Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 18/02/2010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 47 Bài: 28 CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhắc lại được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. - Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí - Nêu được đinh nghĩa của khí lí tưởng. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK, nếu có. - Vẽ trên bảng con hình vẽ mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK. Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8 (bài 20, 21, Vật lí 8). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ học sinh. (5 phút) Câu hỏi: - Định nghĩa cơ năng. - Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực hay lực đàn hồi. Viết biểu thức của định luật. 3. Tiến trình dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của GV-HS Nội dung trọng tâm 6 phút Hoạt động 1: Ôn tập về cầu tạo chất. GV yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở THCS kết hợp nghiên cứu SGK. GV: Các chất được cấu tạo từ đâu? HS: Từ các nguyên tử hay phân tử. GV: Các nguyên tử hay phân tử cấu tạo nên vật đứng yên hay chuyển động? HS: Các phân tử hay nguyên tử chuyển động không ngừng. GV có thể nhắc lại ý nhiệt độ của vật có liên quan chặt chẽ đến chuyển động của các phân tử các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. I. Cấu tạo chất. 1. Những điều đã học về cấu tạo chất. - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 9 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tương tác phân tử. GV dành nhiều thời gian cho phần này vì đây là một phần kiến thức mới HS chưa được học. Có thể GV nên trình bày để HS nắm bắt được kiến thức. GV: Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân từ rất lớn thì lực tương tác giữa chúng coi như không đáng kể. GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C1. GV dùng mô hình về lò xo như SGK để minh II. Lực tương tác phân tử. - Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực tương tác phân tử. - Lực tương tác này có thể là lực đẩy hay là lực hút. - Độ lớn của lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. họa cho HS thấy được về đặc điểm của lực tương tác phân tử. GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C2. 8 phút Hoạt động 3: Tìm hiểu các thể rắn, lỏng, khí. GV: Đối với chất khí thì các phân tử khí có khoảng cách như thế nào đối với nhau? Điều đó chi phối như thế nào đến lực tương tác phân tử và chuyển động của chúng. HS: Khoảng cách lớn nên lực tương tác giữa các phân tử rất yếu. Nên phân tử khí chuyển động hỗn loạn. GV: Đối với chất rắn thì lực lực tương tác giữa các phân tử như thế nào? HS: Các phân tử rắn ở rất gần nhau nên lực tương tác phân tử giữa chúng rất lớn giữ cho các phân tử chất rắn chỉ dao động xung quanh một vị trí cân bằng xác định. GV: Đối với chất lỏng thì lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng như thế nào đối với nhau? HS: Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng đủ để giữ các phân tử chất lỏng không chuyển động phát tán ra xa, nhưng chưa đủ lớn để giữ các phân tử ở những vị trí cân bằng xác định. 3. Các thể rắn, lỏng, khí. - Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa của bình chứa và có thể nén được dễ dàng. - Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. - Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. 7 phút Hoạt động 4: Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. GV giới thiệu lịch sử ra đời của thuyết động học phân tử chất khí. GV có II. Thuyết động học phân tử chất khí. 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm với thành bình. Khi va chạm vào thành bình thì gây ra áp suất của chất khí lên thành bình. 2 phút Hoạt động 5: Tìm hiểu khí lí tưởng. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm khí lí tưởng. 2. Khí lí tưởng. Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm được gọi là khí lí tưởng. 3 phút Hoạt động 6: Củng cố. GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm học sinh cần nắm: - Cấu tạo của chất. - Lực tương tác phân tử. - Tìm hiểu các thể rắn, lỏng, khí. - Các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Khái niệm khí lí tưởng. Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SGK và sách BT. Hoạt động 4. Vận dụng. ( 4 phút) Câu 1: Các vật rắn giữ được hình dạng và thể tích của chúng do là do loại lực nào sau đây? A. Lực hấp dẫn. B. Lực điện từ. C. Lực tương tác phân tử. D. Lực hạt nhân. Câu 2: Chất khí gây áp suất lên thành bình chứa là do: A. Nhiệt độ. B. Va chạm. C. Khối lượng hạt. D. Thể tích. Câu 3: So sánh tính dễ nén của các trạng thái của chất: Khí, rắn, lỏng. A. Khí > rắn > lỏng. B. Rắn > khí > lỏng. C. Khí > lỏng > rắn. D. Lỏng > khí > rắn. Câu 4: Trong các trạng thái: Khí, rắn, lỏng, trạng thái nào thường có hình dạng của bình chứa? A. Khí, rắn. B. Khí, lỏng. C. Rắn, lỏng. D. Cả ba trạng thái. IV. RÚT KINH NGHIỆM . Trường THPT Phạm Phú Thứ Ngày soạn: 18/02/2 010 Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng Tiết: 47 Bài: 28 CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến. của chất khí lên thành bình. 2 phút Hoạt động 5: Tìm hiểu khí lí tưởng. GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm khí lí tưởng. 2. Khí lí tưởng. Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất. và hình 28.4 SGK. Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8 (bài 20, 21, Vật lí 8). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ học