chào bán cổ phần trong công chúng
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Vì nhiều lí do khác nhau doanh nghiệp nhà nước đã ra đời và phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, mặc dù quy mô và vị trí của chúng có khác nhau ở từng nước. Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX doanh nghiệp nhà nước phát triển trên thế giới, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước được thành lập ở khắp tất cả các nước Tư bản chủ nghĩa đến các nước Xã hội chủ nghĩa, từ các nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Nhật, Nga …) cho đến các quốc gia mới giành được độc lập như Ai Cập, Xiri, Môdambich … Và đối với nhiều nước thuộc hình thức các nước Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ…. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động thiếu hiệu quả, ở nhiều quốc gia DNNN đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tình trạng này của DNNN đã tạo được làn sóng tư nhân hóa ở các nước Tư bản chủ nghĩa vào cuối những năm 60, những năm 70 của thế kỷ trước. Ở các nước Đông Âu làn sóng tư nhân hóa diễn ra sau khi Chủ nghĩa xã hội sụp đổ và đã gần như xóa sổ DNNN. Ở Việt Nam DNNN đã phát triển với số lượng và quy mô lớn trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo. DNNN đã đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội. Song cũng như nhiều quốc gia DNNN ở Việt Nam tỏ ra yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những đặc thù về điều kiện lịch sử và điều kiện kinh tế ở Việt Nam, công ty cổ phần đã ra đời. Từ năm 1990 pháp luật Việt Nam đã thực sự đề cập và quản lý Công ty cổ phần thông qua việc xây dựng những chế định về nó. Tuy nhiên công ty cổ phần không phải chỉ được thành lập mới theo quy định của pháp luật, mà phần không nhỏ công ty cổ phần hiện nay được thành lập từ việc cổ phần hóa DNNN. Mặc dù vậy thay vỏ không quan trọng bằng cách quản lý phần vốn góp của Nhà nước trong DN. DNNN phải vận hành thực sự như các Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 công ty thương mại, chứ không phải là cánh tay nối dài của cơ quan hành chính. Đây sẽ là một tiêu điểm của các cuộc cải cách trong tương lai. Các vấn đề phổ biến hiện nay trong quá trình cổ phần bao gồm: - Giá trị doanh nghiệp được tính trên cơ sở nào để ngày càng sát với giá thị trường. - Việc chào bán cổ phần trong công chúng đầu tư được giám sát như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ như cán bộ công nhân viên trong nhà máy. - Nếu nhà nước tiếp tục nắm 51% vốn điều lệ trong công ty, quyền can thiệp của cổ đông nhà nước vào hoạt động của công ty cổ phần cần được giới hạn như thế nào nhằm đối xử bình đẳng giữa các cổ đông. - Cổ đông nhỏ có thể giám sát người quản lý công ty bằng cách nào để tránh hiện tượng tư lợi trong công ty. Những vấn đề này sẽ được tôi đề cập và giải quyết cụ thể, rõ ràng trong bài làm. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT PHẢI CHUYỂN TỪ DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Doanh nghiệp và Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Điều 3-LDN 2005) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và tài sản, nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động công ích ,có tài sản riêng do nhà nước đầu tư, có trụ giao dịch ỏn định trên lãnh thổ Việt Nam, có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và được đăng kí kinh doanh theo quy định của PLVN. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước và cũng là điểm phân biệt giữa DNNN với loại hình doanh nghiệp khác: - Một là: DNNN là DN do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Như vậy vốn của DNNN thuộc sở hữu nhà nước hoặc về cơ bản thuộc về nhà nước. Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN phải thực hiện 1 số nhiệm vụ do nhà nước giao. - Hai là: DNNN do nhà nước đầu tư vốn và tài sản do đó nhà nước có toàn quyền định đoạt đối với DN hoăc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh chủ chốt và những vấn đề quan trọng khác. Nói cách khác hoạt động của DNNN phải chịu sự quản lý và điều hành của chủ sở hữu là nhà nước. - Ba là: Hình thức tồn tại của DNNN hiện nay rất đa dạng, nó có thể được tổ chức dưới nhiều hình khác nhau như : công ty nhà nước, công ty CP nhà nước, công ty TNHH. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Bốn là : DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng và tự chịu bằng tài sán đó với chế độ TNHH. Từ khái niệm và đặc điểm trên của DNNN chúng ta có thể nhận thấy rằng sự hoạt động kinh doanh, hạot động công ích của DNNN luôn chịu sự quản lý, sự điều hành của cơ quan nhà nước, luôn bị chi phối và điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước vì vậy tính độc lập, tự chủ, năng động của DNNN thường bị hạn chế. Hiện nay DNNN bao gồm: DN do nhà nước sở hữu 100% vốn và DN do nhà sở hữu trên 50% vốn. Trong đó DNNN do nhà nước sở hữu 100% vốn bao gồm: Công ty nhà nước, công ty CP nhà nước, công ty TNHH. Trong phạm vi của dề bài này chúng tôi chỉ đề cập đến công ty nhà nước độc lập. 2. Khái quát chung về công ty CP Pháp luật Việt Nam không đưa ra 1định nghĩa cụ thể về CTCP mà chỉ đưa ra những dấu hiệu để nhận diện và phân biệt CTCP với loại hình DN khác. Theo đó CTCP là 1 DN đảm bảo các điều kiện: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi về vốn đã góp vào DN. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. - CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của PL về chứng khoán. - CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Đặc điểm của CTCP: Là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn,mang những đặc điểm sau: - Về thành viên công ty: Trong suốt quá trình hoạt động phải có ít nhất 3 thành viên, không hạn chế số lượng tối đa. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. - Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp của thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu,các cổ đông có thể chuyển nhượng tự do theo quy định của PL. - Về chế độ trách nhiệm: Thành viên CTCP chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đóng góp vào công ty. - CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của PL để huy động vốn. - CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy ĐKKD. 3. Cổ phần hóa - mục tiêu của CPH Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển DNNN từ chỗ chỉ thuộc sự sở hữu của nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực chất là việc bán 1 phần hoặc toàn bộ DNNN thông qua hình thức bán CP của DN. Mục tiêu của CPH là tạo ra nhiều loại Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, tạo điều kiện cho người lao động có thể làm chủ Doanh nghiệp thực sự khi họ mua cổ phần và như vậy họ sẽ quan tâm hơn tới hiệu quả hoạt động của DN, huy động vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước, nhà nước có thể thu hồi được vốn đã đầu tư đẻ tập trung vào công trình trọng điểm, đồng thời nâng cao tính độc lập, tự chủ cho các DN, tạo “ sân chơi” bình đẳng cho các DN trên thương trường, làm tốt cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 4. Tính cấp thiết của việc chuyển từ DN 100% vốn nhà nước sang CTCP Trong tiến trình chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường,sự đa dạng hóa của các hình thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong xã hội. Trong đó giải pháp trọng tâm và cũng là xu thế phổ biến hiện nay trên thế giới là Cổ phần hóa, nó đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới DNNN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò , đóng góp của DNNN cho nền kinh tế quốc dân với sắc lệnh số 10/SL ngày 1/1/1948 của CTN là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thành lập và hoạt động của DNNN. DNNN ở nước ta đã được thành lập từ cuối những năm 40 đầu những năm 50 của thế kỉ trước. trong từng giai đoạn lịch sử DNNN đã chứng minh được vai trò chủ đạo của mình dù trong cơ chế cũ hay trong cơ chế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Trong thời kì trước năm 1985, DNNN đã phát triển với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, thể hiện vai trò chủ đạo: DNNN chiếm khoảng 85% vốn cố định của nền kinh tế, 90% lao động có trình độ. Hàng năm DNNN đã đóng góp 35-40% tổng sản phẩm xã hội và 28-30% thu nhập quốc dân, nộp ngân sách nhà nước với mức cao nhất so với các thành phần kinh tế khác. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo sự chỉ đạo… Từ ĐHĐBTQ lần thứ VI (1986) Đảng xác định vai trò của kinh tế nhà nước vẫn là vai trò chủ đạo nhưng không giữ vị trí độc tôn trong nền kinh tế,chỉ nắm giữ những lĩnh vực then chốt. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000 Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà những thành phần khác không có điều kiện hoăc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại,đổi mới công nghệ và hỗ trợ các thành phần khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.” DNNN là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, gắn liền với vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường. Theo thống kê đến năm 1990, các DN đã tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, sức mạnh và hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt, tỉ lệ % do các DNNN tạo ra trong GDP tăng từ 36%(1991) lên 40,07%(1998), tỉ lệ nộp ngân sách cũng tăng từ 14,7% lên 27,9%. Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Tốc độ tăng trưởng của DNNN chưa cao - Khả năng cạnh tranh của DNNN còn thấp so với DN có vốn đầu tư nước ngoài và chưa đủ sức hội nhập khu vực và quốc tế. Theo kết quả công bố của Bộ Thương Mại 18/10/2001, Việt Nam chỉ xếp 62/75 nước về chỉ số năng lực cạnh tranh. - Tình trạng trang thiết bị khoa học công nghệ còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. - Quy mô DNNN còn nhỏ bé, nợ phải trả không có khả năng thanh toán lớn, lao động dôi dư còn nhiều, hơn nữa số lượng DNNN quá nhiều. Như vậy tình hình tài chính DN nhìn chung khó khăn, khó thích ứng với cơ chế năng động của nền kinh tế thị trường. Thực hiện sắp xếp lại DNNN, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp như: xác nhập, giải thể, phá sản những DN làm ăn thua lỗ, giao, bán, khoán, cho thuê DNNN, CPH, thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh… Trong đó, CPH được coi là giải pháp hữu hiệu nhất cho công cuộc cải cách DNNN ở Việt Nam. Lý do CPH được coi là quan trọng cần thiết được xem xét ở những khía cạnh sau: CPH với việc chuyển DNNN thành CTCP sẽ giúp DNNN sau khi chuyển đổi có thể đứng vững bằng chính khả năng của DN. Bởi lẽ CTCP là một loại hình DN tiến bộ với những ưu điểm nổi bật: + Thứ nhất, ưu điểm về sự phân tán rủi ro trong kinh doanh. CTCP có nhiều chủ sở hữu, số lượng cổ đông lớn, cộng với chế độ TNHH cho nên khả năng phân tán rủi ro cao hơn hẳn những DN khác. Đây là một ưu điểm thích hợp cho nền kinh tế thị trường. + Thứ hai, CTCP có khả năng huy động vốn nhanh với lượng vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán. Đây là tính năng động cần có trong nền kinh tế thị trường. + Thứ ba, CTCP có nhiều ưu thế về quản lý và điều hành hoạt động DN. Cơ chế quản lý của CTCP tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành DN, loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước. Đó là những ưu thế giúp CTCP thích nghi và kinh doanh đạt hiệu quả trong kinh tế thị trường. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Thông qua CPH với việc bán cổ phần của mình trong DNNN cho các đối tượng khác, nhà nước có thể thu hồi một lượng vốn nhất định vào các dự án khác khả thi và hiệu quả hơn, tháo gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước. - Thông qua CPH, với việc góp cổ phần của mình vào CTCP, người lao động sẽ có cơ hội làm chủ DN, nâng cao năng lực trách nhiệm của họ với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bởi lúc này quyền lợi của họ gắn bó chặt chẽ với công ty hơn. - Thông qua CPH làm cho số lượng CTCP tăng, góp phần hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. - Về phía nhà nước, cáí được lớn nhất thông qua CPH đó là điều chỉnh được cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta. Vì vậy để quá trình này được thực hiện thành công và đạt kết quả cần phỉa có khung pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ, vì vậy nhà nước đã ban hanh một loạt văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cổ phần hoá hiện nay. Ví dụ như: Quyết định 143/HĐBT ngày 10/05/1990. về đổi mới hiện nay.Quyết định 202/TTG ngày 08/06/1992 về tiến hành thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.Thông tư36 ngày 07/05/1993 về tài chính trong doanh nghiệp được cổ phần hoá ….Và gần đây nhất là nghị định 109/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. 1. Mục tiêu cổ phần hoá Nước ta ở từng giai đoạn ,từng thời kì mục tiêu được đặt ra ít nhiều mục tiêu khác nhau. Theo nghị định 109/2007/NĐ_CP ngày26/06/2007 có 3 mục tiêu cơ bản. Nội dung chính của ba mục tiêu đó là huy động vốn của các nhà đầu tư nuớc ngoài, và trong nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh; Đảm bảo hài hoà lợi ich của các đối tượng tham gia doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch, tránh tình trạng cổ phần hoá khép kín. 2. Quy định về đối tương cổ phần hóa Qua 15 năm thực hiện cổ phần hoá những quy định về cơ phần hóa cũng thay đổi khá lớn. Điều 2- quy định 202/1992/CT đã đưa ra đối tượng cổ phần hoá là: “ có quy mô vừa, đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt tuy gặp khó khăn, nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết phải giữ 100% vốn nhà nước”. Đây là quy định thí điểm nên việc lựa chọn như vậy phù hợp với tình hình thực tế và không quá mạo hiểm. Đến nay điều 2 nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định cụ thể là:” công ty nhà nước thuộc các bộ ngành đối tượng công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (kể Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cả ngân hàng thương mại nhà nước); công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty do nhà nước quy định dầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập….”. Như vậy nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với những công ty hoạt động trong ngành, lĩnh vực thực sự quan trọng như an ninh quốc phòng…. Việc ngày càng mở rộng cổ phần hoá các công ty được coi là tâm điểm và là điểm mới, ví dụ như lĩnh vực ngân hang tài chính 3. Quy định về đối tượng và điều kiện mua cổ phần Sau khi cổ phần hoá, điều đáng quan tâm là ai có thể nắm giữ cổ phần. Đó là điều được quan tâm kịp thời về mặt pháp luật cho các chủ thể nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp. Từ chỗ pháp luật chỉ quy định bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp, cho các tổ chức kinh tế xã hội, cho các cá nhân trong nước. Cho đến nay, pháp luật cổ phần hoá đã mở rộng và công bằng cho các chủ thể tham gia vào tiến trình cổ phần hoá. Đến nay việc sở hữu cổ phần cổ phiếu không còn khó khăn đối với cá nhân tổ chức trong nước, và với cá nhân tổ chức nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài. Cụ thể hơn những quy định nay được quy định tại điều 6 nghị định 109/2007/NĐ-CP. Nội dung chính của điếu 6 chia đối tương mua cổ phần thành ba nhóm chính, đó là nhà đầu tư trong nước, nhà đầu nước ngoài, và nhà đầu tư chiến lược, Đồng thời cung quy định cụ thể quyền và điều kiện mua cổ phần 4. Hình thức cổ phần hóa công ty nhà nước Tại điều 4 NĐ 109/2007/NĐ-CP đã quy định cụ thể bằng 3 hình thức: - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành them cổ phiếu để tăng vốn điều lệ - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành them cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. - Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành them cổ phiếu để tăng vốn điều lệ [...]... đối tượng bán cổ phần là rộng rãi,bao gồm cán bộ công nhân viên Tổng công ty, các đối tác chiến lược có quan hệ gán bó lâu dài, hợp tác có hiệu quả hoặc có tiềm năng hợp tác tốt - Cơ cấu cổ phần được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ( trên 51% vốn điều lệ ), cổ phần bán cho người lao động và các đối tượng khác là số cổ phần còn lại ( dưới 49% vốn điều lệ ) Giá bán cổ phần được... triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng / cổ phần Sau khi cổ phần hoá, cổ phần nhà nước chiếm 63,53% vốn điều lệ ( tương đương 95.030.037 cổ phần ), các cổ đông khác chiếm 36,65% vốn điều lệ ( tương đương 54.969.963 cổ phần ), trong Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đó cán bộ công nhân viên: 0,67%, cổ đông chiến lược: 6,67%, nhà đầu tư nước ngoài: 12,02%, nhà đầu tư trong. .. sang hình thức công ty cổ phần Nhà nước cần quán triệt chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp, đề phòng và khắc phục những lạc hậu tiêu cực trong cổ phần hoá.Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ hơn trong định giá doanh nghiệp, quyết toán cổ phần hoá, quy định chi phí cổ phần hoá Thứ hai,... khăn trong quá trình cổ phần hoá Trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, các khó khăn đó có thể kể tới đó là: Thứ nhất là các khó khăn về tài chính : +) Việc xử lý tài chính, một số vấn đề tài chính vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây khó khăn cho công tác cổ phần hoá cũng như hoạt động của công ty cổ phần sau khi đã được cổ phần hoá, đặc biệt đó là trong. .. 2006, Vinaconex tổ chức bán đáu giá phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với giá khởi điểm 11.000đồng /cổ phần Vinaconex bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên được hưởng ưu đãi giảm 40%, cho các đối tác chiến lược giảm 20% - Ngày 1 tháng 11 năm 2006, tại trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Vinaconex đã tiến hành buổi bán đấu giá cổ phần cho các nhà đầu tư nước... do nữa để chúng ta thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá ở nước ta đó là việc Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo bước đà tốt để chúng ta thực hiện có hiệu quả việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước - Mô hình công ty cổ phần đã tồn tại ở nước ta từ rất lâu và phù hợp với Việt Nam Các công ty cổ phần đã và đang hoạt động có hiệu quả cho thấy ưu điểm của mô hình doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá... thiếu công khai minh bạch trong cổ phần hoá làm cho tiến độ cải cách doanh nghiệp chậm hơn so với kế hoạch Thứ hai, bên cạnh những khó khăn liên quan tới tài chính cũng còn có những khó khăn trong việc thực hiện cổ phần hoá của nhà nước Cụ thể: +) Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình cổ phần hoá Đó chính là việc các văn bản quy phạm pháp luật về cổ phần. .. định 187/ 2004/ NĐ-CP: giá cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên được hưởng ưu đãi giảm 40% so với giá đấu bình quân trên thị truờng, giá cổ phần bán cho các đối tác chiến lược giảm tối đa không quá 20% so với giá đấu bình quân trên thị trường, giá cổ phần bán rộng rãi cho các nhà đầu tư ( kể cả cán bộ công nhân viên Tổng công ty và đối tác chiến lược ) theo giá đấu thầu công khai - Ngày 14 tháng 10... nghiệp cổ phần hoá chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ Việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế +) Vốn nhà nước còn chiếm tỉ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối +) Một khó khăn nữa là khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đó là thiếu nguồn tài chính để xử lý công nợ cho doanh nghiệp khi cổ phần. .. mua được đến 62% trong tổng số 43 triệu cổ phần của Tổng công ty ( tương đương 28,67% vốn điều lệ của công ty ) Đã có hơn 2000 nhà đầu tư đăng ký tham gia phiên đấu giá với gần 159 triệu cổ phần được đăng ký mua, gấp 3,7 lần số lượng cổ phần được đưa ra đấu giá Có 171 nhà đầu tư mua được cổ phiếu, mức giá thành công nhất là 53.000đồng, thấp nhất là 24.000 đồng Các cổ phiếu đã được bán hết với giá bình . khó khăn cho công tác cổ phần hoá cũng như hoạt động của công ty cổ phần sau khi đã được cổ phần hoá, đặc biệt đó là trong việc quyết toán cổ phần hoá.. cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng / cổ phần. Sau khi cổ phần hoá, cổ phần nhà nước chiếm 63,53% vốn điều lệ ( tương đương 95.030.037 cổ phần ), các cổ