Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
120,5 KB
Nội dung
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN GDCD THCS 1. Lí do và mục đích biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2. Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng. 1. LÍ DO VÀ MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN TÀI LIỆU • Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng (KT-KN) được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học, đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. • Nhằm đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập, hạn chế dạy thêm, học thêm. • Thực tế các trường phổ thông hiện nay đã bước đầu vận dụng được Chuẩn KT-KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa. • Giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, giáo viên, học sinh nắm vững và thực hiện bám sát theo Chuẩn KT- KN. Câu hỏi thảo luận (Thời gian thảo luận: 10 phút) Nhóm 1: Thầy/ cô hiểu chương trình là gì ? Nhóm 2: Thế nào là chuẩn kiến thức, kĩ năng ? Nhóm 3: Thế nào là hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ? 1. Chương trình: ”Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông: quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 29 khoản 1). 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 2. Chuẩn: • Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó: Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. • Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh: Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. 3. Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn -Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. -Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. -Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được. -Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng. -Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. 4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài/chủ đề/chủ điểm). Chuẩn KT-KN là căn cứ để: -Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. -Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên. -Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. -Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. Các mức độ về kiến thức • Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. • Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. • Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. • Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật, giải thích được, chứng minh được. • Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra, là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. [...]... thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.” (Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 20 09 Điều 29 , khoản 2) • Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của HS, là sự cụ thể hoá hơn các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ của chương trình • Sách giáo khoa bảo đảm cho việc lĩnh hội... có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, • Thông thường kĩ năng được xác định theo 3 mức độ: +Thực hiện được +Thực hiện thành thạo +Thực hiện sáng tạo • Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu, mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là những điều giải thích . giáo dục phổ thông” (Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 20 09, Điều 29 khoản 1). 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 2. Chuẩn: • Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN GDCD THCS 1. Lí do và mục đích biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2. Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng. . Chuẩn -Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. -Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. - ảm bảo