Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 02/03/2010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 51 Bài: 31 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng của đường đẳng áp trong hệ tọa độ (p, T) và (p, t). - Hiểu được ý nghĩa vật lí của “độ không tuyệt đối”. 2. Kĩ năng: Vận dụng để làm các bài tập trong bài và các bài tập tương tự. HUẨN BỊ: GV nhắc HS ôn lại các bài 29 và 30. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ học sinh: (5 phút). Câu hỏi: - Phân biệt khí thực và khí lí tưởng. - Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và hệ quả của phương trình này khi nhiệt độ không đổi và thể tích không đổi. 3. Tiến trình dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung trọng tâm 24 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình đẳng áp. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu quá trình đẳng áp. Yêu cầu HS đọc lại một vài lần để ghi nhớ. GV yêu cầu HS từ phương trình trạng thái của khí lí tưởng suy ra mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi. GV: Trong quá trình đẳng áp thì? HS: p 1 = p 2 nên: 2 2 1 1 T V T V = Vậy trong quá trình đẳng áp thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. HS đọc SGK để tìm hiểu đường đẳng áp. HS chú ý lắng nghe GV phân tích các đặc điểm của đường đẳng áp. III. Quá trình đẳng áp 1. Quá trình đẳng áp: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp. 2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp. Từ: 2 22 1 11 T Vp T Vp = cho p 1 = p 2 ta có: Const T V T V T V 2 2 1 1 =⇒= Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. 3. Đường đẳng áp a) Định nghĩa: Đương biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp. b) Đặc điểm:- Trong hệ tọa độ (V, T) đường đẳng áp có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. - Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí ta có các đường đẳng áp khác nhau. - Đường ở dưới ứng với áp suất lớn hơn đường ở trên. 5 phút Hoạt động 2. Tìm hiểu “độ không tuyệt đối” GV yêu cầu HS dựa vào đồ thị của đường đẳng áp xác định trị số của p và V tại 0K. HS: Quan sát đồ thị và rút ra nhận xét: Tại T = 0K thì p = 0 và V = 0 GV: Khi T < 0? HS: Cả p < 0 và V < 0 điều này là vô lí. IV. “Độ không tuyệt đối” Kenvin đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0K và OK gọi là độ không tuyệt đối. Đặc điểm: - Các nhiệt độ trong nhiệt gia Kenvin đều có giá trị dương. - Mỗi độ chia trong nhiệt giai Kenvin bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út. HS ghi nhớ độ không tuyệt đối và nắm các đặc điểm cơ bản của nhiệt giai Kenvin. Do đó: T = t + 273 3 phút Hoạt động 3. Củng cố. GV nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài học: - Quá trình đẳng áp. - Mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối khí áp suất không đổi. - Đường đẳng áp và các đặc điểm của đường đẳng áp. - Định nghĩa độ không tuyệt đối và nhiệt giai Kenvin. Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự. IV. VẬN DỤNG. (7 phút) Câu 1: Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng. B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm. C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ. D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Câu 2: Khối lượng riêng của không khí trong phòng (27 0 C) lớn hơn khối lượng riêng của không khí ngoài trời (42 0 C) bao nhiêu lần? Biết áp suất không khí trong và ngoài phòng là như nhau. HD: Vì áp suất không đổi nên: 05,1 300 315 T T D D TDTD TD 1 TD 1 T D m T D m T V T V 1 2 2 1 2211 22112 2 1 1 2 2 1 1 ===⇔=⇔=⇔=⇔= Câu 3: Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung. C. Đường Hypebol. D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. V. RÚT KINH NGHIỆM. . Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 02/03/2 010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 51 Bài: 31 PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa. khí lí tưởng. - Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và hệ quả của phương trình này khi nhiệt độ không đổi và thể tích không đổi. 3. Tiến trình dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo. áp và nhận được dạng của đường đẳng áp trong hệ tọa độ (p, T) và (p, t). - Hiểu được ý nghĩa vật lí của “độ không tuyệt đối”. 2. Kĩ năng: Vận dụng để làm các bài tập trong bài và các bài tập