Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 25/02/2010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 48 Bài: 29 QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được “trạng thái” và “quá trình”. - Nêu đươc định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. - Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – ma-ri-ốt. - Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V). 2. Kĩ năng: - Vận dụng được phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng thực nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt. - Vận dụng được định luật Bôi-lơ – Ma-ri - ốt để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Dụng cụ để làm các thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 SGK. - Vẽ trên bẳng con hoặc giấy khổ lớn khung của bảng “kết quả thí nghiệm”. Nếu không có dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 29.2 SGK thì vẽ trên bảng con bảng kết quả thí nghiệm SGK. - Làm trước thí nghiệm 29.2 SGK nhiều lần để có thể biểu diễn thành công thí nghiệm này cho HS xem. Học sinh: Mỗi HS một tờ giấy kẻ ô li khổ 15 × 15 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ học sinh. (5 phút) - Trình bày các nội dung của thuyết cấu tạo chất? - Vì sao các vật rắn lại có thể giữ được hình dạng và thể tích riêng của chúng? - Trình bày các nội dung cơ bản của Thuyết động học phân tử chất khí? Nguyên nhân gây ra áp suất là gi? Muốn tăng áp suất ta phải làm gì? 3. Tiến trình dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên – học sinh. Nội dung trọng tâm 7 phút Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. GV: Để xác định trạng thái của một lượng khí ta cần dựa vào những đại lượng nào? HS: p, V, T. GV nhắc lại cho HS về nhiệt độ tuyệt đối T. GV: Khi chất khí chuyển trạng thái thì các thông số trạng thái thay đổi như thế nào? HS: Các thông số p, V, T đều thay đổi. I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. - Để xác định trạng thái của một lượng khí người ta cần dựa vào 3 đại lượng là áp suất p, thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T. Các đại lượng này gọi là các thông số trạng thái của một lượng khí. - Quá trình chất khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 gọi là quá trình biến đổi trạng thái. - Quá trình biến đổi trạng thái của chất khí trong đó chỉ có 2 thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẳng quá trình. 3 phút Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình đẳng nhiệt. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm quá trình đẳng nhiệt. GV có thể yêu cầu một vài HS đọc to II. Quá trình đẳng nhiệt. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt. định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. 19 phút Hoạt động 3. Tìm hiểu định luật Bôi- lơ – Ma-ri-ốt. GV tiến hành thí nghiệm như hình 29.1 để minh họa cho HS về định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Sau đó GV đưa ra bảng kết quả thí nghiệm 29.1 SGK. Yêu cầu HS nhận xét kết quả thí nghiệm. HS: Khi nhiệt độ không đổi thì áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích của chất khí. GV yêu cầu HS đọc SGK để khắc ghi định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. GV yêu cầu một vài HS đọc lại đinh luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. GV cho HS hoàn thành bài tập ví dụ trong SGK, nếu cần thiết thì GV có thể hướng dẫn. III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. 1. Thí nghiệm: Nếu V 1 ~p thì pV = Const. 2. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. a) Định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. b) Biểu thức: V 1 ~p hay pV = Const. c) Hệ quả: Gọi p 1 , V 1 là áp suất và thể tích của chất khí ở trạng thái 1. Gọi p 2 , V 2 là áp suất và thể tích của chất khí ở trạng thái 2. Ta có: P 1 V 1 = P 2 V 2 . 5 phút Hoạt động 4: Tìm hiểu đường đẳng nhiệt. HS đọc SGK để tìm hiểu về đường đảng nhiệt và các đặc điểm của nó. IV. Đường đẳng nhiệt. 1) Định nghĩa: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. 2) Đặc điểm: - Trong hệ tọa độ (p, V) đường này là đường hypebol. - Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt khác nhau. - Đường đẳng nhiệt ở trên có nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới. IV. CỦNG CỐ, VẬN DỤNG. (5 phút) Câu 1: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: A. V ~ p B. V 1 ~ p C. 2211 Vp Vp = D. const pV = Câu 2: Khi nén khí đẳng nhiệt thì: A. Số phân tử trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với áp suất. B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi. C. Số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. Cả 3 khả năng trên đều không thể xảy ra. Câu 3: Nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng bao nhiêu lần? A. 2 lần. B. 1,5 lần. C. 2,5 lần. D. 3 lần. V. RÚT KINH NGHIỆM. . Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 25/02/2 010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 48 Bài: 29 QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT. I. MỤC TIÊU: 1 suất. D. Cả 3 khả năng trên đều không thể xảy ra. Câu 3: Nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng bao nhiêu lần? A. 2 lần. B. 1,5 lần. C. 2,5 lần. D. 3 lần. V định luật Bôi-lơ – Ma-ri - ốt để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Dụng cụ để làm các thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 SGK. - Vẽ trên bẳng con hoặc giấy