn qua thực tế những. khuất phục => Dùng sai từ “kiên cố” vì từ “kiên cố” là chỉ một sự vật. Đối với câu trên cần thay từ “kiên cố” bằng từ “kiên cường” vì “Kiên cường” là từ để chỉ tinh thần không lung lay, ý. từ kiến ở trong đề bài: Tất cả những công việc trên là sự hướng dẫn của thầy nhưng để học tốt hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của trò các biết nhẫn nại, kiên trì, chịu