HƯỚNG DẪN CHẤM SƠ LƯỢC Đề 1 Câu 1: (5.0 điểm)Yêu cầu giáo viên nêu được các ý sau: + Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc dạy học 2 buổi/ngày và dạy phân hoá đối tượng: Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.(1 điểm) + Nêu được các yêu cầu về việc dạy học 2 buổi/ngày và dạy phân hoá đối tượng: Đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện; đảm bảo tính vừa sức; quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. (1 điểm) + Nêu được một số giải pháp: Phân loại được đối tượng học sinh; giảng dạy gắn với từng loại đối tượng; tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt; đánh giá đúng học sinh (1 điểm) + Nêu được một số kết quả đã làm (2 điểm) Câu 2: (4 điểm) 1- ( 1.5 điểm) Soạn được 4 - 5 câu hỏi giúp học sinh nắm được nội dung chính, ý nghĩa câu chuyện: - Cô giáo yêu cầu học sinh làm gì trong ngày lễ tạ ơn? - Vì sao cả lớp bị thu hút và bất ngờ trước bài vẽ của Đu- glát? - Vì sao các bạn lại đoán bàn tay trong bài vẽ của Đu- glát là bàn tay của Thượng Đế, bàn tay của người nông dân? - Trái với suy nghĩ của các bạn, Đu- glát đã trân trọng và biết ơn điều gì nhất? - Qua tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện? 1 - ( 0.5 điểm) Có thể đặt một trong các tên: Bức tranh đặc biệt;Trao và nhận; Bức tranh của lòng biết ơn;Tình mẹ; Hơi ấm; Hạnh phúc ngọt ngào; Bàn tay cô giáo. 3 - ( 1 điểm) Nêu được một số ý: Đối với học sinh, mỗi thầy cô giáo còn là người cha, người mẹ, ngoài trách nhiệm, cần phải có lòng yêu thương, không chỉ giảng dạy mà còn phải biết quan tâm sẻ chia những khó khăn của học sinh, biết khích lệ động viên kịp thời, khuyến khích những học sinh rụt rè nhút nhát mạnh dạn gia nhập các hoạt động chung của tập thể để giúp các em hòa nhập, tạo được sự tự tin cho học sinh, góp phần rèn luyện kỹ năng sống. 4 - (1điểm) Có thể ra đề theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một gợi ý: Em hãy đặt mình trong vai Đu-glát, một em bé cô độc, ít nói để tả lại hình ảnh cô giáo trong giờ giải lao đã đến động viên em và nêu lên cảm xúc của em trước sự chăm sóc của cô. Câu 3: (3.0 điểm) Giáo viên có thể cảm nhận về tiếng chim buổi sáng theo những ý sau: - Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua các từ: lay, đánh thức, tha nắng - Biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho những sự vật xung quanh tràn đầy sức sống ( lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc giục giã chúng ta lao động để mang lại những ích lợi thiết thực cho mọi người( vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, giục mặt trời lên tha nắng rải đồng vàng thơm để làm nên những hạt lúa chín vàng mang lại cuộc sống no ấm cho chúng ta. - Đoạn thơ thể hiện được sự liên tưởng hợp lý về sự tác động của tiếng chim buổi sáng đến những hoạt động trong ngày của con người, đến sự phát triển của vạn vật và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Câu 4: (4.0 điểm) Giả sử có người thứ tư đi chính giữa người thứ nhất và người thứ hai thì người thứ tư phải đi bằng vận tốc trung bình của người thứ nhất và thứ hai và xuất phát cùng một lúc đi từ A về phía B. (1.0 điểm) Khi người thứ tư gặp người thứ ba cũng chính là lúc người thứ ba có khoảng cách đến người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau. Bài toán đã cho trở thành tìm thời điểm đuổi kịp nhau của hai chuyển động cùng chiều. (0.5 điểm) Vận tốc xe thứ tư là : ( 30 + 40 ): 2 = 35 (km/giờ ) (1.0 điểm) Thời gian xe thứ ba đi chính giữa xe thứ nhất và thứ hai là: 10 : ( 35 - 20 ) = 3 2 ( giờ ) = 40 phút (1.0 điểm) Thời điểm xe thứ ba đi chính giữa hai xe là: 8 giờ + 40 phút = 8 giờ 40 phút (0.5 điểm). Đáp số: 8 giờ 40 phút. Câu 5: (4.0 điểm) Giải: - Vẽ hình (0.5 điểm) Ta có: (*) MO)(chung S S OK IO MBKO AMOI = (**) ON) (chung S S OK IO OKCN IOND = (1.5 điểm) Từ (*) và (**) suy ra: 9 36 18S S S S S AMOI OKCN IOND MBKO AMOI ×=⇒= )(72 2 cmS AMOI =⇒ (1.0 điểm) Vậy: )135(cm9361872S 2 ABCD =+++= (1.0 điểm) . Đáp số: 135 cm 2 HƯỚNG DẪN CHẤM SƠ LƯỢC Đề 2 Câu 1: (4.0 điểm) a) (1 điểm) Động từ: lướt nhẹ, ăn mặc, thử, ngoắc, lướt đi, nghiêng nghiêng. Tính từ: xinh tươi, dịu dàng, tươi tắn, rực rỡ, nhẹ bỗng b) (1.0 điểm) Chủ ngữ: 1 – Cô Mùa xuân xinh tươi/ 2 – Tay cô/ Vị ngữ: 1- đang lướt nhẹ trên cánh đồng. 2 - ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. c) (1.0 điểm) Tìm được 2 từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc: VD: ăn ở, ăn nói, …. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng đứng sau. d) (1.0 điểm)Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa. Giải thích: + Tên gọi của con người: cô Mùa Xuân. + Từ dùng để miêu tả: xinh tươi Câu 2: ( 4.0 điểm) 1- Nêu được hai cách ngắt nhịp ( 1điểm ) Mảnh sân / trăng lúa chất đầy. Mảnh sân trăng / lúa chất đầy. - Nêu được sự khác nhau về nôi dung giữa hai cách ngắt nhịp ( 1 điểm ). + Cách 1: Trên mảnh sân, đêm trăng sáng, màu lúa chín vàng nhuốm ánh sáng của trăng , ta có cảm giác cả trăng và lúa đang dâng đầy … + Cách 2. Mảnh sân trong đêm được tưới đẫm ánh trăng, ta gọi là “mảnh sân trăng”.Trên mảnh sân trăng đó, lúa được chất đầy. 2 - Nêu được biện pháp nghệ thuật so sánh: ví hạt lúa như “ vàng” ( 1 điểm). Nêu được giá trị thẫm mỹ: cái đặc sắc của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ. Hạt lúa có màu vàng, dưới ánh trăng vàng, nhìn lúa tuôn chảy tác giả liên tưởng tới “ vàng” ( kim loại). Nhưng sâu sắc hơn nữa là để làm ra hạt lúa, bà con nông dân phải một nắng hai sương, dầm mưa dãi nắng, vì thế hạt lúa quý như hạt vàng 3 - Đặt câu thể hiện và phân biệt được hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa.…(1 điểm). Ví dụ: 1.Giá vàng trong nước dịp này đã ổn định. 2 Mọi người đều xúc động trước tấm lòng vàng của má Bảy. 3. Lan có cặp nơ màu vàng trông thật đẹp. “ vàng” trong câu 1 và câu 2 là một từ nhiều nghĩa ( được dùng với nghĩa gốc ở câu 1 và nghĩa chuyển ở câu 2) .Từ vàng này đồng âm với từ “vàng” ở câu thứ ba. Câu 3: (3.0 điểm) a) (2.0 điểm)Viết được đoạn cảm thụ nêu được: + Chất liệu và âm hưởng chung của bài thơ : như lời ru, như câu đồng dao quen thuộc với trẻ thơ + Nghệ thuật nhân hoá, sự liên tưởng được sử dụng xuyên suốt bài thơ. + Nội dung: từ nghệ thuật nêu bật được cảnh đẹp thơ mộng, tĩnh lặng ở khổ thơ đầu và âm thanh trong trẻo, ngân vang của cuộc sống miền núi ở câu thơ cuối b) (1.0 điểm)Hướng dẫn đọc diễn cảm: Cần chú ý: + Đoạn đầu đọc giọng nhẹ nhàng, êm ái, nhấn giọng và kéo dài ở các từ ngủ, à ơi, la đà + Đoạn sau đọc nhịp nhanh hơn và nhấn giọng các từ: lượn, thức nâng, thậm thình . Câu 4: (4.0 điểm) Nếu đội đó trả lời đúng cả 5 câu hỏi thì số điểm là: 50 + (50 x 5 ) = 300 (điểm) - (1.0 điểm) Số điểm đội đạt được ít hơn so với thực tế: 300 – 180 = 120 (điểm) - (1.0 điểm) Một câu trả lời sai ít hơn một câu trả lời đúng: 50 + 10 = 60 (điểm) - (1.0 điểm) Số câu trả lời sai là: 120 : 60 = 2 (câu) - (0.5 điểm) Số câu trả lời đúng: 5 - 2 = 3 (câu) Đáp số: 3 câu. - (0.5 điểm) Câu 5: (5.0 điểm) + Vẽ hình: 0.5 điểm a) (1.0 điểm) Tìm được ít nhất 8 cặp tam giác có chung đáy cho 1 điểm. b) ( 1.0 điểm) S ABM = 3 x S BNM ( vì AM = 3 x NM, chung chiều cao hạ từ B xuống AM ) => S ABM = 20 x 3 = 60 (cm 2 ) (1) S AMC = 2 x S ABM ( vì MC = 2 x BM, chung chiều cao hạ từ A xuống BC ) => S AMC = 60 x 2 = 120( cm 2 ) (2) Lấy (1) + (2) , ta có S ABC = 60 +120 = 180 (cm 2 ) c) (1.0 điểm) S MNC = 2 x S BNM ( vì MC = 2 x BM, chung chiều cao hạ từ N xuống BC) => S NMC = 2 x 20 = 40 (cm 2 ). Suy ra S BNC = 40 +20 = 60 (cm 2 ) S ABN = 2 x S BNM ( vì AN = 2 x NM, chung chiều cao hạ từ B xuống AM). Do đó S ABN = 20 x 2 = 40 (cm 2 ) Nếu A và C là đỉnh Tam giác ABN và BNC thì 2 tam giác này chung đáy BN có : S ABN / S BNC = 40/60 = 2/3. Suy ra AH/CK = 2/3 Hai tam giác ANG và GNC chung đáy là NG có AH/CH =2/3 . Suy ra S ANG / S NGC = 2/3. Hai tam giác ANG và NGC chung chiều cao hạ N xuống AC. Suy ra AG / GC = 2/3. Hay AG = 2/3 GC 2. Mối quan hệ giữa diện tích , chiều cao , cạnh đáy (1.5 điểm) Gọi cạnh đáy, chiều cao và diện tích tam giác lần lượt là a, h, S - Hai tam giác nếu chung đáy (hoặc đáy bằng nhau) thì tỷ số 2 diện tích bằng tỷ số hai chiều cao. Nếu a 1 = a 2 thì = 2 1 S S 2 1 h h (0.5 điểm) - Hai tam giác nếu chung chiều cao ( hoặc chiều cao băng nhau )thì tỷ số hai diện tích bằng tỷ số hai đáy. Nếu h 1 = h 2 thì = 2 1 S S 2 1 a a (0.5 điểm) - Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì tỷ số cạnh đáy giữa tam giác thứ nhất với tam giác thứ 2 bằng tỷ số chiều cao giữa tam giác thứ 2 với tam giác thứ nhất. Nếu S 1 = S 2 thì = 2 1 a a 1 2 h h (0.5 điểm) A G K N H B C M HƯỚNG DẪN CHẤM SƠ LƯỢC Đề 3 Câu 1: (5.0 điểm) Giáo viên nêu được ý sau: + Nêu được tầm quan trọng của giáo viên trong việc giảng dạy để tạo được sự hứng thú, tích cực và ham học để học sinh đến trường, đến lớp tự tin hơn. (1.5 điểm) + Việc đánh giá học sinh dựa trên năng lực thực, từ việc đánh giá đó nhằm phân loại học sinh để có cách dạy phù hợp. (1.5 điểm) + Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo tính toàn diện: vừa cung cấp kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng sống ; việc cung cấp kiến thức phải được dựa trên nhận thức cả học sinh ở các đối tượng: Giỏi, khá, TB, yếu.Trong quá trình giảng dạy phải biết động viên, khuyến khích học sinh để tạo niềm tin cho học sinh-đó chính là phts huy tính tự chủ trong quá trình dạy học của giáo viên. (2.0 điểm) Câu 2: (4.0 điểm) Giáo viên nêu được các ý sau: + (1.0 điểm) Việc dạy Luyện từ và câu nằm trong quỹ đạo dạy tiếng như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình Tiếng Việt Tiểu học: “… hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. + (1.0 điểm) Trong dạy Luyện từ và câu, các kĩ năng tiếng Việt phải được hình thành và phát triển thông qua hệ thống bài tập mang tính tình huống phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Chính vì vậy, trong SGK Tiếng Việt Tiểu học, phần thực hành nhiều, dung lượng lí thuyết ít và khái niệm được hình thành ở phần lí thuyết cũng ở dạng đơn giản nhất. (Nêu VD ở lớp đang dạy) + (1.0 điểm) Nguồn cơ bản của dạy từ và câu cần được xem là kinh nghiệm sống của cá nhân Các bài tập Luyện từ và câu được xây dựng dựa trên kinh nghiệm ngôn ngữ của HS. +(1.0 điểm) Dạy học Luyện từ và câu phải bảo đảm sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành với mục đích phát triển các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ: việc phân tích từ, câu không có mục đích tự thân mà là phương tiện để nhận diện các phương tiện ngữ pháp, nắm chức năng của chúng, từ đó sử dụng chúng trong nói và viết. Câu 3: (4.0 điểm) 1 Nêu được biện pháp nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua một số từ ngữ: lặng im, nằm ép, lim dim, cố nhìn, hối hả, reo mừng , hát ca, đứng dậy, khoác áo…( 0.5 điểm) Nêu được tác dụng: Biến các sự vật trong thiên nhiên thành con người, có hoạt động, có cảm xúc, tâm trạng,lúc vội vàng, lúc trậm tư, lúc náo nức vui sướng….Qua đó vẽ nên một bức tranh đầy sinh động, đầy sức sống và đầy ấn tượng của cảnh vật thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa giữa đông sang xuân ( 1.0 điểm). 2- Nêu được từ mầm non được dùng theo nghĩa gốc .(0.5 điểm). - Đặt dùng câu có từ mầm non được dùng theo nghĩa chuyển ( 0.5 điểm). 3 - Biết dựa vào ý thơ viết được đoạn văn miêu tả bức tranh thiên nhiên của khu rừng với các cảnh vật: mầm non, mây, mưa, chim chóc, suối , đặc biệt là hình ảnh sống động của mầm non. Bức tranh có đầy đủ sự phối hợp giữa âm thanh, mầu sắc, có dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh… ( 1.5 điểm) Câu4: (3.0 điểm) Một ngày cả 2 người cùng làm là: 1 : 5 = 5 1 ( cái tủ) - 0.5 điểm Số phần công việc 2 người làm trong 3 ngày là : 5 1 × 3 = 5 3 ( cái tủ) - 0.5 điểm Số phần công việc của người thứ 2 làm trong 6 ngày là: 1 – 5 3 = 5 2 (cái tủ) - 0.5 điểm Số phần công việc của người thứ 2 làm trong 1 ngày là: 5 2 : 6 = 15 1 ( cái tủ) - 0.5 điểm Thời gian để một mình người thợ thứ 2 hoàn thành xong cái tủ là: 1 : 15 1 = 15 (ngày) - 0.5 điểm Đáp số: 15 ngày - 0.5 điểm Câu 5: (4.0 điểm) + Vẽ hình : 0.5 điểm - Nối E với C; E với D. - Từ E kẻ đường thẳng // với AD. Từ C kẻ đường thẳng // với ED cắt đường thẳng kẻ từ E // với AD tại G. Nối GD ta được h.thang ECGD. - Kéo dài đoạn thẳng AD về phía D. Từ G kẻ đường thẳng // với ID cắt đường thẳng AD kéo dài tại H. Ta được hình cn AEGH có d.tích bằng d.tích hình cn ABCD. (2.0 điểm) CM: Ta cần c/m S EBCI = S DIHG Ta thấy: S 1 = S 2 = ½ S DIHG S 3 = S 4 = ½ S EBCI Mà: S 2 = S 3 (h.thang ) Suy ra: S EBCI = S DIHG (1.5 điểm) Hay S AEGH = S ABCD A E B C I D H G (1) (2) (3) (4) . cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc giục giã chúng ta lao động để mang lại những ích lợi thi t thực cho mọi người( vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, giục mặt trời lên tha nắng rải đồng. buổi sáng đến những hoạt động trong ngày của con người, đến sự phát triển của vạn vật và tình yêu thi n nhiên của tác giả. Câu 4: (4.0 điểm) Giả sử có người thứ tư đi chính giữa người thứ nhất. hả, reo mừng , hát ca, đứng dậy, khoác áo…( 0.5 điểm) Nêu được tác dụng: Biến các sự vật trong thi n nhiên thành con người, có hoạt động, có cảm xúc, tâm trạng,lúc vội vàng, lúc trậm tư, lúc