BTĐK ngữ nghĩa học- thầy Hùng

32 642 3
BTĐK ngữ nghĩa học- thầy Hùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Bài tập điều kiện: chuyên đề ngữ nghĩa học Đề bài: Trình bày hiểu biết về hiện tượng chuyển nghĩa . Chọn một văn bản cụ thể để phân tích và chứng minh rằng: các từ ngữ thuộc cùng một trường nghĩa có xu hứng chuyển nghĩa gióng nhau. Bài làm Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là trong quá trình sáng tác văn chương. Trước khi nói đến hiện tượng chuyển nghĩa chúng ta cần phải bàn đến một số vấn đề quan trọng đó là : Thế nào là nghĩa của từ? và sự thay đổi về nghĩa ngay trong cơ cấu nghĩa của từ Phần I Nghĩa của từ 1 Lưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai Vì dụ: Từ CÂY trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm như đã đọc lên ([kej 1 ]), và từ này có nội dung, có nghĩa của nó. 1.1 Để trả lời câu hỏi chính "Nghĩa của từ là gì?", trước hết ta phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó. 1.2 Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó. Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ, như CÂY chẳng hạn, mà anh ta có thể: • Quy chiếu, gắn được từ "cây"vào mọi cái cây bất kì trong thực tại đời sống; 1 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN • Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre, • Dùng từ "cây" trong giao tiếp, phát ngôn, đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Ta nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt. Đến đây, có thể phát biểu vắn tắt lại như sau: Nói chung, nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho). 2 Câu hỏi tiếp theo là: Nghĩa của từ tồn tại ở đâu? 2.1 Ta đã thừa nhận và chứng minh bản chất tín hiệu của từ, rằng nó có hai mặt: mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này thì cũng không có mặt kia. Vậy nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngôn ngữ. Nó là cái phần nửa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng, trở thành những thực thể vật chất-tính thần. 2.2 Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ óc của con người. Trong ý thức, trong tư duy của con người chỉ có những hoạt động nhận thức, hoạt động tư duy, mà thôi. Điều này ngụ ý rằng: Trong ý thức, trong bộ óc trí tuệ của con người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ. 2.3Từ những điều trên đây, suy tiếp ra rằng những lời trình bày, giải thích trong từ điển, cái mà ta vẫn quen gọi là của từ trong từ điển, thực chất là những lời trình bày tương đối đồng hình với sự hiểu biết của ta về nghĩa của từ mà thôi. 3. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây: 3.1. Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động, ) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động, đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục, 2 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN 3.2. Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người). 3.3. Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc. Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ. Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong mỗi từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau. Vì thế, trong từ vựng-ngữ nghĩa học, nhiều khi người ta chỉ nhắc đến nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc, thậm chí cả nghĩa biểu vật nữa, nhưng những xác nhận về sự tồn tại của chúng hơn là phân tích, chứng minh cho thật minh bạch. 4. Đối với từ vựng-ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là nghĩa biểu niệm. Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới trong quan niệm về nghĩa của từ ở đây chính là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên hệ phản ánh, cho nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự vật-biểu vật (đúng hơn là phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng) trong ý thức con người, được tiến hành bằng từ. Trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả của từ vựng-ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (Chúng chỉ được lưu ý trong những trường hợp cần thiết mà thôi). Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc phải xác định rành mạch về mặt thuật ngữ, thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm cho giản tiện. 3 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN 5. Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm. Nghĩa và khái niệm gắn bó với nhau rất mật thiết, nưhng nói chung là chúng không trùng nhau. Khái niệm là một kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng chung nhất, khái quát nhất và bản chất nhất của sự vật, hiện tượng. Người ta có được khái niệm chủ yếu là nhờ những khám phá, tìm tòi khoa học. Nội dung của một khái niệm có thể rất rộng, rất sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học, và có thể được diễn đạt bằng hàng loạt những ý kiến nhận xét. Mặt khác, rõ ràng là không phải khái niệm nào cũng được phản ánh bằng từ mà nó có thể được biểu hiện bằng hơn một từ. Ví dụ: nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, mặt gặt đập liên hợp, công nghệ sinh học [1] , Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật, hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận đến chân lí khoa học. Vì thế, sự vật, hiện tượng nào mà càng ít được nghiênc cứu, phám phá thì nhận thức về nó được phản ánh trong nghĩa của từ gọi tên nó càng xa với khái niệm khoa học. Bên cạnh đó, ta thấy rằng, không phải từ nào cũng phản ánh khái niệm (các thán từ và các từ công cụ ngữ pháp chẳng hạn) và trong nghĩa của từ còn có thể hàm chứa cả sự đánh giá về mặt này hay mặt khác, có thể chứa cả cảm xúc và thái độ của con người, Để tiện so sánh, chúng ta phân tích từ nước của tiếng Việt. Khái niệm khoa học về nước là: Hợp chất của ôxi và hiđrô mà trong thành phần của mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hiđrô và mọt nguyên tử ôxi. Nghĩa "nôm" của từ nước có thể được miêu tả dưới dạng từ điển ngắn gọn là: Chất lỏng không màu, không mùi và hầu như không vị, có sẵn trong ao hồ, sông suối, Miêu tả như thế thật ra là chưa đủ. Rất nhiều thứ, loại (biểu vật) được người Việt quy về loại nước mà chả cần chúng đảm bảo thuộc tính lỏng, còn có nước nhiều hay ít, mùi vị thế nào, thậm chí có nước hay không, điều đó không quan trọng. Chẳng hạn: nước biển, nước mắm, nước xốt, nước dứa, nước ép hoa quả, phở nước (đối lập với phở xào) mỡ nước (đối lập với mỡ khổ) 4 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN nước gang (gang lỏng – Ví dụ: Đổ nước gang vào khuôn đúc) nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước giải, nước ối… Phân tích như trên đây chứng tỏ rằng nghĩa và khái niệm không đồng nhất. Đó là nói về các từ nói chung. Đối với nhiều thuật ngữ khoa học, sự phân biệt giữa nghĩa và khái niệm không cần đặt ra nữa: chúng đã tiệm cận đến giới hạn của nhau. Phần II Sự thay đổi về nghĩa ngay trong cơ cấu nghĩa của từ 1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó. Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào. 2. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại. Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm Đó cũng chính là "yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cũng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm" (1) . Ví dụ, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt được phân tích là: bộ phận thân thể động vật (ở phía dưới cùng) để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Trong nghĩa này, có ba dấu hiệu logic của sự vật ứng với ba thuộc tính chung của nó, đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của một nghĩa trong từ chân. 5 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từ khác: tay, đầu, vai, ngực, bụng, lưng, Nghĩa tố "bộ phận thân thể động vật" chung cho mọi từ trong nhóm. Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so sánh với các từ trong nhóm để thấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị trí, chức năng của sự vật được gọi tên (biểu vật). Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa nghĩa cũng tương tự như một tập hợp các nét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây, các nghĩa tố nằm trong tương quan giả định lẫn nhau và thuyết minh cho nhau. Chúng quan hệ thứ tự, tôn tri trong tổ chức nghĩa. Ví dụ: Trong nghĩa của từ "chân" vừa phân tích, ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c. Tuy nhiên, đó không phải là thứ tự thời gian, tuyến tính, mà thứ tự từ cái lớn đến cái nhỏ, từ cái cần yếu nhất đến cái ít cần yếu hơn Điều này được miêu tả lại trong từ điển như một "phổ" của những lời giải nghĩa vậy. Việc phân tích nghĩa của từ cho đến những thành tố cuối cùng không còn có thể phân tích tiếp tục nữa (tức là phân tích cho hết được các nghĩa tố cần yếu) là một yêu cầu bắt buộc về mặt nguyên tắc. Thế nhưng, trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có được một phương pháp tổng quát đủ mạnh để cho pháp xác định trong số các "dấu hiệu logic" cái nào được coi là nghĩa tố, còn cái nào thì không. Bởi thế, khi phân tích nghĩa tư, có lúc chúng ta buộc phải có những biện luận riêng cho từng nhóm, thậm chí từng từ. 3. Ở điểm 1, chúng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ. 3.1. Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 12 nghĩa (Từ điển tiếng Việt. Hà Nội, 1988). Chúng là các từ đa nghĩa. 6 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta thấy rằng: Từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác, từ chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác: Từ → → Đối tượng 1 → Đối tượng 2 ( ) → Đối tượng n — — — Nghĩa 1 Nghĩa 2 Nghĩa n Sự "di chuyển" đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn nhau đã dẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩa của từ vựng. 3.2. Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân quan trọng như sau: 3.2.1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác. Ví dụ với từ chân: (1) Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ; (2) Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong ban quản trị). ( ) Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên các nghĩa khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do, và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Nghĩa 2 của từ chân vừa nêu là một ví dụ về nghĩa phái sinh. 7 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN 3.2.2. Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với đối tượng, mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện. Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh bắt buộc nào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do. Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉ khối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 1535 0 C. Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua sắt, Có công mài sắt có ngày nên kim, Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh bắt buộc thì nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ SẮT còn bộc lộ nghĩa "Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo" trong hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật sắt hoặc bàn tay sắt. Từ mùi với nghĩa "hơi ngửi thấy nói chung" và nghĩa "mùi thiu, ôi, khó chịu (thịt có mùi)" cũng là trường hợp như vậy. 3.2.3. Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối liên hệ định danh giữa từ với đối tượng. Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen). Ví dụ: Nghĩa thứ nhất của từ chân và từ sắt, như vừa nói ở trên, là những nghĩa trực tiếp. Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng). Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là ý nghĩ, tình cảm, tâm lí, ý chí của con người. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng). 8 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Người Việt thường nói: Bụng bảo dạ, Suy bụng ta ra bụng người, Con người tốt bụng, Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là "Bộ phận cơ thể người, động vật, trong đó chứa ruột, dạ dày ". Ví dụ: Người ta vẫn nói: Mổ bụng moi gan, Bụng mang dạ chửa, No bụng đói con mắt, 3.2.4. Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa. Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của các từ chân, bụng, sắt đã nêu bên trên, đều là nghĩa thường trực. Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất ổn định, thường trực. Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh tại một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực của từ. Loại nghĩa này cũng còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh. Ví dụ: Tên gọi áo trắng chỉ có nghĩa là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung trong những hoàn cảnh nói như sau: Đây tôi sống những tháng ngày nhân hậu nhất Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi. (Chế Lan Viên) Trong khi đó, áo trắng trong hoàn cảnh nói sau đây lại không phải vậy: Tôi về xứ Huế chiều mưa Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu (Nguyễn Duy) 9 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Những lưỡng phân trên đây chưa phải là toàn bộ sự phân loại nghĩa của từ, nhưng đó là những lưỡng phân quan trọng. Chúng sẽ được vận dụng như những tiêu chí cần thiết trong khi phân tích để nhận diện, chia tách nghĩa của từ đa nghĩa cho hợp lí. Từ những hiểu biết trên ta đi đến kết luận rằng: Từ là mọt đơn vị mang nghĩa của ngôn ngữ. Từ có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm. Trong hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hoá, cụ thể hoá và được xác định. Lúc đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa. Cơ cấu nghĩa của từ cũng rất phức tạp, chính vì vậy hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng diễn ra thường xuyên và phổ biến. Phần III Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Đây là một hiện tượng thường gặp trong giao tiếp và đặc biệt là trong văn chương. 1.1. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ => Từ nhiều nghĩa. Trong đó: + Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 1.2. Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách. Tuy nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy). 1.2.1. Ẩn dụ Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính, giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. Có thể diễn giải định nghĩa này như sau: 10 [...]... ngôn cảnh, từ nghĩa gốc ban đầu những nét nghĩa mới sẽ xuất hiện, hoặc là có sự hòa trộn giữa nét nghĩa cũ với nét nghĩa mới hoặc là tạo ra một nét nghĩa hoàn toàn mới, hoặc chỉ là sự mở rộng nghĩa từ nghĩa gốc v.v Điều này cho thấy, nếu xét trên bình diện ngữ nghĩa, có sự khác biệt rõ rệt giữa thực từ và từ tình thái Khi hoạt động trong những ngữ cảnh khác nhau thì tính phong phú về mặt ngữ nghĩa của... mặt ngữ nghĩa, nhưng rõ ràng là có cái gì đó bất thường về ngữ pháp Ở đây, từ dã có những biến động, thậm chí biến động rất quan trọng về bản chất từ vựng ngữ nghĩa cũng như bản chất ngữ pháp của mình Hiện tượng vẫn quen gọi là lâm thời chuyển nghĩa từ loại, cũng như việc sử dụng từ vốn thuộc phạm 21 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN trù này trong ý nghĩa, ... nội dung ngữ nghĩa lẫn chức năng ngữ dụng 3.Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ Khi phân tích nghĩa của từ, chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của từ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa, từ sẽ như thế nào? Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau, nhưng về nguyên tắc... nghĩa trong hoạt động ngôn ngữ của từ….Các từ cùng trường nghĩa luôn có cùng một xu hướng chuyển nghĩa Hiện tượng chuyển nghĩa của từ không chỉ tồn tại riêng trong Tiếng Việt mà đó là hiện tượng chung của rất nhiều các ngôn ngữ khác trên thế giới 30 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Phần VI Tài liệu tham khảo 1- Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp – Nguyễn... hợp những từ ngữ thích hợp trong một quan hệ cấu trúc chặt chẽ cả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa Và khi trở thành một thành viên trong cuộc hội thoại thì người ấy còn 16 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN phải chịu trách nhiệm cả về ngụ ý muốn truyền đạt lẫn những tác động mà người ấy muốn gây ra nơi người tiếp nhận phát ngôn Nội dung ngữ nghĩa và ngữ dụng của... ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hoá, cụ thể hoá và được xác định Lúc đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ 19 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN sẽ giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa Ví dụ, từ "chân" trong tiếng Việt, với tư cách là đơn vị của ngôn ngữ có 6 nghĩa. .. chuyển đổi từ nét nghĩa tình thái này sang nét nghĩa tình thái khác hoặc là sự xuất hiện của những nét nghĩa tình thái tương đương hoặc khác biệt hẳn nhau Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng, sự chuyển nghĩa, sự hoà trộn những nét nghĩa với nhau hoặc sự mở rộng nghĩa của từ nói chung và của từ tình thái nói riêng có liên quan đến quá trình ngữ pháp hóa của từ Trong quá trình đó nghĩa gốc ban đầu... chân thật bất diệt Đây chính là cốt tủy của đạo Phật vậy 2.Về phương diện từ ngữ: bài kệ sử dụng một hệ thống từ ngữ vừa đa nghĩa, vừa xúc tích, hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ cũng được thể hiện rất rõ nét: 2.1 Trước hết là chuyển nghĩa qua lối ẩn dụ: Những từ xuân và hoa ở bài thơ không chỉ có nghĩa gốc mà còn được hiểu ở nghĩa chuyển là qui luật của đất trời và thiên nhiên Từ việc là ẩn dụ của những... nói riêng 2.2.1 Trong quá trình ngữ pháp hóa thực từ có con đường riêng để thực hiện sự chuyển nghĩa, từ những nét nghĩa cụ thể chuyển sang những nét nghĩa trừu tượng hơn hoặc khái quát hóa hơn Nói cách khác, từ nghĩa thực ban đầu, qua thời gian và qua quá trình sử dụng vào thực tế (trong văn bản hoặc ngôn bản) thì bên cạnh nghĩa từ vựng ban đầu, những nét nghĩa từ vựng /ngữ pháp mới của thực từ sẽ dần... là các nghĩa ngữ cảnh của từ đã được xây dựng và nảy sinh trong những điều kiện như vậy Và cái gọi là các phép ẩn dụ, hoán dụ tu từ học cũng được thực hiện trên cơ sở đó Ví dụ: Ông đã ngủ một giấc 30 năm, rồi đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng ông mới bừng tỉnh 20 Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học – Nguyễn Thị Hằng Nga- cao học K20 ĐHSPHN Trong giao tiếp, nhiều khi nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm . phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc. Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa. có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong. sau: 3.2.1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa

Ngày đăng: 23/04/2015, 21:00

Mục lục

    Sự thay đổi về nghĩa ngay trong cơ cấu nghĩa của từ

    3.Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan